Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ Hồ Chủ tịch viết là một tác phẩm "Thiên cổ hùng văn" trong truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam tiếp sau bài "Nam Quốc Sơn hà" của Lý Trường Kiệt, bài "Cáo Bình Ngô" của Nguyễn Trãi.
Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 -  Sống mãi với thời gian
Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 - Sống mãi với thời gian

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh nguồn từ soha.vn)

Sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc tổng khởi nghĩa giành được chính quyền tại Hà Nội. Ngày 22 tháng 8 năm 1945, Bác Hồ rời Tân Trào về Hà Nội, Người chưa khỏi bệnh, còn mệt nhiều, trên đường có lúc phải nằm cáng. Chiều ngày 23 tháng 8, Bác được đồng chí Trường Chinh đón bằng xe ô tô từ làng Gạ huyện Từ Liêm vào nội thành. Đây là lần đầu tiên trong đời, Bác Hồ đặt chân đến Hà Nội, Thủ đô của Tổ Quốc. Hà Nội cổ kính rực rỡ màu đỏ của vô vàn băng cờ, biểu ngữ và tràn ngập những đợt sóng nhiệt tình cách mạng mảnh liệt của những ngày tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Để vượt qua 300 ki-lô-mét từ Làng Sen quê Bác đến với Thủ đô Hà Nội - Người đã phải mất hơn một phần ba thế kỷ và phải đi gần khắp thế giới.

Về Hà Nội, Bác được bố trí ở tầng 2, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang. Tại đây, ngày 26 tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng đề ra chủ trương đối nội, đối ngoại, về việc sớm công bố thành viên Chính phủ lâm thời, chuẩn bị ra Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt quốc dân, đồng thời cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa.

Ngày 27 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập cuộc họp của Ủy ban Dân tộc giải phóng. Trong cuộc họp này, Người đề nghị thi hành chính sách đoàn kết rộng rãi, thành lập Chính phủ thống nhất quốc gia bao gồm cả những đại biểu các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ không đảng phái có danh vọng. Đề nghị của Người được mọi người tán thành. Nhiều ủy viên Việt Minh tự nguyện xin rút lui để nhường chỗ cho những người thuộc đảng phái khác. Bác được bầu làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.

Từ ngày 28 đến ngày 31- 8-1945, hàng ngày Bác từ nhà 48 Hàng Ngang đến làm việc tại số nhà 12 phố Ngô Quyền - trụ sở của Chính phủ lâm thời. Thời gian này, Người dành phần lớn thời gian để soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Khi dự thảo Tuyên ngôn viết xong, Bác mời các đồng chí trong Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương đến trao đổi, góp ý kiến rồi Người tiếp tục bổ sung, sửa chữa.
Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và được Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng thông qua đã nói lên ý chí của toàn Đảng và hàng triệu công dân, những người yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ. Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945, đã thể hiện thành quả của 80 năm đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam mà kết quả cuối cùng là cách mạng tháng Tám năm 1945 - cuộc cách mạng đã đem lại cho Nhân dân Việt Nam tự do, độc lập và thống nhất đất nước.

Niềm vui khôn tả ngời sáng trên khuôn mặt hãy còn xanh xao của Người sau trận bệnh nặng vừa qua. Sau này chính người kể rằng, trong đời mình, chưa bao giờ Người cảm thấy xúc động và phấn khởi như trong giờ phút ấy. Bỡi lẽ, Người sẽ được tuyên bố cho đồng bào mình và cho toàn thế giới biết rằng sau bao nhiêu năm chiến đấu quên mình và bao nhiêu tính mạng của những người con ưu tú đã hy sinh, Nhân dân Việt Nam cuối cùng cũng đã đạt được mục đích thiêng liêng của mình.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô và hàng chục triệu đồng bào trong cả nước. Giữa lúc đang đọc Tuyên ngôn độc lập, Bác dừng lại và hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Hàng vạn người tham dự lúc đó đã đồng thanh hô to: “Có! Có ạ!” như sấm dậy. Trong giờ phút thiêng liêng, phấn khởi, xúc động ấy, lòng mỗi người dân đã ghi sâu hình ảnh một vị Chủ tịch nước gần gũi, giản dị đã làm cho không khí buổi lễ càng thêm ấm áp, gắn kết - Lãnh tụ và Nhân dân đã hoà làm một.
Sau khi Chính phủ lâm thời làm lễ tuyên thệ và Nhân dân thề một lòng ủng hộ Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, Người nói: "Đọc lập tự do là của quí báu, quí giá vô ngần, ta đã khổ sở trong bao nhiêu năm mới giành được, cần phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ". Nghe bản Tuyên ngôn độc lập, mọi người ai cũng xúc động tuôn tràn nước mắt và hô to: “Xin thề!”.

Có thể bây giờ được sống trong độc lập, tự do, đất nước được hòa bình, thống nhất, nhiều người chúng ta không hình dung hết cảm giác này. Nhưng với những người đã từng sống qua nạn đói năm Ất Dậu (năm 1945), khiến 2 triệu đồng bào ta bị chết. Và bao lớp người trải qua hơn 30 năm của hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ cứu nước với hàng triệu đồng bào, chiến sĩ hy sinh cho ngày non sông thu về một mối, thì mới thấu hiểu được ý nghĩa của hai chữ độc lập, tự do của Tổ quốc quý giá ngần nào.

Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ Hồ Chủ tịch viết là một tác phẩm "Thiên cổ hùng văn" trong truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam tiếp sau bài "Nam Quốc Sơn hà" của Lý Trường Kiệt, bài "Cáo Bình Ngô" của Nguyễn Trãi. Bản Tuyên ngôn độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất, lâu dài của dân tộc Việt Nam. Thế hệ cha, anh ngày đó đã giơ cao tay thề bảo vệ nền độc lập, đi theo lời Bác gọi và đã đi trọn con đường đó. Bao thế hệ Người Việt Nam hôm nay và mai sau vẫn luôn kiên định đi theo con đường mà dân tộc và Bác Hồ đã chọn và quyết tâm thực hiện Lời thề độc lập Ngày 2 tháng 9 năm 1945, để giang sơn, đất nước Việt Nam mãi vững bền, phát triển sánh vai cùng bè bạn Năm Châu.

Nguyễn Thọ
Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh nguồn từ soha.vn) Sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc tổng khởi nghĩa giành được chính quyền tại Hà Nội. Ngày 22 tháng 8 năm 1945, Bác Hồ rời Tân Trào về Hà Nội, Người chưa khỏi bệnh, còn mệt nhiều, trên đường có lúc phải nằm cáng. Chiều ngày 23 tháng 8, Bác được đồng chí Trường Chinh đón bằng xe ô tô từ làng Gạ huyện Từ Liêm vào nội thành. Đây là lần đầu tiên trong đời, Bác Hồ đặt chân đến Hà Nội, Thủ đô của Tổ Quốc. Hà Nội cổ kính rực rỡ màu đỏ của vô vàn băng cờ, biểu ngữ và tràn ngậ

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn