Hơn nửa thế kỷ phấn đấu và hoạt động cách mạng dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Lương Bằng luôn hết lòng vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, sáng ngời khí tiết người chiến sĩ cộng sản kiên trung.

Sáng ngời khí tiết người chiến sĩ cộng sản kiên trung
Sáng ngời khí tiết người chiến sĩ cộng sản kiên trung
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm bộ đội Hải quân tại Hồng Quảng (nay là Quảng Ninh), tháng 3/1959. (Ảnh tư liệu)

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm bộ đội Hải quân tại Hồng Quảng (nay là Quảng Ninh), tháng 3/1959. (Ảnh tư liệu)

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng (bí danh Sao Đỏ, Hai Nam, Triệu Vân...), sinh ngày 2/4/1904, tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm, tổng Đoàn Lâm, huyện Thanh Miện (nay là xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện), tỉnh Hải Dương trong một gia đình nghèo có truyền thống yêu nước. Ngay từ khi được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giác ngộ, giáo dục và tham gia vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925), đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã tiếp nhận được tư tưởng của Người, suốt đời phấn đấu, học tập và thực hành nêu gương đạo đức cách mạng, hết lòng phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.

Khi được Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thiết lập hệ thống liên lạc, truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước và mở rộng phong trào cách mạng (1926); gây dựng cơ sở trong Việt kiều và binh lính người Việt trong tô giới Pháp (1929); đồng chí đã thể hiện vai trò là một trong những người tiên phong tổ chức thắng lợi việc truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam.

Đồng chí góp phần quan trọng xây dựng thành công các cơ sở cách mạng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên cũng như thiết lập thành công hệ thống giao thông liên lạc trong nước với nước ngoài trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, trước sự truy sát của kẻ thù.

Khi đồng chí bị thực dân Pháp bắt (lần thứ nhất năm 1931, lần thứ hai 1933) và giam cầm trong ngục tù, đồng chí luôn nêu cao khí tiết của người cộng sản, tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường, mưu trí. Đồng chí là một trong những người đi đầu trong các cuộc đấu tranh chống chế độ lao tù hà khắc, nêu cao tinh thần bất khuất trước quân thù.

Tháng 8/1943, cùng một số cán bộ của Đảng vượt ngục thành công và trở về tiếp tục hoạt động cách mạng, đồng chí được Thường vụ Trung ương Đảng giao phụ trách công tác tài chính và công tác binh vận.

Tháng 8/1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, Tuyên Quang, đồng chí được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tại Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào đã bầu đồng chí vào Ban Thường trực Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí liên tục là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lần lượt giữ các chức vụ: Trưởng ban Kinh tế - Tài chính Trung ương sau đổi thành Ban Tài chính Trung ương (1947-1951); Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1951-1952); Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô (1952-1956); Tổng thanh tra Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ (1956-1960); Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng (1960-1969); Phó chủ tịch nước (1969-1979).

Thực tiễn cách mạng phong phú đã hình thành ở đồng chí Nguyễn Lương Bằng phương pháp làm việc khoa học, gắn liền với phẩm chất đạo đức cách mạng kiên cường của một chiến sĩ cộng sản, một nhà lãnh đạo luôn đặt lợi ích của dân tộc, của Đảng lên trên hết, trước hết, cũng như lối sống giản dị, nhân văn của đồng chí.

Một trong những phẩm chất cách mạng cao quý của đồng chí Nguyễn Lương Bằng mà các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hết sức trân trọng, đó là nói thẳng, nói thật, giữ vững nguyên tắc nhưng thấm đượm tinh thần nhân văn trong hoạt động thực tiễn; kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, suy thoái trong Đảng; kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện, cám dỗ của chủ nghĩa cá nhân; chú trọng giữ gìn, xây dựng, bảo vệ Đảng trong sạch, vững mạnh.

Với bản lĩnh và ý chí kiên cường vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, quá trình hoạt động và cống hiến cho cách mạng của đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã góp phần quan trọng vào những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Nhà nước ta trong sạch, vững mạnh, thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Là một người yêu nước nhiệt thành, một chiến sĩ cộng sản kiên cường, trải qua hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một tấm gương sáng ngời về khí tiết cộng sản và đạo đức cách mạng. Đồng chí được Đảng, Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng vì những công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc./.

HOÀNG XUÂN TÙNG (qdnd.vn)

 
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm bộ đội Hải quân tại Hồng Quảng (nay là Quảng Ninh), tháng 3/1959. (Ảnh tư liệu) Đồng chí Nguyễn Lương Bằng (bí danh Sao Đỏ, Hai Nam, Triệu Vân...), sinh ngày 2/4/1904, tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm, tổng Đoàn Lâm, huyện Thanh Miện (nay là xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện), tỉnh Hải Dương trong một gia đình nghèo có truyền thống yêu nước. Ngay từ khi được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giác ngộ, giáo dục và tham gia vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925), đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã tiếp nhận được tư tưởng của Người, suốt đời phấn đấu, học tập và thực hành nêu gương đạo đức cách mạng, hết lòng phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Khi đượ

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn