“Ơi! Dòng nước sông Dinh có máu chị Trừ, chở nặng phù sa như dòng sữa mẹ. Mảnh đất Ninh Hòa muôn đời còn nhớ, gương người anh hùng sáng mãi ngàn năm”. Xin được mượn hai câu trong bài hát “Chị Nguyễn Thị Trừ sống mãi” 1 để gợi lại hình ảnh về một nữ chiến sĩ cách mạng kiên cường và bất khuất trên quê hương Ninh Hòa.
“Ơi! Dòng nước sông Dinh có máu chị Trừ, chở nặng phù sa như dòng sữa mẹ. Mảnh đất Ninh Hòa muôn đời còn nhớ, gương người anh hùng sáng mãi ngàn năm”. Xin được mượn hai câu trong bài hát “Chị Nguyễn Thị Trừ sống mãi” 1 để gợi lại hình ảnh về một nữ chiến sĩ cách mạng kiên cường và bất khuất trên quê hương Ninh Hòa.

Chị Nguyễn Thị Trừ sinh năm 1925 tại thôn Vĩnh Phú, thị trấn Ninh Hòa, huyện Ninh Hòa (nay là phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa) trong một gia đình nông dân nghèo. Lớn lên trong chiến tranh, chứng kiến biết bao kiếp đời bị áp bức, trong chị nhen nhóm rồi lớn dần lòng yêu đồng bào và ý chí căm thù giặc sâu sắc. Năm 17 tuổi, chị gia nhập Đoàn thanh niên Cứu quốc. Ngày 30/10/1946, chị thoát ly gia đình, tham gia nhập ngũ và trở thành một chiến sĩ dạn dĩ, đầy mưu trí dũng cảm, thành thạo trong công tác và chiến đấu.

Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), thực dân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược trong cả nước. Tại Ninh Hòa, chúng tiến hành đánh phá ác liệt phong trào kháng chiến nhằm thực hiện âm mưu xây dựng nơi đây trở thành hậu phương vững chắc, làm bàn đạp giữ lấy Tây Nguyên và đánh chiếm các tỉnh Nam Trung bộ. Thực hiện chủ trương của Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng (tháng 3/1947) về củng cố hệ thống tổ chức Đảng, đội Biệt động khu phố Ninh Hòa được thành lập, lấy tên là “Xung phong đội” do đồng chí Nguyễn Lân làm đội trưởng. Chị Nguyễn Thị Trừ đã hăng hái gia nhập vào Đội và được phân công làm nhiệm vụ như một tổ chức an ninh xung phong, xây dựng cơ sở ở thôn Vĩnh Phú và tổ chức theo dõi tình hình các mặt của địch trong huyện lỵ Ninh Hòa để phục vụ cho hoạt động của đội. Trong công tác, nhờ được bà con đùm bọc, che chở, chị đã khắc phục mọi khó khăn, xây dựng được nhiều cơ sở và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công. Là một chiến sĩ kiên cường hết mực của “Xung phong đội”, với sự thông minh, nhanh nhẹn, chị đã nhiều lần tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh chính trị với kẻ thù và trực tiếp cùng với đồng đội diệt nhiều tên đầu sỏ gian ác trên quê hương làm cho nhân dân thán phục, kẻ địch khiếp sợ. Từ khi tham gia cách mạng, chị luôn chiến đấu dũng cảm, tỏ rõ ý chí thà hy sinh thân mình chứ quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ cho giặc.

Đầu năm 1947, địch tăng cường càn quét, đánh phá, lập vành đai trắng hòng bao vây, cô lập căn cứ kháng chiến của tỉnh và huyện. Phối hợp và hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của đồng bào đang diễn ra ác liệt ở vùng giáp ranh và căn cứ, “Xung phong đội” được lệnh mở hoạt động đánh địch giữa trung tâm huyện lỵ, tạo tình thế mất ổn định ngay trong trung tâm đầu não của chúng làm cho chúng phải co về đối phó. Tháng 7/1947, chị Trừ xung phong đảm nhận nhiệm vụ đưa lựu đạn vào diệt tên thiếu úy Pháp khét tiếng tàn bạo và mấy tên cảnh sát hàng ngày đi lùng sục cướp bóc nhân dân trong chợ. Sau nhiều lần trinh sát, nắm được quy luật hoạt động của chúng, chị đã quyết định đánh địch ngay tại chợ huyện giữa ban ngày. Chị đã khôn khéo cải trang thành người đi chợ Dinh, dũng cảm lọt qua nhiều lớp rào phòng thủ vừa nổi vừa chìm dày đặc của địch, đưa lựu đạn vào được đến chợ. Sau khi chờ đợi, chị bắt gặp một toán lính khố xanh do tên thiếu úy Pháp dẫn đi kiểm soát, cướp bóc ở chợ. Đợi cho tên thiếu úy Pháp đi tới khoảng trống đảm bảo an toàn cho dân, chị ném lựu đạn diệt ngay tên thiếu úy và một số tên khác. Những tên sống sót phát hiện ra chị, liền đuổi theo. Chị chạy lẫn vào đám đông, trên đường thoát ra, chị bị một toán lính chặn tại ngã ba đường lên nhà ga, chị đã dũng cảm dùng trái lựu đạn còn lại ném tiếp. Cả hai lần, chị diệt được 11 tên trong đó có tên thiếu úy Pháp. Đến đề pô xe lửa, địch huy động lực lượng bao vây và bắt được chị.

Cay cú do thiệt hại nặng giữa ban ngày ngay trung tâm phủ lỵ, địch điên cuồng tra tấn chị tại chỗ hết sức dã man. Trên đường đưa chị về nhà lao Ninh Hòa, chúng dùng báng súng, lưỡi lê, giày đinh, cùi chỏ đấm đá dồn dập vào người chị, vừa đánh chúng vừa tra khảo: “Mày ở nhà ai? Ai chưa chấp mày để vào đây đánh, ai là cơ sở của mày, ở đâu? Khai mau, khai ngay” chị nói: “Giết tao đi”, chúng lại gầm lên như thú dữ “Im hả? Không khai hả?” vừa nói chúng vừa đánh chị tới tập, chị vẫn im lặng, người chị kiệt sức đờ đẫn, tay chị bị còng ngược về phía sau, người bê bết máu, chúng lại kéo chị đi. Đến cầu Dinh, trước khi đưa chị vào nhà lao, chúng nắm ngược tóc chị về phía sau, gầm lên dữ tợn “Mày to gan lắm hả? Tao cho mày cơ hội cuối cùng, nếu không khai tao moi gan mày, tao cắt đầu mày vứt xác xuống sông”, tên thông ngôn thấy bế tắc xuống giọng van nài, dụ dỗ chị khai để được sống về với gia đình, chị hất hàm hét lớn: “Giết tao đi quân khát máu”. Địch tức tối, điên cuồng cắt da, xẻo từng miếng thịt trên người chị và tiếp tục tra hỏi chị tại cầu Dinh, nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ biệt động hiên ngang, kiên cường và bản lĩnh, chị không khai báo một lời. Tại nhà lao Ninh Hòa, không khai thác được gì ở chị, địch đã bí mật đưa chị đi thủ tiêu vào đêm 27/7/1947 tại gò Phước Lý (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình ngày nay) cùng với 8 chiến sĩ du kích và đồng bào xã Ninh Bình. Trước khi hy sinh anh dũng, chị còn hô vang “Hồ Chí Minh muôn năm”. Noi gương chị Trừ, các chị Nguyễn Thị Thi du kích thôn Hòa Thuận, chị Nguyễn Thị Kiết thôn Quang Đông cũng đưa lựu đạn vào chợ Ninh Hòa diệt địch và đều hy sinh anh dũng. Sự hy sinh của các chị đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng chí, đồng bào. Đây cũng là lời tố cáo đanh thép đối với sự dã man, tàn bạo và âm mưu hèn hạ của chế độ thực dân Pháp lúc bấy giờ.

Hiện nay chị đang yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ Ninh Hoà - Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Ghi nhận những cống hiến của chị, ngày 11/8/1978, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 381/QĐ-TTg công nhận chị là Liệt sĩ và ngày 31/7/1998, chị được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Tên của chị còn được đặt cho một công trình thủy lợi bắc ngang sông Dinh - Đập chị Trừ, để tưởng nhớ người nữ chiến sỹ “Xung phong đội” anh dũng hy sinh trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Qua 71 năm kể từ ngày AHLLVTND Nguyễn Thị Trừ hy sinh (1947 – 2018), cũng là dịp để chúng ta ôn lại những chiến công hiển hách, vẻ vang của một nữ chiến sĩ đã chiến đấu ngoan cường và hy sinh anh dũng vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Mặc dù chị đã đi xa nhưng sự kiên cường, bất khuất của chị sẽ mãi mãi là tấm gương ngời sáng góp phần giáo dục lòng yêu nước, bồi đắp tinh thần tự tôn dân tộc, nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ phải luôn ghi nhớ, tự hào và nguyện sống xứng đáng với sự hy sinh anh dũng của các thế hệ đi trước, quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lâm An

Chú thích: 1 Bài hát Chị Nguyễn Thị Trừ sống mãi, Nhạc: Bảo Anh, Lời: Hồ Bá Chiến – Bảo Anh
Tài liệu tham khảo:
1. Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Ninh Hòa (1930 – 1975)
2. Lịch sử cách mạng thị trấn Ninh Hòa (1930 – 2010)
3. Ninh Hòa những năm tháng không quên
“Ơi! Dòng nước sông Dinh có máu chị Trừ, chở nặng phù sa như dòng sữa mẹ. Mảnh đất Ninh Hòa muôn đời còn nhớ, gương người anh hùng sáng mãi ngàn năm”. Xin được mượn hai câu trong bài hát “Chị Nguyễn Thị Trừ sống mãi” 1 để gợi lại hình ảnh về một nữ chiến sĩ cách mạng kiên cường và bất khuất trên quê hương Ninh Hòa. Chị Nguyễn Thị Trừ sinh năm 1925 tại thôn Vĩnh Phú, thị trấn Ninh Hòa, huyện Ninh Hòa (nay là phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa) trong một gia đình nông dân nghèo. Lớn lên trong chiến tranh, chứng kiến biết bao kiếp đời bị áp bức, trong chị nhen nhóm rồi lớn dần lòng yêu đồng bào và ý chí căm thù giặc sâu sắc. Năm 17 tuổi, chị gia nhập Đo&agrave

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn