Tổ chức hành chính của Ninh Hòa trong kháng chiến chống Pháp có sự thay đổi liên tục và có nhiều đặc thù không giống với các huyện, thị khác trong tỉnh cùng thời kỳ. Nó cho thấy tính chất quan trọng của Ninh Hòa trong hình thái chiến trường tỉnh Khánh Hòa thời kỳ chống Pháp. Tổ chức hành chính như trên về cơ bản đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu lớn lao mà Đảng bộ và quân dân Ninh Hòa phải thực hiện để góp phần vào chiến thắng chống thực dân Pháp xâm lược.

Tổ chức hành chính Ninh Hòa trong  Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Tổ chức hành chính Ninh Hòa trong Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Ninh Hòa là một vùng đất đặc biệt, nếu không nói quá rằng đây là cái nôi cách mạng của tỉnh Khánh Hòa. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Ninh Hòa đã động viên một nguồn lực hết sức to lớn để kháng chiến và kiến quốc. Quá trình tổ chức kháng chiến của Đảng bộ và Nhân dân Ninh Hòa bao giờ cũng đi liền với quá trình tổ chức và tái tổ chức các đơn vị hành chính các cấp (huyện, xã, thôn) để đáp ứng các nhiệm vụ kháng chiến.

Ninh Hòa trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là đơn vị hành chính cấp phủ (huyện lớn), gồm các tổng: Thân Thượng, Hiệp Trung, Ích Hạ, Phước Khiêm, Phước Hà Nội và Phước Hà Ngoại. Các tổng chia thành các thôn, xã (1).

Sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ta tổ chức Ủy ban Việt Minh, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời cấp phủ, tổng và thôn (xã). Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh số 63/SL, ngày 22/11/1945 về tổ chức chính quyền nhân dân địa phương. Theo đó, quy định lấy xã làm đơn vị hành chính cấp thứ tư, bỏ cấp tổng; các thôn (xã) trước kia cũng được thống nhất gọi là thôn. Từ đây đến năm 1954, về mặt phân định địa giới hành chính của Ninh Hòa có sự khác nhau rất rõ giữa chính quyền cách mạng và chính quyền thực dân – tay sai.

Ban đầu ta tổ chức 6 khu kháng chiến: Xuân Hòa, Thanh Mỹ, Suối Ré, Ích Hạ, Phước Khiêm, Hòn Khói. Sáu khu kháng chiến này do 6 chi bộ đảng thông qua Việt Minh từng khu chỉ đạo phong trào cách mạng trên địa bàn. Đây là hình thức chính quyền trung gian lâm thời giúp Phủ chỉ đạo cấp thôn (xã), không có bộ máy giúp việc riêng. Trong đó, khu phố Ninh Hòa (phường Ninh Hiệp ngày nay) do Phủ ủy Ninh Hòa trực tiếp chỉ đạo. Vùng Phước Thiện (Ninh An, Ninh Thọ) lúc này thuộc huyện Vạn Ninh.

Sau Tổng tuyển cử lần thứ nhất bầu Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 06/01/1946. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trịnh Huy Quang, Bí thư Tỉnh ủy kiêm phụ trách quân sự trong Ủy ban Quân chính Nam phần Trung Bộ, Việt Minh phủ Ninh Hòa tiến hành thành lập chính quyền cấp xã. Toàn phủ có 110 thôn hợp thành 18 xã (2) và khu phố Ninh Hòa. Mỗi xã lập ra Ủy ban hành chính (sau đó là kháng chiến hành chính) gồm 7 ủy viên để giải quyết công việc. (3). Ủy ban hành chính lâm thời cấp thôn không còn, chỉ còn thôn trưởng và thôn phó do nhân dân bầu. Cấp khu lúc này tiếp tục đảm nhiệm vai trò trung gian giữa cấp phủ và cấp xã. Mỗi khu vực tạm thời lập ra Ủy ban Quân – Dân – Chính khu để điều hành công việc. Lúc này xã Dân Tiến (tức xã Ninh Ích ngày nay) từ huyện Vĩnh Xương được sáp nhập vào Phủ Ninh Hòa.

Đầu năm 1948, Phủ ủy Ninh Hòa tổ chức sáp nhập 18 xã thành 13 xã.
Ngày 25/3/1948, theo sắc lệnh số 148/SL của Chủ tịch nước, các danh từ phủ, châu, quận trong địa danh hành chính đều được bãi bỏ. Phủ Ninh Hòa trở thành huyện Ninh Hòa.
Sau Đại hội Đảng bộ huyện Ninh Hòa lần thứ 2 (tháng 8/1949), ta tổ chức sáp nhập một lần nữa các xã nhỏ thành các xã lớn, đó là 7 xã: Hòa Nhân, Hòa Nghĩa, Hòa Trí, Hòa Dũng, Hòa Liêm, Hòa Chính, Hòa Tín. Cấp khu lúc này được giải thể.

Năm 1951, huyện Ninh Hòa hợp nhất với huyện Vạn Ninh thành liên huyện Bắc Khánh theo Nghị định số 2172 MN5 của Ủy ban cách mạng miền Nam Trung Bộ (tức vùng khu 6). Đến tháng 3/1953 lại tách ra thành 4 vùng, mỗi vùng có các đơn vị vũ trang, một số ban ngành, đoàn thể như một huyện nhỏ, do một ban cán sự Đảng trực tiếp lãnh đạo toàn diện. Vùng Tây: gồm các xã Hòa Trí, Ninh Phước (Phước Thiện cũ), Liên An và khu phố Ninh Hòa. Vùng Đông gồm các xã: Hòa Tín, Hòa Nhân, Hòa Nghĩa, Hòa Chính. Vùng Nam gồm các xã: Hòa Dũng, Hòa Liêm. Vùng Bắc gồm các xã thuộc huyện Vạn Ninh ngày nay. Bốn vùng này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh. Riêng vùng dân tộc thiểu số phía Tây huyện Ninh Hòa chuyển trực thuộc huyện Vĩnh Khánh (nay là huyện Khánh Vĩnh).

Về phía địch, trong giai đoạn 1945 – 1954, chính quyền tay sai Nam triều và thực dân Pháp vẫn không thay đổi gì nhiều về tổ chức hành chính. Chỉ có năm 1949, chúng đổi các tên gọi phủ, huyện thống nhất thành quận, các tổng và thôn (xã) chúng vẫn giữ nguyên cách gọi cũ trước 1945.
Do đặc thù tổ chức của chính quyền cách mạng nên trong kháng chiến chống Pháp có sự chồng lấn về tổ chức hành chính giữa địch và ta, như Tổng Phước Thiện về phía địch không thuộc Ninh Hòa, nhưng từ năm 1953 thuộc Ninh Hòa; xã Dân Tiến và thôn Đầm Vân thuộc huyện Vĩnh Xương được tách ra nhập vào phủ Ninh Hòa (4).

Nhìn chung, tổ chức hành chính của Ninh Hòa trong kháng chiến chống Pháp có sự thay đổi liên tục và có nhiều đặc thù không giống với các huyện, thị khác trong tỉnh cùng thời kỳ. Nó cho thấy tính chất quan trọng của Ninh Hòa trong hình thái chiến trường tỉnh Khánh Hòa thời kỳ chống Pháp. Tổ chức hành chính như trên về cơ bản đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu lớn lao mà Đảng bộ và quân dân Ninh Hòa phải thực hiện để góp phần vào chiến thắng chống thực dân Pháp xâm lược.
QUỐC VIỆT
(1) Lúc bấy giờ các làng nhỏ được gọi là thôn, các làng lớn được gọi là xã theo mô hình “nhất xã, nhất thôn”
(2) 18 xã là Xuân Phương, Trịnh Phong, Việt Hưng, Liên An, Cộng Hòa, Tây Sơn, Việt Tiến, Tân Hương, Vạn Thắng, Phong Thành, Hiệp Hưng, Phong Thạnh, Dân Tiến, Ninh Chiến, Phát Đạt…
(3) Sắc lệnh số 91/SL ngày 1/10/1947 tổ chức các Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính tại các cấp tỉnh, phủ, huyện, châu, xã; Sắc lệnh 151/SL ngày 25/3/1948 về việc ấn định thành phần Ủy ban kháng chiến hành chính xã, huyện, tỉnh, Liên khu; Sắc lệnh số 149/SL ngày 29/3/1948 bỏ chữ kiêm trong danh từ Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính.
(4) Năm 1931, Pháp cắt 7 làng từ đèo Rọ Tượng trở vào gồm: Phú Hữu, Vạn Thuận, Tân Phú, Ngọc Diêm, Cát Lợi, Lương Sơn (tức các thôn của xã Ninh Ích và Vĩnh Lương ngày nay) và Đầm Vân (xã Ninh Vân ngày nay) thuộc 2 huyện Tân Định và Quảng Phước của Phủ Ninh Hòa nhập vào tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương.
Ninh Hòa là một vùng đất đặc biệt, nếu không nói quá rằng đây là cái nôi cách mạng của tỉnh Khánh Hòa. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Ninh Hòa đã động viên một nguồn lực hết sức to lớn để kháng chiến và kiến quốc. Quá trình tổ chức kháng chiến của Đảng bộ và Nhân dân Ninh Hòa bao giờ cũng đi liền với quá trình tổ chức và tái tổ chức các đơn vị hành chính các cấp (huyện, xã, thôn) để đáp ứng các nhiệm vụ kháng chiến. Ninh Hòa trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là đơn vị hành chính cấp phủ (huyện lớn), gồm các tổng: Thân Thượng, Hiệp Trung, Ích Hạ, Phước Khiêm, Phước Hà Nội và Phước Hà Ngoại. Các tổ

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Đoàn kết quốc tế - Tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Gửi bình luận của bạn