Công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng không chỉ góp phần tổng kết kinh nghiệm lịch sử, cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, mà còn là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục truyền thống cách mạng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, đồng thời, tham gia đắc lực vào cuộc đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử của các thế lực thù địch.

Tăng cường công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Tăng cường công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Trong những năm qua, công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử đảng bộ địa phương cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được các cấp ủy đảng, lãnh đạo các ngành, đơn vị quan tâm triển khai thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực. Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 “Về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” và tiếp đó là Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/1/2018 của Ban Bí thư “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử đảng bộ các địa phương, lịch sử và kỷ yếu của các ban, sở, ngành, đoàn thể và các cơ quan trên địa bàn tỉnh, góp phần ghi lại những chặng đường lịch sử đấu tranh của toàn Đảng bộ, nêu bật những thành tựu cách mạng của Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Hội thảo góp ý Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam Ranh, giai đoạn 1975-2010

Với sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã nhận thức sâu sắc hơn vị trí, vai trò của công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử đối với công tác chính trị, tư tưởng. Qua đó, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng địa phương, lịch sử truyền thống các ban, ngành, đoàn thể tỉnh được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đạt được những kết quả quan trọng. Công tác hướng dẫn, thẩm định được triển khai kỹ lưỡng; nội dung các ấn phẩm lịch sử đã tập trung làm rõ, lý giải một cách khoa học về bối cảnh lịch sử, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, đảm bảo tính khách quan, tính Đảng, tính khoa học và thống nhất; thể hiện rõ nét đặc thù của từng địa phương, đơn vị. Số sách lịch sử đảng bộ địa phương, đơn vị được nghiên cứu, biên soạn, xuất bản trên địa bàn toàn tỉnh tăng cả về số lượng, chất lượng. Đối với cấp tỉnh, đã xuất bản Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1930 - 1975 và giai đoạn 1975 - 2005; các ấn phẩm lịch sử chuyên đề, như: Khánh Hòa - Những mốc son lịch sử, Bác Hồ trong lòng dân Khánh Hòa, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa - Các kỳ đại hội; chỉ đạo thực hiện bộ phim “Ba đứa chúng mình”... Đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đã có 17 đơn vị xuất bản sách lịch sử (hoặc kỷ yếu, biên niên) giai đoạn trước và sau năm 1975. Đối với các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc, đã có 8/8 huyện, thị ủy, thành ủy hoàn thành biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn trước 1975 và 7/8 địa phương hoàn thành biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn sau 1975; 6/7 đảng ủy trực thuộc xuất bản ấn phẩm lịch sử. Đối với cấp xã, phường, thị trấn, toàn tỉnh có 132/136 xã, phường, thị trấn (trừ 03 xã, thị trấn của huyện Trường Sa) hoàn thành xuất bản lịch sử cách mạng.

Ra mắt cuốn lịch sử cách mạng phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa, giai đoạn 1930-2010

Cùng với việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản các ấn phẩm lịch sử, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng địa phương cũng được các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương, đơn vị quan tâm, tăng cường bằng hình thức phong phú, đa dạng, như: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ban tuyên giáo các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy xây dựng hướng dẫn công tác tuyên truyền, tài liệu tuyên truyền các ngày lễ, kỷ niệm trong năm; tham mưu cấp ủy tổ chức các hoạt động mít tinh, tọa đàm kỷ niệm, các cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử,…Một số đơn vị, địa phương tổ chức các hội thi tìm hiểu về lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng địa phương, lịch sử truyền thống như: Thành ủy Cam Ranh, Thị ủy Ninh Hòa, Huyện ủy Vạn Ninh, Đảng ủy Công an tỉnh, Đảng ủy BCH Quân sự tỉnh; Đảng ủy Đại học Nha Trang;... Bên cạnh đó, tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng địa phương lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chính trị, thông tin thời sự, sinh hoạt chi bộ; tuyên truyền kết hợp trong các buổi ra mắt sách lịch sử của địa phương, đơn vị; qua các hoạt động “về nguồn”, tìm hiểu các địa danh, di tích lịch sử, các căn cứ cách mạng; các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh;…

Trường Chính trị tỉnh và trung tâm chính trị các huyện, thị, thành phố tăng cường lồng ghép nội dung giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống địa phương vào chương trình giảng dạy tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các trường học lồng ghép nội dung thích hợp về giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng địa phương vào chương trình giảng dạy. Qua đó, giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, từ đó có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Thị ủy Ninh Hòa tổ chức Chung kết và trao giải Hội thi tuyên truyền lịch sử cách mạng xã, phường, năm 2019

 

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/TU, ngày 11/9/2019 về tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, chỉ đạo đầu tư, nâng cấp các di tích phải đảm bảo hài hòa các mục tiêu: Đúng quy định pháp luật; giữ gìn, tôn tạo cảnh quan di tích; phát triển du lịch; nâng cao đời sống của người dân; tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống văn hóa; bảo vệ an ninh - quốc phòng. Trên cơ sở đó, công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích được các địa phương, đơn vị quan tâm thực hiện hiệu quả. Sở Văn hoá, Thể thao thường xuyên tổ chức các hoạt động quảng bá về giá trị các di tích lịch sử - văn hoá đến bạn bè trong nước, quốc tế. Báo Khánh Hòa, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, trang thông tin điện tử, mạng xã hội của các địa phương, đơn vị đã có nhiều bài viết, phim tư liệu, phóng sự về các hoạt động giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng địa phương, các di tích cách mạng, nhất là các căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy.

Những kết quả đạt được trong công tác lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền về sự cần thiết của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể; đồng thời giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử cách mạng địa phương, từ đó bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống cách mạng của địa phương, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo sức mạnh tổng hợp để chung tay xây dựng tỉnh Khánh Hòa ngày càng phát triển.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác biên soạn lịch sử đảng bộ cơ sở vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng địa phương; Đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng địa phương còn mỏng; Công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung các ấn phẩm lịch sử đã xuất bản nhằm giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên chưa được chú trọng;…Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn; tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử đảng bộ địa phương cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thời gian tới, các cấp, các ngành trong tỉnh cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Một là, nâng cao nhận thức trong toàn Đảng bộ và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng, đặc biệt là đối với công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới; coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác chính trị - tư tưởng của các cấp uỷ đảng và các tổ chức đảng. Tiếp tục tổ chức triển khai, quán triệt Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.

Hai là, tập trung nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn các công trình lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng, theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa công tác sưu tầm, khai thác tư liệu và công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bảo đảm tính khách  quan, khoa học và tính Đảng. Chú trọng công tác thẩm định bản thảo các công trình lịch sử trước khi xuất bản, phát hành. Đẩy mạnh công tác sưu tầm, lưu trữ, số hóa tư liệu lịch sử phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn; chú trọng tư liệu của cấp ủy, chính quyền các cấp,   sổ tay, bút ký, hồi ký,…của các đồng chí lãnh đạo qua các thời kỳ.

Ba là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng đối với các cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ bằng những hình thức phong phú, sinh động, phù hợp với từng đối tượng, như: kết hợp học tập với thăm quan khu di tích cách mạng; sản xuất các video clip về lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, các nhân vật lịch sử với phương trâm dễ hiểu, dễ nhớ; tăng cường các bài viết, bài báo, các cuộc thi trên các trang thông tin điện tử về các ngày lễ lớn, những sự kiện, nhân vật lịch sử của dân tộc, của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Bốn là, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng. Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử theo hướng ổn định, bố trí đủ cán bộ chuyên trách lịch sử Đảng có chuyên môn, kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị và tinh thần trách nhiệm ở Ban tuyên giáo các cấp. Tạo điều kiện mọi mặt để cán bộ được học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị.C ó chế độ khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác lịch sử Đảng. Tăng cường bố trí kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng ở các địa phương.

Năm là, coi trọng đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử tại các cơ sở giáo dục; tiếp tục đưa nội dung lịch sử đảng bộ địa phương lồng ghép giảng dạy trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử.

Đánh giá về tầm quan trọng của công tác lịch sử, đồng chí Trường Chinh cho rằng: “Công tác sử học là công tác tư tưởng. Viết sử tức là tổng kết những kinh nghiệm đúng, sai, phổ biến kinh nghiệm đúng, khắc phục cái sai, ôn lại cái cũ để chỉ đạo cái mới...Viết là để giáo dục đảng viên và quần chúng, làm cho họ tự hào và tin tưởng, có thêm năng lực và kinh nghiệm để làm nên những sự nghiệp vĩ đại hơn nữa. Qua việc nghiên cứu sử mà giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần kiên cường chiến đấu, khắc phục khó khăn…”. Có thể khẳng định, truyền thống lịch sử dẫu lâu đời đến mấy, dẫu vĩ đại và có sức hấp dẫn lớn đến đâu vẫn có thể bị mai một nếu như người kế thừa không có ý thức giữ gìn, trân trọng. Do đó, công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác tư tưởng, góp phần phát huy các giá trị lịch sử của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau, từ đó góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

  Lâm An

Trong những năm qua, công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử đảng bộ địa phương cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được các cấp ủy đảng, lãnh đạo các ngành, đơn vị quan tâm triển khai thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực. Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 “Về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” và tiếp đó là Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/1/2018 của Ban Bí thư “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hi

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Đoàn kết quốc tế - Tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Gửi bình luận của bạn