Trần Đường sinh năm 1839 ở thôn Hiền Lương thuộc xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh ngày nay. Ông giỏi Hán văn, thạo võ nghệ. Ông làm quan vào cuối triều Tự Đức. Với tính tình khảng khái, nhân hậu, ông được quan trên kính nể, nhân dân kính mến.
Trần Đường sinh năm 1839 ở thôn Hiền Lương thuộc xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh ngày nay. Ông giỏi Hán văn, thạo võ nghệ. Ông làm quan vào cuối triều Tự Đức. Với tính tình khảng khái, nhân hậu, ông được quan trên kính nể, nhân dân kính mến.

Cuối thế kỷ XIX, triều đình phong kiến nhà Nguyễn nhu nhược ký Hiệp ước Harmand (1883) và Patenotre (1884) đầu hàng thực dân Pháp. Tuy nhiên, nội bộ triều Nguyễn vẫn còn một bộ phận quan lại có tư tưởng chống Pháp. Khi vua Tự Đức qua đời, Tôn Thất Thuyết, một trong ba phụ chánh đại thần, nắm binh quyền trong tay, ráo riết các hoạt động chuẩn bị đánh Pháp, liên tục phế truất các vị vua có tư tưởng thân Pháp, đồng thời phò tá Hàm Nghi lên ngôi. Được sự hỗ trợ của nhân dân và các vị quan yêu nước trong triều, vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết củng cố và tập hợp binh lực, xây dựng hệ thống sơn phòng, bí mật chuẩn bị những kế hoạch tấn công quân Pháp. Ngày 13/7/1885 tại miền sơn phòng Tân Sở, Hàm Nghi - Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân phò vua cứu nước. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, hòa chung vào phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân cả nước, phong trào đấu tranh của nhân dân Khánh Hòa diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi trong toàn tỉnh. Trần Đường cùng Trịnh Phong và Nguyễn Khanh thành lập “Bình Tây cứu quốc đoàn”.

Sau khi chiếm được các tỉnh miền Nam và kinh thành Huế, thực dân Pháp toan tính đưa quân đánh chiếm vùng Bình Thuận - Khánh Hòa. Đầu năm 1885, thực dân Pháp trực tiếp đánh chiếm tỉnh Khánh Hòa. Chúng huy động lực lượng quân sự lớn và sử dụng nhiều vũ khí hiện đại với sức cơ động cao, công phá các căn cứ của nghĩa quân, sử dụng cả lực lượng phản bội và đội quân tay sai đề đánh phá lực lượng khởi nghĩa.

Trước tình hình đó, Trần Đường cùng các thủ lĩnh của phong trào “Bình Tây cứu quốc đoàn” chiêu mộ hào kiệt, tập hợp nông dân trong tỉnh gia nhập nghĩa quân, đóng góp lương thực nuôi quân, rèn vũ khí, luyện tập quân sĩ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng căn cứ dựa vào thế hiểm trở của núi rừng và địa hình, địa vật, tổ chức những trận đánh theo chiến thuật du kích làm hao tổn binh tướng của quân Pháp và tay sai. Nhân dân ở huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa ngày nay, ngưỡng mộ danh tiếng của Trần Đường, phần lớn trai trẻ đều gia nhập nghĩa quân, luyện tập võ nghệ sẵn sàng chiến đấu, nhân dân tích cực tham gia rèn binh khí, đóng góp tiền bạc, tiếp tế lương thực... phục vụ phong trào “Bình Tây cứu quốc đoàn”.

Để tổ chức đánh Pháp và tay sai, nghĩa quân đã tổ chức thành hai khu vực. Khu phía Nam do Trịnh Phong chỉ huy. Phía Bắc, Trần Đường được phong làm Tổng trấn, đảm nhận vai trò Phó tướng cho Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong, đóng tổng hành dinh tại núi Phổ Đà. Trần Đường chia binh lính của mình thành hai đạo. Một đạo đóng ở đèo Dốc Thị do ông chỉ huy. Một đạo đóng ở phía Tu Bông, tại vùng núi Ninh Phước do Phạm Chánh phụ trách, Nguyễn Sum và Phạm Long phò tá. Vũ khí của nghĩa quân, ngoài súng hỏa mai cũ kỹ của cơ binh, chỉ có gươm trường, dáo, mác và cung tên. Mặc dù vũ khí không tối tân như của quân Pháp, nhưng tinh thần của nghĩa quân đều một lòng quyết diệt thù cứu quốc.

Tháng 3 năm 1885, quân Pháp đổ bộ lên cửa Cù Huân (Nha Trang). Do có ưu thế về vũ khí của đội quân xâm lược nhà nghề, quân Pháp đã chiếm được thành Diên Khánh, Nha Trang. Khi thành Diên Khánh thất thủ, nhận được hiệu lệnh của Trịnh Phong, Tổng trấn Trần Đường đã chủ động phối hợp lực lượng lập tuyến phòng giữ các cửa biển Hòn Khói, Vạn Giã, Tu Bông, xây dựng căn cứ ở Thùng Nà Bùi, Hòn Hèo. Biết đến danh tiếng của Trần Đường, thực dân Pháp lo lắng và huy động lực lượng tìm cách tiêu diệt bằng được. Giữa năm 1885, quân Pháp dùng tàu chiến kéo quân đổ bộ lên Hòn Khói (khu vực cảng Bình Tây, nay thuộc phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa) với khí thế rất mạnh. Nhờ vào thế núi hiểm trở, sự ủng hộ của nhân dân, Tổng trấn Trần Đường chỉ huy nghĩa quân phối hợp với quân của Trịnh Phong chặn đánh, gây cho Pháp nhiều tổn thất. Trước sức mạnh vũ khí hiện đại của quân Pháp, nghĩa quân phải rút quân lên căn cứ Hòn Hèo, Thùng Nà Bùi để tổ chức phòng thủ, xây dựng lực lượng, tiếp tục cuộc chiến đấu.

