Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam, từ khi ra đời đến nay, luôn nhận thức sâu sắc sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, đưa ra chủ trương đúng đắn, sáng tạo thành lập mặt trận dân tộc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân, phát huy khối đại đoàn kết dân tộc. Từ Hội Phản đế đồng minh - hình thức đầu tiên của mặt trận thống nhất (11-1930), đến Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế (1-1936), Mặt trận dân chủ Đông Dương (6-1938), Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11-1939) đến Mặt trận Việt Minh (5-1941), và sau đó là Mặt trận Liên-Việt (3-1951), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (9-1955), mặt trận đoàn kết dân tộc đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc tiến tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Bài viết làm rõ vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

ại Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng). Tại Hội nghị này, sau khi phân tích tình hình quốc tế và trong nước, Đảng đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu với mục tiêu trước mắt là giành cho được độc lập dân tộc: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”1. Hội nghị đưa ra nhiều quyết sách quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của phong trào cách mạng, của cuộc vận động giải phóng dân tộc, như vấn đề xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc... Với mục tiêu trước mắt là giành cho được độc lập dân tộc, Đảng chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi: “Phải vận dụng một phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân. Cho nên cái mặt trận hiệu triệu của Đảng ta hiện nay không thể gọi như trước là Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, mà phải đổi ra cái tên khác cho có tính chất dân tộc hơn, cho có một mãnh lực dễ hiệu triệu hơn và nhất là có thể thực hiện được trong tình hình hiện tại; vậy mặt trận hiệu triệu của Đảng ta hiện nay ở Việt Nam là Việt Nam độc lập đồng minh hay nói tắt là Việt Minh”2. Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, ngày 19-5-1941 được lấy là ngày thành lập Mặt trận Việt Minh3.

Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII, tháng 5/1941. (Ảnh Tư liệu BTLSQG)

 

Đến ngày 25-10-1941, Mặt trận Việt Minh chính thức công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ.

Với tinh thần đoàn kết mọi lực lượng nhằm mục đích đánh đổ đế quốc - phát xít giành độc lập dân tộc, Tuyên ngôn của Mặt trận viết: “Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn. Việt Minh chủ trương tập hợp hết thảy mọi tinh thần độc lập, chân chính của giống nòi, kết thành một khối cách mạng vô địch, đặng đập tan xiềng xích của Nhật, Pháp, quét sạch những mưu mô xảo trá của nhóm Việt gian phản quốc... Coi quyền lợi dân tộc cao hơn tất thẩy, Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn thành thực muốn đánh đuổi Nhật, Pháp để dựng lên một nước Việt Nam tự do và độc lập”4.

Không chỉ đoàn kết trong nước, Việt Minh còn nhấn mạnh đến đoàn kết quốc tế, trước hết là trong ba nước thuộc Liên bang Đông Dương: “Việt Minh lại sẵn sàng bắt tay các dân tộc bị áp bức châu Á, nhất là các dân tộc Tàu, Triều Tiên, Diến Điện, Ấn Độ, đặng cùng các dân tộc ấy thành lập mặt trận liên minh chống đế quốc phát xít”5, “Việt Minh chủ trương liên hiệp hết các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng, các dân tộc bị áp bức ở Đông Dương, đặng đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, làm cho nước Việt Nam và cả xứ Đông Dương được hoàn toàn độc lập. Việt Minh hết sức giúp đỡ cho Miên và Lào thành lập “Cao Miên độc lập đồng minh” và “Ai Lao độc lập đồng minh”6.

Sau khi phân tích tình hình quốc tế và Việt Nam, Chương trình của Việt Minh nêu rõ: “Sau khi đánh đổ được bọn đế quốc phát xít Nhật, Pháp sẽ lập nên chính phủ cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, theo tinh thần tân dân chủ, lấy cờ đỏ giữa có ngôi sao vàng năm cánh làm cờ chung của nước”7. Một Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do quốc dân đại hội cử lên sẽ thi hành các chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, chính sách đối với các tầng lớp nhân dân8.

Điều kiện để tham gia Việt Minh được Điều lệ quy định rõ: “Việt Minh kết nạp từng đoàn thể, không cứ đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay của các dân tộc thiểu số sống trong nước Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáo và xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ và chương trình của Việt Minh và được Tổng bộ Việt Minh thông qua, thì được gia nhập Việt Minh”9.

Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ của Mặt trận Việt Minh vừa căn bản, vừa cụ thể, huy động được sự tham gia của tất cả các tầng lớp nhân dân trong một tổ chức đoàn kết hướng tới xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, văn minh, tiến bộ, mang lại độc lập tự do cho dân tộc, cơm áo cho nhân dân.

Mười chính sách lớn của Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh), năm 1941. (Ảnh Tư liệu BTLSQG)

 


Ngày 11-12-1941, Việt Minh ra Lời kêu gọi nhấn mạnh đến tính sống còn của yêu cầu đoàn kết: “Hỡi đồng bào! Hãy đoàn kết lại. Rời rạc do dự lúc này là tự sát”, “Hỡi các tầng lớp nhân dân: già, trẻ, trai, gái! Hỡi các phái đảng cách mệnh! Hãy mau thống nhất tranh đấu chống Pháp - Nhật giết người, lấy của, bắt lính, bắt phu, đặng tiến lên cướp chính quyền”10.

Trong các văn kiện của Việt Minh, tính hiệu triệu đoàn kết dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông được nêu cao: “Một dân tộc có trên bốn nghìn năm lịch sử, trước sau bị Tàu đô hộ đến hơn mười thế kỷ mà vẫn không bị diệt vong; một dân tộc đã đẻ ra những vị anh hùng cứu nước như Trưng Trắc, Triệu Ẩu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung quyết không chịu làm vong quốc nô mãi! Một dân tộc sáu bảy mươi năm chiến đấu không ngớt chống chủ nghĩa đế quốc, đã viết lên những trang lịch sử đầy hy sinh, anh dũng ở Vụ Quang, Yên Thế, Bãi Sậy, Thái Nguyên, Yên Bái và mới đây là Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương, quyết không chịu làm trâu ngựa cho quân đế quốc da trắng hay da vàng”11.

Ngày 25-1-1942, báo Cứu quốc, cơ quan tuyên truyền đường lối, chính sách của Mặt trận Việt Minh được thành lập.

Mặt trận Việt Minh đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Xác định Đảng Cộng sản Đông Dương như một thành viên của Việt Minh, nhưng là người lãnh đạo Việt Minh. Sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện bằng hai cách: “1. Nhân danh là một đoàn thể cứu quốc khác, ở đó Đảng ta có thể đưa chính sách cách mạng của mình ra đề nghị với Việt Minh, lại có thể hăng hái tham gia trực tiếp chỉ huy các cuộc đấu tranh của quần chúng trong Việt Minh..., 2. Nhờ các đảng viên của Đảng tham gia các đoàn thể cứu quốc như công, nông, phụ nữ, thanh niên mà có thể đem chính sách của Đảng ta tuyên truyền phổ biến trong Việt Minh”12. “Chúng ta biết rằng Mặt trận Việt Minh ra đời và phát triển trong giai đoạn có tính chất bước ngoặt quyết định của lịch sử dân tộc từ 1941 đến 1945 là nhờ nó được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ của Đảng Cộng sản Đông Dương... Trung ương Đảng, dưới danh nghĩa Tổng bộ Việt Minh, đã ra các chỉ thị, như Chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa ngày 7 tháng 5 năm 1944, Lời hiệu triệu của Việt Nam độc lập đồng minh ngày 8 tháng 6 năm 1944 và Lời kêu gọi của Việt Minh độc lập đồng minh: sắm sửa vũ khí! Đuổi thù chung! Ngày 10 tháng 8 năm 1944”13.  

2. Mặt trận Việt Minh góp phần xây dựng lực lượng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945

Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ của Mặt trận Việt Minh được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trên toàn quốc. Từ trung tâm căn cứ địa Việt Bắc là Cao Bằng, các văn kiện này nhanh chóng được phổ biến tới các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, sau tới các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Cuối năm 1941, đội tự vệ vũ trang Cao Bằng được thành lập, đóng vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy xây dựng cơ sở, tổ chức của Mặt trận Việt Minh.

Tháng 11-1942, Đại hội Việt Minh được tổ chức tại Cao Bằng. Cuối năm 1941 đầu năm 1942, một số tỉnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ sau khi tiếp nhận được các văn kiện của Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ đã thành lập các đoàn thể cứu quốc như: Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Tự vệ cứu quốc, Nhi đồng cứu quốc, Phụ lão cứu quốc. Riêng ở Hà Nội và Hải Phòng có Công nhân cứu quốc...

Đến cuối năm 1941, tại Cao Bằng đã có nhiều xã, tổng, châu tham gia Việt Minh, gọi là “Xã hoàn toàn”, “Tổng hoàn toàn”, “Châu hoàn toàn”. Đến cuối năm 1942, Cao Bằng đã có 3/9 “Châu hoàn toàn”. Ở các “Xã hoàn toàn”, “Tổng hoàn toàn”, “Châu hoàn toàn”, bộ máy chính quyền địch chỉ tồn tại về mặt hình thức, còn thực tế quyền hành do Ủy ban Việt Minh nắm giữ14.

Tại Nam Kỳ, dù khó khăn do địch khủng bố khốc liệt nhưng chủ trương của Mặt trận Việt Minh cũng đến được với quần chúng nhân dân. Đến đầu năm 1942, một số tổ chức cứu quốc cũng đã được thành lập ở một số địa phương, góp phần giữ vững tinh thần chiến đấu cho quần chúng trong hoàn cảnh bị địch khủng bố. Tại Trung Kỳ, đến đầu năm 1943 các tài liệu Nghị quyết của HNTƯ 8 (5-1941) và Chương trình Việt Minh mới được chuyển vào... Dù có sự khác biệt về mức độ ở từng miền, từng địa phương nhưng nhìn chung trên toàn quốc Việt Minh ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành phong trào cứu quốc sôi nổi của toàn dân tộc15.

Từ những biến đổi của tình hình quốc tế và phong trào cách mạng trong nước những năm 1941-1942, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp từ ngày 25 đến ngày 28-2-1943 tại Võng La, Đông Anh, Phúc Yên (nay thuộc Hà Nội) bàn về mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất và xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị chủ trương mở rộng hơn nữa Mặt trận Việt Minh, liên minh với tất cả các đảng phái, các nhóm yêu nước ở trong và ngoài nước chưa gia nhập Việt Minh nhằm tăng cường sức mạnh đại đoàn kết giải phóng dân tộc.

Thực hiện chủ trương đó, trong các năm 1943-1944, phong trào cách mạng có bước phát triển mới ở cả thành trị, nông thôn. Tổ chức Việt Minh phát triển rộng khắp các tỉnh, thành phố, trong các trường học, nhà máy. Tại Hà Nội, các đoàn thể cứu quốc đã được thành lập trong các nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Nhà máy sửa chữa ô tô Avia, Stai, ở các trường trung học Bưởi, Gia Lâm, Trường Kỹ nghệ thực hành... Tại Sài Gòn, Gia Định và một số thành phố khác, tổ chức Việt Minh đã được thành lập với các tổ chức như công hội, thanh niên, phụ nữ... Tại Cao Bằng, từ những châu, huyện tham gia Việt Minh hoàn toàn, đã cho ra đời các căn cứ địa cách mạng. Nhiều đội du kích được hình thành.

Năm 1943, Hội Văn hóa cứu quốc-thành viên của Mặt trận Việt Minh được thành lập. Tháng 6-1944, Đảng Dân chủ Việt Nam được thành lập, tập hợp nhiều trí thức yêu nước và tư sản tiến bộ gia nhập Mặt trận Việt Minh. Ngay sau khi ra đời, Đảng Dân chủ Việt Nam đã tự nguyện đứng vào hàng ngũ Việt Minh, hoạt động theo chương trình của Mặt trận Việt Minh.

Bước sang năm 1944, thực hiện chủ trương của Đảng chuẩn bị mọi điều kiện, chủ động nắm bắt khi thời cơ đến, tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa yêu cầu các cấp bộ Việt Minh đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là tổ chức các đội du kích chiến đấu. Chỉ thị nêu rõ các đoàn thể Việt Minh phải đẩy mạnh cao trào cứu nước, đi từ đấu tranh đòi quyền sống hàng ngày lên các hình thức đấu tranh giành chính quyền, mau chóng thống nhất các tổ chức cứu quốc, thành lập các đội tự vệ và du  kích, sẵn sàng chọn thời cơ khởi nghĩa. Để chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Cao Bằng, với nhiệm vụ giao thời là chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, dùng vũ trang tuyên truyền để kêu gọi toàn dân.

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới II bước vào giai đoạn  kết thúc. Ngày 9-3-1945, Nhật nổ súng tấn công quân Pháp tại Đông Dương. Quân Pháp chống cự yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng Nhật. Phát xít Nhật độc chiếm Đông Dương và thi hành các chính sách thâm độc và tàn bạo. Trước tình hình đó, ngày 12-3-1945, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng họp chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, và ra Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bản Chỉ thị đã hướng dẫn cho mọi hành động của Đảng, Mặt trận Việt Minh và các tầng lớp nhân dân trong cao trào tiền khởi nghĩa dẫn đến tổng khởi nghĩa.

Giữa lúc cao trào cách mạng đang lên cao, nạn đói diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh Bắc Kỳ và một số tỉnh Bắc Trung Kỳ, do chính sách bóc lột và đàn áp đẫm máu của phát xít Nhật-Pháp. Đảng và Mặt trận Việt Minh đã kịp thời đề ra khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. Việt Minh đã phát ra nhiều truyền đơn giải thích cho nhân dân hiểu rõ nguyên nhân của nạn đói là do chính sách tàn bạo của Nhật-Pháp. Nay chỉ có cách đoàn kết nhau lại, đấu tranh đánh đổ chính quyền phát xít và tay sai thì mới giải quyết tận gốc nạn đói. Trên cơ sở đó, Mặt trận Việt Minh kêu gọi nhân dân đứng lên biểu tình đòi phát gạo, phá các kho thóc của Nhật, chặn đánh các đoàn xe chuyên chở thóc gạo của Nhật để chia nhau, cứu đói và cung cấp lương thực cho bộ đội, du kích. Tháng 3,4-1945, tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, quần chúng đã phá hàng chục kho thóc, thu hàng nghìn tấn. Ở Ninh Bình, nhân dân đã phá 12 kho thóc, thu 200 tấn. Ở Thái Bình, thu được 1.000 tấn. Ở Hải Dương, thu được 2.000 tấn... Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, vựa lúa của miền Bắc, nạn đói diễn ra trầm trọng nhất, cũng là nơi phong trào Việt Minh tổ chức nhân dân phá kho thóc cứu đói sôi nổi nhất16. Để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa, ngày 12-4-1945, Mặt trận Việt Minh đã gửi thư ngỏ cho các vị quan chức trong bộ máy chính quyền phong kiến, kêu gọi họ ủng hộ và đi theo Việt Minh tham gia sự nghiệp cứu nước.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn và để có những hình thức chính quyền quá độ, ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị về tổ chức ủy ban dân tộc giải phóng các cấp làng, xã, huyện, xí nghiệp, nhà máy và trong phạm vi cả nước lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam. Các ủy ban dân tộc giải phóng-hình thức tiền Chính phủ được thành lập ở nhiều nơi, cùng với ủy ban cách mạng trong các vùng quân du kích làm chủ ngày càng lấn át chính quyền Nhật và tay sai.

Với chính sách mở rộng và phát triển tổ chức, phong trào Việt Minh đã cuốn hút đông đảo thanh niên, học sinh tham gia. Những hoạt độngcủa Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu là  một minh chứng tiêu biểu trong phong trào Việt Minh khi đó. Ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ, từ tháng 5-1945, một phong trào yêu nước tiến bộ-phong trào Thanh niên Tiền phong ra đời, thu hút hơn một triệu đoàn viên tham gia. Các hoạt động của Thanh niên Tiền phong có tác dụng khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân, nhanh chóng giác ngộ Việt Minh. Ở Huế và các tỉnh miền Trung, Chính phủ bù nhìn Bảo Đại-Trần Trọng Kim thành lập phong trào Thanh niên Tiền tuyến nhằm lôi kéo trí thức thanh niên, học sinh tham gia các trường huấn luyện quân sự. Khi phong trào cách mạng lên cao, được các tổ chức đảng tích cực vận động, nhiều đội viên của Thanh niên Tiền tuyến đi theo Việt Minh, lập các tổ chức cứu quốc chuẩn bị tổng khởi nghĩa.

Giữa lúc cao trào kháng Nhật, cứu nước của nhân dân ta đang phát triển mạnh mẽ, ngày 11-8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Tối ngày 12-8-1945, Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp quyết định lập tức phát động Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc và phải mở ngay Hội nghị toàn quốc của Đảng để bàn kế hoạch cụ thể lãnh đạo Tổng khởi nghĩa. Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Cùng ngày 13-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa. Ngày 14-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng, thể hiện quyết tâm, bản lĩnh chính trị của Đảng chuẩn bị tích cực, đầy đủ những yếu tố cơ bản bảo đảm thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Để tăng thêm sức mạnh của quần chúng nhân dân, ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) nhất trí tán thành, ủng hộ chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi nhân dân toàn quốc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cuộc Tổng khởi  nghĩa diễn ra và thắng lợi nhanh chóng, chỉ chưa đầy hai tuần lễ, bộ máy thống trị đế quốc trên đất nước ta đã sụp đổ hoàn toàn, chính quyền về tay nhân dân. Do điều kiện tổ chức và giao thông thời chiến gặp nhiều khó khăn, lệnh Tổng khởi nghĩa không thể nhanh chóng truyền đến tất cả các địa phương cùng một lúc. Nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương, trên cơ sở thấm nhuần Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, với sự chủ động, sáng tạo, các cấp bộ đảng và Mặt trận Việt Minh ở nhiều địa phương đã kịp thời kêu gọi, tổ chức quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, làm nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa trên cả nước17.

Mặt trận Việt Minh ra đời và hoạt động đã góp phần có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế và trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, cần phải huy động sức mạnh của tất cả các tầng lớp nhân dân, của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, như khẳng định của Hồ Chí Minh, là nhờ có sự đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh.

 

Bài đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng (in) số 11/2020

1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, T.7, tr. 113, 122, 461, 461, 466, 467, 466-470, 472, 476-477, 460, 124

3. Về tên gọi Việt Nam độc lập đồng minh hay Việt Nam độc lập đồng minh hội xem thêm: Phạm Hồng Tung: “Tìm hiểu thêm về Mặt trận Việt Minh”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2-2000

13. Phạm Hồng Tung: “Tìm hiểu thêm về Mặt trận Việt Minh”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2-2000

14, 17. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, H, 2018, T.1, Q.1, tr. 530, 693-694

15. Tham khảo Hà Minh Hồng (Chủ biên): Bác Hồ với Mặt trận Việt Minh, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2017

16. Xem: Lịch sử Cách mạng tháng Tám, Nxb CTQG, H, 1995, tr. 136-138.

TS LÊ THỊ MINH HẠNH

 

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
ại Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng). Tại Hội nghị này, sau khi phân tích tình hình quốc tế và trong nước, Đảng đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu với mục tiêu trước mắt là giành cho được độc lập dân tộc: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”1. Hội nghị đưa ra nhiều quyết sách quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của phong trào cách mạng, của cuộc vận động

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn