Tháng năm tới, đất trời tỏa nắng khắp nơi dường như nói hộ lòng mỗi người dân Việt Nam háo hức vui mừng chào đón ngày sinh nhật Bác Hồ. Trong không khí vui chung ấy, tôi nhớ lại ngày tới thăm tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành ở thành phố Quy Nhơn – Bình Định – một công trình lịch sử - văn hóa có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc; thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa tình gia đình, tình phụ tử với tình yêu quê hương đất nước.
Tháng năm tới, đất trời tỏa nắng khắp nơi dường như nói hộ lòng mỗi người dân Việt Nam háo hức vui mừng chào đón ngày sinh nhật Bác Hồ. Trong không khí vui chung ấy, tôi nhớ lại ngày tới thăm tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành ở thành phố Quy Nhơn – Bình Định – một công trình lịch sử - văn hóa có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc; thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa tình gia đình, tình phụ tử với tình yêu quê hương đất nước.

Sau hành trình dài, chúng tôi đến với thành phố Quy Nhơn – Bình Định. Bao cái mệt mỏi đều tan biến khi Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành dần dần được thu vào trong tầm mắt. Giữa khung cảnh bao la của Quãng trường Nguyễn Tất Thành, của trời xanh biển rộng, của cái nắng chói chang:
“Bác Hồ, cha của chúng con
Hồn của muôn hồn
….
Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh
Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
Giọng của Người, không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước
Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...
Trích trong bài: Sáng tháng năm
Theo “con tàu lịch sử” của Cụm Tượng đài, tôi trở về với nơi từng in dấu chân Người trước khi Người lên tàu rời quê hương, đất nước “tìm đường đi cho dân tộc đi theo” (1). Vào những năm đầu thế kỷ XX, khi “quê hương còn chìm nổi”, Nhân dân bị “một cổ hai tròng”, bao phong trào đấu tranh yêu nước đều lần lượt đi vào con đường bế tắc không lối thoát, với tấm lòng yêu nước sâu sắc, sự trăn trở:
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn sẽ vươn mây?
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?
(trích trong bài: Người đi tìm hình của Nước của Chế Lan Viên)
bằng sự hiểu biết của mình, người thanh niên Nguyễn Tất Thành xếp lại cuộc sống riêng tư, chào tạm biệt quê hương, đất nước. Vào trung tuần tháng 5/1909, Người dừng chân ở Bình Định thăm cha. Cha con gặp lại nhau trong tình thân ái bao la, cùng “sưởi ấm”, trao cho nhau những tâm tư, tình cảm và nỗi lòng của mình trước vận mệnh dân tộc trên mảnh đất Tây Sơn. Trong những năm tháng ở Bình Định, Người chủ yếu sống ở Quy Nhơn và học tại nhà một người bạn của cha là thầy giáo Phạm Ngọc Thọ (thầy giáo của Trường Pháp – Việt Quy Nhơn). Có đôi lúc, Người về Bình Khuê thăm cha. Sống trên vùng đất quê hương của đoàn quân áo vải Tây Sơn, bầu nhiệt huyết của Người được tiếp sức, được hâm nóng bởi tinh thần anh dũng quật cường của Quang Trung - Nguyễn Huệ, tinh thần bất khuất trong đấu tranh và cần cù lao động của người dân Bình Định…

Tuy dấu chân “in hình” ở Bình Định không nhiều, nhưng con người và thiên nhiên vùng đất này ăn sâu in đậm trong tâm khảm của Người. Hình ảnh của sông Côn và những tình cảm ấm áp của Nhân dân Bình Định in dấu không bao giờ phai nhạt trong Người, để sau bốn mươi lăm năm chia tay cha ở Bình Định, năm 1955, khi gặp đoàn đại biểu tỉnh Bình Định tại Hà Nội, biết có người quê ở huyện Bình Khê, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi: “Nhà các cô, các chú có gần sông Côn không? Nước sông Côn vẫn trong đấy chứ? Ngấn nước sau mỗi mùa mưa vẫn cứ để lại trên các bờ cây ven sông?” (2).

Từ trong lịch sử, tôi trở về dưới chân “Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành” và liên tưởng tới lời thoại trong truyện “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng, Người nói rằng: “Con đến thăm cha để rồi… con đi”(3). Chia tay cha, chia tay quê hương Bình Định tiếp tục hành trình đi “tìm hình của Nước”, Người luôn khắc ghi lời cha dạy“... Nước mất hãy đi tìm nước, chớ đi tìm cha” (3).

Chào tạm biệt Quy Nhơn, trong tôi bổng vang lên hai câu thơ: “Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút...”
(Trích trong bài Sáng tháng năm của nhà thơ Tố Hữu)
Dù dòng đời thay đổi, thời gian thay đổi, cảnh vật cũng thay đổi... nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người vẫn trường tồn cùng đất nước, dân tộc Việt Nam, là nơi để mỗi người cán bộ, đảng viên soi mình, để mỗi người dân Việt tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, bảo vệ, xây dựng đất nước theo con đường mà Bác và Đảng đã lựa chọn.
Bích Nhung
Chú thích:
1. Trích bài thơ: Người đi tìm hình của Nước “ của Nhà thơ Chế Lan Viên;
2,3. Trích trong “Búp sen xanh” của Sơn Tùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đề cương tuyên truyền Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành, công trình có ý nghĩa lịch sử - văn hóa của tỉnh Bình Định của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định.
- Nguyễn Tất Thành ở Bình Định do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Ban Khoa học – Kỷ thuật Bình Định phát hành năm 1991
Tháng năm tới, đất trời tỏa nắng khắp nơi dường như nói hộ lòng mỗi người dân Việt Nam háo hức vui mừng chào đón ngày sinh nhật Bác Hồ. Trong không khí vui chung ấy, tôi nhớ lại ngày tới thăm tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành ở thành phố Quy Nhơn – Bình Định – một công trình lịch sử - văn hóa có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc; thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa tình gia đình, tình phụ tử với tình yêu quê hương đất nước. Sau hành trình dài, chúng tôi đến với thành phố Quy Nhơn – Bình Định. Bao cái mệt mỏi đều tan biến khi Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành dần dần được thu vào trong tầm mắt. Giữa khung cảnh bao la của Quãn

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Đoàn kết quốc tế - Tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Gửi bình luận của bạn