Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nghệ thuật tác chiến đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm chuyển hóa lực lượng giữa ta và địch. Chính nó có thể phá vỡ sự tuyệt đối hóa ưu thế về mặt số lượng và vật chất kỹ thuật trong so sánh lực lượng giữa hai bên.

 

Vài nét nổi bật về nghệ thuật tác chiến phòng không trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Vài nét nổi bật về nghệ thuật tác chiến phòng không trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tác chiến phòng không ở Điện Biên Phủ là một hiện thực sinh động mà từ đó một số vấn đề về nghệ thuật đã được đặt ra và bước đầu được giải quyết một cách thắng lợi:

Một là, Bộ chỉ huy Chiến dịch đã xác định đúng nhiệm vụ chủ yếu của binh chủng pháo cao xạ trong tác chiến binh chủng hợp thành. Ngay từ đầu chiến dịch và suốt cả ba đợt chiến đấu, bộ đội pháo cao xạ đã lấy việc yểm hộ bộ binh và pháo binh làm nhiệm vụ trung tâm của mình. Chính vì vậy, các chiến sĩ pháo cao xạ đã không nề hà khó khăn, nguy hiểm, theo sát bộ binh, chiếm lĩnh trận địa dưới tầm hỏa lực của máy bay và pháo binh địch, thậm chí phải chiếm lĩnh trận địa giữa ban ngày, dù biết chắc là có thương vong, tổn thất, cũng không lùi bước.

Vài nét nổi bật về nghệ thuật tác chiến phòng không trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lực lượng pháo cao xạ của ta đã anh dũng chiến đấu và lập công xuất sắc, không chỉ bảo vệ bầu trời, yểm hộ bộ binh chiến đấu, mà còn góp phần chặn đứng việc chi viện bằng đường hàng không của quân Pháp tại Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu: TTXVN

Hai là, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã giữ được yếu tố bất ngờ của sự xuất hiện pháo cao xạ cho đến phút cuối cùng, tạo được thời cơ nổ súng đúng lúc với ý nghĩa thời cơ là sức mạnh, thời cơ là lực lượng. Bộ chỉ huy địch theo dõi chặt chẽ lực lượng của ta tham gia đánh Điện Biên Phủ, đặc biệt là các loại pháo cơ giới. Navarre viết trong hồi ký "Đông Dương hấp hối" của mình: "Tất cả các nhà pháo binh đều cho rằng vì điều kiện địa hình nên pháo binh và cao xạ địch không thể nào chiếm lĩnh được trận địa và nhất là không thể nào phát hỏa mà không bị pháo binh và không quân ta phản kích". 

Ba là, linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức chiến thuật, cách đánh. Binh chủng mới, chiến trường mới, hình thức tác chiến mới, nếu không linh hoạt, sáng tạo sẽ hoàn toàn bị bó tay. Linh hoạt, sáng tạo trước hết được thể hiện trong việc sử dụng lực lượng, mà điều cốt lõi là tập trung được hỏa lực vào hướng chủ yếu, vào thời cơ chủ yếu. Linh hoạt, sáng tạo còn thể hiện trong vấn đề chọn trận địa. Nếu cứ theo đúng như lý thuyết thì ở Điện Biên Phủ không thể chọn được một trận địa nào cho pháo cao xạ. Thực tế chiến trường buộc chúng ta phải linh hoạt xử trí. 

Vài nét nổi bật về nghệ thuật tác chiến phòng không trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Pháo cao xạ phát huy sức mạnh tại Điện Biên Phủ, khiến quân Pháp hoang mang, lúng túng. Ảnh tư liệu: TTXVN 

Bốn là, vận dụng triệt để đánh gần, đánh tập trung, đánh máy bay địch bổ nhào dựa trên ưu thế tuyệt đối về chính trị, tinh thần của quân đội cách mạng. Chủ trương đánh gần, bám sát bộ binh, đưa trận địa pháo cao xạ vào sát hàng rào cứ điểm địch là một chủ trương sáng suốt, táo bạo. Đảng ủy và Bộ chỉ huy Chiến dịch đã phân tích đầy đủ các yếu tố chính trị, tinh thần, điều kiện kỹ thuật cho phép mà phát động bộ đội pháo cao xạ theo sát đội hình chiến dịch, khép chặt vòng vây vùng trời tập đoàn cứ điểm, kiên quyết triệt đường không vận của địch. Kết quả là nhiều đạn dược, lương thực, thuốc men, kể cả lính dù của địch lọt vào tay quân ta.

Năm là, nắm vững phương châm tác chiến cơ động, tích cực tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn lực lượng ta. Đây vừa là một thành công, vừa là một kinh nghiệm xương máu của tác chiến phòng không trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhờ tích cực di chuyển trận địa mà lực lượng của ta ít hóa nhiều, giảm được tổn thất do địch đánh phá. Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu chúng ta đã nhận thức rõ vấn đề này. Trong đợt một, ta ít di chuyển trận địa nên bị thiệt hại tương đối nhiều. Đợt hai ta kịp thời rút kinh nghiệm, tích cực cơ động, mỗi đại đội thường có ít nhất ba, bốn trận địa dự bị, nên thiệt hại giảm hẳn xuống. Có nhiều trường hợp đơn vị vừa di chuyển thì trận địa cũ bị đánh phá ngay. 

Vài nét nổi bật về nghệ thuật tác chiến phòng không trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
 Chiến sĩ phòng không phối hợp chặt chẽ với các đơn vị xung kích, đánh trả quyết liệt máy bay địch. Ảnh tư liệu: TTXVN

Sáu là, vừa chiến đấu vừa xây dựng, lấy chiến trường làm thao trường, kịp thời rút kinh nghiệm, trưởng thành nhanh chóng trong chiến đấu. Để bảo đảm chiến đấu được liên tục, lâu dài, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy và Bộ chỉ huy Chiến dịch, bộ đội pháo cao xạ đã hết sức coi trọng công tác xây dựng toàn diện, trước hết là xây dựng ý chí, quyết tâm. Công tác giáo dục chính trị được chú trọng, làm cho tất cả mọi người cùng hướng về một mục tiêu, tạo nên sức mạnh không gì lay chuyển nổi. 

Bảy là, thực hiện tốt sự đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể, phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng trong chiến dịch. Ngay từ khi hành quân từ hậu phương ra chiến trường, bộ đội pháo cao xạ đã được các đơn vị bạn hết lòng giúp đỡ. Công binh, thanh niên xung phong, dân công... đã không tiếc sức mình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho pháo cao xạ hành quân an toàn. Tiếp đó, việc kéo pháo vào trận địa là cả một bài ca đẹp về tình đoàn kết hiệp đồng giữa bộ binh, công binh và các chiến sĩ pháo cao xạ. Trong chiến đấu, pháo cao xạ tích cực yểm hộ cho bộ binh, pháo binh hoàn thành nhiệm vụ. Ngược lại, bộ binh, pháo binh cũng hết lòng chi viện cho pháo cao xạ yên tâm đánh trả máy bay địch. 

Cuối cùng, nguyên nhân bao trùm lên tất cả, có tính quyết định nhất, làm cho nghệ thuật quân sự nói chung và nghệ thuật tác chiến phòng không nói riêng, được phát huy mạnh mẽ và ngày càng phong phú là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta trong chỉ đạo chiến tranh nói chung và đặc biệt là trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Rõ ràng, phương châm chiến lược "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" và tiếp đó là quyết tâm chọn Điện Biên Phủ làm địa bàn của trận quyết chiến chiến lược là nguyên nhân trực tiếp hàng đầu dẫn đến thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.

ĐỨC AN (lược trích theo cuốn sách "Mấy vấn đề về Chiến thắng Điện Biên Phủ", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985)

 

Tác chiến phòng không ở Điện Biên Phủ là một hiện thực sinh động mà từ đó một số vấn đề về nghệ thuật đã được đặt ra và bước đầu được giải quyết một cách thắng lợi: Một là, Bộ chỉ huy Chiến dịch đã xác định đúng nhiệm vụ chủ yếu của binh chủng pháo cao xạ trong tác chiến binh chủng hợp thành. Ngay từ đầu chiến dịch và suốt cả ba đợt chiến đấu, bộ đội pháo cao xạ đã lấy việc yểm hộ bộ binh và pháo binh làm nhiệm vụ trung tâm của mình. Chính vì vậy, các chiến sĩ pháo cao xạ đã không nề hà khó khăn, nguy hiểm, theo sát bộ binh, chiếm lĩnh trận địa dưới tầm hỏa lực của máy bay và pháo binh địch, thậm chí phải chiếm lĩnh trận địa giữa ban ngày, dù biết chắc là có thương vong, tổn thất, cũng khô

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn