Cuối năm 1942, sau khi tiếp thu tài liệu về Mặt trận Việt Minh, đồng chí Trần Chí Hiền từng bước gây dựng cơ sở cách mạng, trước hết trong số người thân quen, tin cậy như Trần Oanh, Trần Việt Châu, Nguyễn Duy tính, Lê Hinh. Dưới ánh sáng của chương trình, điều lệ của Mặt trận Việt Minh, nhiều nhóm Việt Minh trong toàn tỉnh được thành lập.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt, tàn khốc nhất và đang có sự biến đổi mau chóng; ở trong nước, thực dân Pháp đã chính thức cấu kết với phát xít Nhật, vấn đề giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám (19/5/1941) quyết định đổi tên Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thành Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh). Lúc này, ở Khánh Hòa cơ sở cách mạng chưa phục hồi lại được. Cuối năm 1942, sau khi tiếp thu tài liệu về Mặt trận Việt Minh, đồng chí Trần Chí Hiền từng bước gây dựng cơ sở cách mạng, trước hết trong số người thân quen, tin cậy như Trần Oanh, Trần Việt Châu, Nguyễn Duy tính, Lê Hinh. Dưới ánh sáng của chương trình, điều lệ của Mặt trận Việt Minh, nhiều nhóm Việt Minh trong toàn tỉnh được thành lập.

Ở Nha Trang, cơ sở Việt Minh phát triển rộng rãi trong viên chức các sở công và tư như trong ngành hỏa xa, nhà đèn, hãng dệt Ơ-giơ-ri và trong các cơ quan hành chính chuyên môn của chính quyền bù nhìn như Sở Bưu điện, Sở lục lộ, Hợp tác xã Túc Mễ cục, Sở Thuốc (Viện Pasteur), Sở cá (Hải học viện)… Đặc biệt nhiều công chức cao cấp và trí thức có tên tuổi ở Nha Trang cũng hăng hái tham gia Việt Minh bất chấp sự dụ dỗ, mua chuộc của Nhật và Đảng Việt Nam ái quốc đồng tâm hội thân Nhật. Trong đó, tổ chức Việt Minh trong ngành hỏa xa quận 3 Nha Trang đóng vai trò nòng cốt. Cơ sở Việt Minh phát triển mạnh trong cả giới công thương, công nhân, lao động, những người buôn bán nhỏ. Cơ sở Việt Minh trong binh sĩ ngụy cũng được thiết lập. Đồng chí Trần Chí Hiền phụ trách Việt Minh ở Nha Trang.

Ở phía Bắc Khánh, tháng 3/1943, đồng chí Mai Dương sau khi mãn hạn tù, bắt liên lạc với một số thanh niên dân chủ ở vùng Hòa Huỳnh – Lạc An ở Vạn Ninh, nhóm Lý Khuê ở phủ Ninh Hòa, Nguyễn Long ở Suối Ré, nhóm Nguyễn Lịnh, Nguyễn Bảy (Tức Lê) ở Hòn Khói truyền đạt Nghị quyết Hội Trương ương 8, chương trình, điều lệ Mặt trận Việt Minh để tuyên truyền gây dựng cơ sở Việt Minh. Giữa tháng 3/1945, sau khi ra tù, đồng chí Trịnh Huy Quang về hoạt động cách mạng ở Khánh Hòa. Đồng chí bắt liên lạc với đồng chí Mai Dương, Nguyễn Long và nhanh chóng liên lạc được với các nhóm cách mạng ở Ninh Hòa tuyên truyền, vận động quần chúng, xây dựng cơ sở Việt Minh. Đến cuối tháng 3/1945, hội nghị đại biểu các nhóm Việt Minh: Nguyễn Thạnh (Suối Ré), Lý Khê (thị trấn Ninh Hòa), Nguyễn Bảy (Hòn Khói), Võ Phước Lý (Lạc An), Huỳnh Quang Anh (Lạc Xuân), Mai Dương (Xuân Mỹ) được triệu tập tại Suối Ré, phía sau làng Vạn Khê. Hội nghị xác định tất cả những đồng chí dự hội nghị đều là thành viên Ban vận động Mặt trận Việt Minh Khánh Hòa, đồng chí Trịnh Huy Quang phụ trách chung và trực tiếp phụ trách Ninh Hòa, đồng chí Mai Dương phụ trách Vạn Ninh. Tháng 4/1945, Tỉnh ủy lâm thời được thành lập và nằm bên trong Ban vận động Việt Minh Khánh Hòa.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, phong trào Việt Minh ở nông thôn và thành thị đều phát triển mạnh nhưng chưa có sự gắn kết với nhau trong hành động. Phong trào Việt Minh ở Ninh Hòa và Vạn Ninh có xu thế phát triển ngày càng rộng, mạnh và có sự lãnh đạo của Tỉnh ủy lâm thời. Tuy nhiên ở Nha Trang, phong trào Việt Minh lúc đầu chưa có sự lãnh đạo của Tỉnh ủy lâm thời, do một số trí thức yêu nước và cựu chính trị phạm tổ chức và lãnh đạo, tập hợp được đông đảo nhân dân lao động, nhất là trong giới công nhân đường sắt, lục lộ và hầu hết công chức, trí thức vào Mặt trận Việt Minh. Ở Ba Ngòi, cuối năm 1944 đầu năm 1945, đồng chí Hồ Thiên Ngô (2) tiến hành gây cơ sở Việt Minh được 6 người nhưng số người này lại bị Pháp bắt ngay. Cho đến khi Nhật đảo chính Pháp, ở Ba Ngòi trắng cơ sở. Bởi vậy, việc thống nhất lực lượng Việt Minh trong toàn tỉnh được Tỉnh ủy lâm thời coi là vấn đề mấu chốt đảm bảo cho cách mạng trong tỉnh nổ ra đúng thời cơ và giành được thắng lợi trọn vẹn.

Sau khi đồng chí Trịnh Huy Quang bắt liên lạc với đồng chí Tôn Thất Vỹ và biết về tổ chức Việt Minh ở Nha Trang, đầu tháng 5/1945, cuộc họp giữa hai đoàn đại biểu Việt Minh Nha Trang và Việt Minh Khánh Hòa được triệu tập tại nhà đồng chí Đặng Thao ở thôn Mỹ Lệ (nay là xã Ninh Đa, huyện Ninh Hòa). Qua trao đổi, hai bên đều tán thành chủ trương thống nhất hai lực lượng Việt Minh nhưng việc thống nhất cụ thể về tổ chức và lãnh đạo thì chưa được nhất trí. Vì vậy, hai bên đồng ý cần có sự chuẩn bị thêm và hẹn tại kỳ họp sau sẽ thống nhất và giao cho Việt Minh Khánh Hòa chủ động triệu tập.

Vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6/1945, tổ chức cơ sở Việt Minh trong tỉnh được tăng cường, phong trào cách mạng có sự phát triển mạnh và rộng khắp, trong khi đó, tình thế cách mạng đang ngày càng có lợi; phát xít Đức, Ý đã đầu hàng đồng minh, phát xít Nhật đang trên bước đường đại bại. Việc thống nhất các lực lượng Việt Minh trong tỉnh ngày càng trở nên cấp bách. Đầu tháng 7/1945, cuộc họp để thống nhất lực lượng Việt Minh lần thứ hai được triệu tập tại nhà ông Nguyễn Châu – phó lý trưởng làng Phú Diêm (nay là Ninh Đa, Ninh Hòa). Ngoài thành phần đại biểu hai nhóm Việt Minh Nha Trang, Khánh Hòa, có thêm đại biểu nhóm Việt Minh mới hình thành của đồng chí Bùi San, Đỗ Long và đồng chí Hồ Độ - phái viên của Tỉnh ủy Quảng Ngãi vào liên lạc với Tỉnh ủy Khánh Hòa. Cuộc họp lần này, vấn đề tổ chức vẫn chưa thống nhất được. Nhưng tất cả các đại biểu đều cùng quan điểm đánh giá về tình hình phong trào cách mạng đang trên bước đường thuận lợi, cần phải ra sức hành động để phát triển phong trào rộng hơn, nhanh hơn cho kịp với tình hình.

Với tinh thần tất cả vì sự nghiệp cách mạng chung, đầu tháng 8/1945, Hội nghị thống nhất các lực lượng Việt Minh được triệu tập tại nhà bà Nguyễn Thị Liên ở Xóm Rượu, xã Mỹ Hiệp (nay là phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa) đã thành công tốt đẹp. Hội nghị thống nhất quyết định hợp nhất các lực lượng Việt Minh và thành lập Ủy ban Việt Minh tỉnh. Các đồng chí dự họp đều là thành viên Ban lãnh đạo Việt Minh tỉnh Khánh Hòa. Ủy ban Việt Minh tỉnh phân công các ủy viên phụ trách Ủy ban Việt Minh các phủ, huyện. Mặt trận Việt Minh tỉnh đã thông qua chương trình hành động chung của phong trào cách mạng toàn tỉnh.

Mặt trận Việt Minh tỉnh ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng về sự thống nhất lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh. Từ đây, phong trào cách mạng tỉnh Khánh Hòa có những bước chuyển biến mới, cơ sở Việt Minh phát triển rộng khắp, với hàng ngàn hội viên cứu quốc, phong trào cách mạng lên mạnh ở vùng nông thôn và các xã, thị trấn, tạo tiền đề tiến lên tổng khởi nghĩa thành công vào tháng 19/8/1945.
BN
Khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt, tàn khốc nhất và đang có sự biến đổi mau chóng; ở trong nước, thực dân Pháp đã chính thức cấu kết với phát xít Nhật, vấn đề giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám (19/5/1941) quyết định đổi tên Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thành Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh). Lúc này, ở Khánh Hòa cơ sở cách mạng chưa phục hồi lại được. Cuối năm 1942, sau khi tiếp thu tài liệu về Mặt trận Việt Minh, đồng chí Trần Chí Hiền từng bước gây dựng cơ sở cách mạng, trước hết trong số người thân quen, tin cậy như Trần Oanh, Trần Việt Châu, Nguyễn Duy tính, Lê H

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn