Cuối thế kỷ XIX, sau khi bình định xong Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay thực thi các chính sách thực dân hà khắc, biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự thống trị tàn bạo của thực dân Pháp đã làm cho mâu thuẫn dân tộc diễn ra hết sức gay gắt, hàng loạt phong trào yêu nước theo các khuynh hướng khác nhau liên tiếp nổ ra nhằm giải quyết mâu thuẫn chủ yếu đó. Đến đầu thế kỷ XX, sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp càng nặng nề hơn. Ở Khánh Hòa, cũng như những địa phương khác trong cả nước, phong trào yêu nước, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân chống thực dân Pháp và phong kiến nổ ra liên tiếp, tiêu biểu là phong trào “Bình Tây cứu quốc đoàn” do các thủ lĩnh Trịnh Phong, Trần Đường, Nguyễn Khanh khởi xướng. Nhưng tất cả những phong trào yêu nước, phong trào cách mạng của tỉnh cũng giống như các phong trào trong cả nước trước khi có Đảng đều không có đường lối rõ rệt, đúng đắn và thiếu một tổ chức lãnh đạo nên không thể giành được thắng lợi.
Trong bối cảnh đó, tháng 6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Bôn ba khắp năm châu, bốn bể, hòa mình trong cuộc đấu tranh của quần chúng cần lao các dân tộc thuộc địa và chính quốc, năm 1920, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây không chỉ là bước ngoặt đối với bản thân cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, mà còn là bước ngoặt của cách mạng Việt Nam. Từ năm ấy, Người đã ra sức hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị cho giai cấp công nhân Việt Nam thành lập Đảng của mình. Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản lấy tên là “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội”. Tổ chức này giữ vai trò chủ yếu trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị cho giai cấp công nhân Việt Nam thành lập Đảng của mình.
Đường lối và chính sách của “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội” đã có sức thu hút mạnh mẽ nhân dân cả nước nói chung và như một luồng gió mới thổi vào sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân Khánh Hòa nói riêng. Thời kỳ này, những người yêu nước Khánh Hòa, đặc biệt là số thanh niên trí thức, học sinh, công nhân đã nhạy bén tiếp thu những luồng tư tưởng phù hợp với khát vọng giải phóng quê hương, đất nước do những nhà yêu nước theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc truyền bá, trong đó đáng chú ý là quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin của thầy Hà Huy Tập, thầy Ngô Đức Diễn.
Vào những năm 1925-1926, hai thầy giáo Ngô Đức Diễn (người Nghệ An) và Hà Huy Tập (người Hà Tĩnh) được cử vào dạy học ở Khánh Hòa. Lúc bấy giờ, thầy Tập, thầy Diễn là những trí thức yêu nước, là trong số những người tham gia thành lập “Hội Phục Việt” (7/1925) sau đổi thành Tân Việt cách mạng Đảng, gọi tắt là Tân Việt ở Nghệ Tĩnh. Lúc đầu, tư tưởng yêu nước của hai thầy còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm tư sản, tiểu tư sản. Nhưng từ giữa năm 1926, khi Đảng Tân Việt có sự liên hệ với tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập thì tư tưởng của hai ông chuyển qua xu hướng mác-xít, vận động yêu nước trên lập trường giai cấp công nhân.
Khi vào Khánh Hòa, thầy Hà Huy Tập dạy học ở Trường Tiểu học Pháp-Việt Nha Trang (nay là Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi), thầy Ngô Đức Diễn dạy tại Trường Pháp - Việt Tân Định (thị xã Ninh Hòa ngày nay). Các thầy đem lập trường yêu nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin tuyên truyền, vận động trong nhà trường và viên chức. Ngoài việc dạy học ở trường, thầy Tập, thầy Diễn còn vận động tổ chức các lớp dạy đêm cho công nhân.
Dựa vào dạy học, các thầy đã tuyên truyền, giác ngộ được nhiều giáo viên, học sinh và thanh niên về công cuộc cứu nước theo tư tưởng cộng sản. Hai thầy còn giúp họ tiếp xúc sách báo tiến bộ và những sách báo nói về học thuyết Mác-Lênin, về chủ nghĩa cộng sản. Những hoạt động của thầy Hà Huy Tập, thầy Ngô Đức Diễn bước đầu đã cổ vũ, tập hợp được học sinh, thanh niên, đưa họ lên mặt trận đấu tranh mới. Bởi vậy, trong hai năm 1925 - 1926, trong giới giáo viên, học sinh, thanh niên Khánh Hòa đã có những hoạt động đấu tranh sôi nổi; trong đó đáng chú ý là hai cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh mang tính chất toàn quốc của giáo viên, học sinh, thanh niên trong tỉnh.
Từ những hoạt động tích cực của thầy Hà Huy Tập và thầy Ngô Đức Diễn, năm 1927, cơ sở đầu tiên của Đảng Tân Việt đã bắt đầu nhen nhóm, gây dựng tại hai địa phương trong tỉnh là thị xã Nha Trang và huyện Tân Định. Ở Nha Trang, cơ sở đầu tiên của Đảng Tân Việt là các anh Bùi Giao, Phạm Lễ nhân viên Sở Lục lộ, Nguyễn Khắc Tài nhân viên Sở Hỏa xa kiều lộ. Ở huyện Tân Định có các anh Dương Chước quê Quảng Nam, làm trợ giáo, cùng dạy một trường với Ngô Đức Diễn; Lê Dung quê Tân Định, là người Khánh Hòa đầu tiên vào Đảng Tân Việt. Đây là những hạt giống cộng sản đầu tiên được gieo mầm trên đất Khánh Hòa.
Trước những hoạt động sôi nổi của thanh niên, giáo viên, học sinh, chính quyền thực dân Pháp ở Khánh Hòa tìm cách đối phó. Chúng điều động thầy Hà Huy Tập và Ngô Đức Diễn ra khỏi tỉnh.
Trong những tháng cuối năm 1929, cả nước ta diễn ra cuộc đấu tranh để thành lập Đảng. Trong tình hình ấy, một số đảng viên tích cực trong Tân Việt cách mạng Đảng chủ trương ly khai Tổng bộ Tân Việt để thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn và dự định tổ chức Đại hội vào ngày 14/7/1929, nhưng không thành công vì toàn thể đảng viên Tổng bộ Tân Việt bị địch bắt vào ngày 7/7/1929. Tuy không họp được nhưng do bức xúc tình hình, các đồng chí lãnh đạo của Kỳ bộ Trung kỳ và Kỳ bộ Nam kỳ của Đảng Tân Việt vẫn thống nhất tiến hành thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vào ngày 01/01/1930.
Tổ chức Đảng Tân Việt ở Khánh Hòa nằm trong Liên tỉnh Ngũ Trang bao gồm 05 tỉnh cực Nam Trung bộ và Nam Tây Nguyên. Khi Tân Việt tự cải tổ thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thì Liên tỉnh Ngũ Trang được chuyển thành một bộ phận của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Các cơ sở Đảng Tân Việt chuyển sang Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, củng cố các chi bộ, thành lập Tỉnh uỷ lâm thời Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gồm các đồng chí Trần Hữu Duyệt, Lê Dung, Đỗ Long, Trần Đình Giáp, Trương Hiệu. Đồng chí Trần Hữu Duyệt làm bí thư.
Mặc dù Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đã có nhiều đảng viên và thành lập được nhiều đảng bộ ở các địa phương tại Nam Kỳ và Trung Kỳ nhưng chưa có cơ quan Trung ương và tại hội nghị thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 03/02/1930 cũng chưa kịp cử đại biểu dự. Do đó, ngày 24/02/1930, đồng chí Ngô Gia Tự thay mặt Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam ký quyết định công nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập vào Đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy, ngày 24/02/1930 được lấy làm ngày chính thức thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa.
Như vậy, hệ thống tổ chức Đảng Tân Việt ở Khánh Hòa chuyển sang Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, rồi từ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chuyển sang Đảng Cộng sản Việt Nam ở Khánh Hòa diễn ra trong thời gian ngắn, không bị gián đoạn và Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa là một trong những Đảng bộ được thành lập sớm (24/02/1930), ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Việc thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa đánh dấu thời kỳ phong trào cách mạng trong tỉnh chuyển kịp theo trào lưu chung, đánh bại các quan điểm quốc gia cải lương tư sản và tiểu tư sản, chuyển sang giải quyết vấn đề yêu nước trên lập trường của giai cấp công nhân, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa ra đời là một mốc son chói lọi đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng tỉnh Khánh Hòa, là kết quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác –Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở tỉnh trong những năm đầu của thế kỷ XX
A.H
Cuối thế kỷ XIX, sau khi bình định xong Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay thực thi các chính sách thực dân hà khắc, biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự thống trị tàn bạo của thực dân Pháp đã làm cho mâu thuẫn dân tộc diễn ra hết sức gay gắt, hàng loạt phong trào yêu nước theo các khuynh hướng khác nhau liên tiếp nổ ra nhằm giải quyết mâu thuẫn chủ yếu đó. Đến đầu thế kỷ XX, sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp càng nặng nề hơn. Ở Khánh Hòa, cũng như những địa phương khác trong cả nước, phong trào yêu nước, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân chống thực dân Pháp và phong kiến nổ ra liên tiếp, tiêu biểu là phong trào “Bì

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Đoàn kết quốc tế - Tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Gửi bình luận của bạn