Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 24/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh công tác sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường, thị trấn, thời gian qua, cấp ủy các địa phương đã tích cực triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã) và đến nay đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Nếu trước khi Chỉ thị số 05 được ban hành, toàn tỉnh chỉ có 05 xã xuất bản sách lịch sử cách mạng địa phương, thì đến giữa tháng 12/2015, toàn tỉnh có 54 xã đã xuất bản sách lịch sử cách mạng (TP. Nha Trang 14, TP. Cam Ranh 06, TX. Ninh Hòa 10, huyện Vạn Ninh 03, Diên Khánh 07, Khánh Sơn 03, Cam Lâm 11),16 xã đã trình bản thảo cuốn lịch sử cách mạng cho Hội đồng thẩm định góp ý và hiện đang chỉnh sửa, bổ sung các góp ý của Hội đồng thẩm định để hoàn chỉnh bản thảo trước khi xin giấy phép xuất bản; các xã còn lại đã và đang triển khai sưu tầm tư liệu, biên soạn. Nếu tính cả các xã đã trình Hội đồng thẩm định, thì toàn tỉnh có 70/140 xã đã biên soạn và xuất bản sách lịch sử (đạt 50%).
Nhìn chung, các cuốn lịch sử đã xuất bản được biên soạn theo đúng quy trình, tuân thủ tương đối chặt chẽ những nguyên tắc của một tác phẩm khoa học lịch sử. Nội dung các ấn phẩm lịch sử đã tập trung làm rõ, lý giải một cách khoa học về bối cảnh lịch sử, về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, về phong trào cách mạng của quần chúng Nhân dân, đảm bảo tính khách quan, tính Đảng, tính khoa học. Đồng thời, cũng thể hiện rõ những nét đặc thù, độc đáo riêng của từng địa phương, đáp ứng được sự mong mỏi của các đồng chí lão thành cách mạng và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cấp ủy một số địa phương chưa xây dựng kế hoạch biên soạn, xuất bản lịch sử của địa phương mình một cách cụ thể để chủ động thực hiện; một số bản thảo lịch sử khi trình Hội đồng thẩm định chất lượng chưa cao, còn mang tính liệt kê sự kiện, chưa thể hiện được yêu cầu cao về tổng kết lịch sử cách mạng. Mặt khác, nguồn tư liệu thành văn ở các xã thiếu rất nhiều, có xã "trắng" nguồn tư liệu thành văn giai đoạn trước năm 1975, nhân chứng sống trong giai đoạn này rất ít; việc triển khai, biên soạn sách lịch sử cách mạng xã đồng loạt trên địa bàn tỉnh, trong khi đó những người có năng lực và kinh nghiệm biên soạn lịch sử không nhiều, dẫn đến mục tiêu đề ra tại Chỉ thị số 05 "Phấn đấu đến năm 2015, tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh hoàn thành việc biên soạn lịch sử cách mạng của địa phương" bị "trễ hẹn".
Để nâng cao chất lượng các ấn phẩm lịch sử, hoàn thành việc biên soạn, xuất bản sách lịch sử cách mạng hoặc biên niên lịch sử xã trên địa bàn toàn tỉnh vào năm 2018 theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại văn bản số 114-CV/TU, ngày 14/12/2015, cấp ủy địa phương cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 và chỉ tổ chức viết lịch sử cách mạng của địa phương mình đến năm 2010;
Hai là, ngoài những tư liệu thành văn như chỉ thị, báo cáo, nghị quyết... có liên quan đến xã được khai thác ở các phòng lưu trữ trong tỉnh và tài liệu ở các địa phương, đơn vị khác, cần tích cực phát động trong cán bộ, nhân dân, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã qua các thời kỳ cung cấp tư liệu, hồi ký, hiện vật lịch sử có liên quan.
Ngoài những tài liệu của chính quyền cách mạng, cần khai thác cả tài liệu của đối phương và các tài liệu, hồi ký khác nhưng phải được xác minh, đối chiếu kỹ, nhằm đảm bảo tính khách quan, khoa học và tính đảng.
Đối với các xã thực sự khó khăn về tư liệu, thì báo cáo, xin ý kiến ban thường vụ huyện, thị, thành ủy tổ chức viết biên niên sự kiện lịch sử, và tài liệu có đến đâu thì viết đến đó.
Ba là, để giải quyết khó khăn về người biên soạn, cấp ủy các xã cần tích cực xem xét mời các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã qua các thời kỳ, những người tâm huyết, có hiểu biết về lịch sử Đảng nói chung và lịch sử địa phương nói riêng cùng tham gia nghiên cứu và biên soạn. Đồng thời phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình của cán bộ, đảng viên ở xã được phân công phụ trách công tác này.
Bốn là, các huyện, thị, thành ủy phải thường xuyên kiểm tra nắm tình hình triển khai biên soạn lịch sử ở địa phương mình để chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Phát huy những kết quả đạt được, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, trong thời gian đến, chúng ta tin tưởng rằng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử cách mạng ở các xã trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả cao hơn nữa, góp phần làm phong phú thêm “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng Cộng sản Việt Nam.
An Bình
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 24/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh công tác sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường, thị trấn, thời gian qua, cấp ủy các địa phương đã tích cực triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã) và đến nay đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Nếu trước khi Chỉ thị số 05 được ban hành, toàn tỉnh chỉ có 05 xã xuất bản sách lịch sử cách mạng địa phương, thì đến giữa tháng 12/2015, toàn tỉnh có 54 xã đã xuất bản sách lịch sử cách mạng (TP. Nha Trang 14, TP. Cam Ranh 06, TX. Ninh Hòa 10, huyện Vạn Ninh 03, Diên Khánh 07, Khánh Sơn 03, Cam Lâm 11),16 xã đã trình bản thảo cuốn lị

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Đoàn kết quốc tế - Tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Gửi bình luận của bạn