Khi thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm rộng ra các vùng lân cận nhằm tiêu diệt lực lượng nghĩa quân, Trần Đường chỉ huy nghĩa quân chặn đánh nhiều trận ác liệt như trận mai phục ở Dốc Thị (huyện Vạn Ninh); trận đánh rải “trái mù u” ở đèo Bánh Ít, đèo Rò Tượng (thị xã Ninh Hòa). Khi quân Pháp tiến đánh căn cứ Thùng Nà Bùi, nghĩa quân chặn đánh tại bến Cây Gạo, trên sông Lốt, đoạn gần Hòn Một làng Phú Sơn (nay thuộc xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa) làm cho chúng thiệt hại lớn.

Sau gần một năm không tiêu diệt được phong trào Cần Vương ở Khánh Hòa bằng quân sự, quân Pháp đã chuyển hướng sang dùng biện pháp dụ dỗ, mua chuộc Trịnh Phong, Trần Đường và các quân sĩ. Song vẫn không lay chuyển nổi lòng yêu nước, chí khí anh hùng của nghĩa quân. Kế hoạch bị phá sản, giữa năm 1888, quân Pháp tăng viện binh từ Gia Định ra. Chúng vừa tiếp tục vây hãm, công kích, tiêu diệt nghĩa quân, vừa khủng bố gia đình lãnh tụ phong trào. Thông qua “bọn hám danh lợi quên nước nhà”, Trần Bá Lộc đã biết được những cơ sở trọng yếu của nghĩa quân, tập trung lực lượng đánh từng nơi một, trong đó Tổng hành dinh của Trần Đường bị công kích trước tiên. Quân địch đã đông lại nhắm các yếu điểm mà xung kích. Nghĩa quân của Trịnh Phong, Trần Đường đã kiên cường tổ chức chặn đánh nhiều trận. Nhưng quân Pháp ứng cứu ngày càng đông, lực lượng nghĩa quân không chống cự nổi, cơ sở bị đốt phá, chiến sĩ bị tử trận quá nửa. Trần Đường đành phải rút quân lên đóng ở Đầm Thụ. Thừa thắng, thực dân Pháp kéo thẳng ra Ninh Phước đánh đồn Phạm Chánh. Nghĩa binh trở tay không kịp, bị thất bại. Trại lương ở Đồng Đồn bị đốt, đồn trại bị phá hủy. Nghĩa quân rút lên núi cao.
Bằng mọi phương cách mà đội quân xâm lược nhà nghề, thực dân Pháp và bọn tay sai vẫn không tiêu diệt được Trần Đường và nghĩa quân của Ông. Bọn chúng đã dùng đến phương cách hèn hạ. Dò biết quê hương của Trần Đường, chúng kéo đến thôn Hiền Lương đốt phá nhà cửa và bắt hết nam phụ lão ấu trong làng cùng toàn gia của Tổng Trấn để uy hiếp. Trước tình cảnh trên, với khí phách của người cương trực, anh hùng, Trần Đường không thể để đồng bào chịu đau khổ vì mình, đành phải đến nạp mình cho giặc. Tuy nhiên, chúng vẫn không dụ được ông đầu hàng, bọn giặc đã đem ông ra giết và bêu đầu đến ba ngày.

Trần Đường cùng nghĩa quân của ông thất thủ thực dân Pháp. Nhưng tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, quyết tâm chống Pháp xâm lược đến cùng của Ông được lưu danh cho đến ngày nay và cả thế hệ mai sau. Ghi tạc công ơn to lớn của Ông, cuối năm 2010, Thường trực Tỉnh ủy đã có chủ trương xây dựng Đền thờ danh nhân Trần Đường tại huyện Vạn Ninh. Hiện UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương hoàn thành công trình trong năm 2017, đồng thời xây dựng hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử Đền thờ danh nhân Trần Đường. Đây là việc làm thiết thực, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta và giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau./.
Bích Nhung

Trần Đường sinh năm 1839 ở thôn Hiền Lương thuộc xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh ngày nay. Ông giỏi Hán văn, thạo võ nghệ. Ông làm quan vào cuối triều Tự Đức. Với tính tình khảng khái, nhân hậu, ông được quan trên kính nể, nhân dân kính mến. Cuối thế kỷ XIX, triều đình phong kiến nhà Nguyễn nhu nhược ký Hiệp ước Harmand (1883) và Patenotre (1884) đầu hàng thực dân Pháp. Tuy nhiên, nội bộ triều Nguyễn vẫn còn một bộ phận quan lại có tư tưởng chống Pháp. Khi vua Tự Đức qua đời, Tôn Thất Thuyết, một trong ba phụ chánh đại thần, nắm binh quyền trong tay, ráo riết các hoạt động chuẩn bị đánh Pháp, liên tục phế truất các vị vua có tư tưởng thân Pháp, đồng thời phò tá Hàm Nghi lên ngô

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn