Cuộc chiến đấu bao vây quân Pháp 101 ngày đêm ở mặt trận Nha Trang – Khánh Hòa thể hiện ý chí đấu tranh giải phóng và lòng yêu nước nồng nàn, khao khát độc lập tự do của mọi tầng lớp nhân dân Khánh Hòa. Nhân dân Khánh Hòa từ già đến trẻ, nam cũng như nữ đều tự nguyện đứng trong đội quân cứu quốc, đóng góp cho cuộc chiến đấu. Tiếp nối truyền thống đấu tranh anh dũng vì độc lập, tự do cho dân tộc, Phụ nữ Khánh Hòa tham gia vào cuộc chiến đấu bao vây quân Pháp 101 ngày đêm với nhiệt huyết và quyết tâm cao
Cuộc chiến đấu bao vây quân Pháp 101 ngày đêm ở mặt trận Nha Trang – Khánh Hòa thể hiện ý chí đấu tranh giải phóng và lòng yêu nước nồng nàn, khao khát độc lập tự do của mọi tầng lớp nhân dân Khánh Hòa. Nhân dân Khánh Hòa từ già đến trẻ, nam cũng như nữ đều tự nguyện đứng trong đội quân cứu quốc, đóng góp cho cuộc chiến đấu. Tiếp nối truyền thống đấu tranh anh dũng vì độc lập, tự do cho dân tộc, Phụ nữ Khánh Hòa tham gia vào cuộc chiến đấu bao vây quân Pháp 101 ngày đêm với nhiệt huyết và quyết tâm cao

Sau khi đánh chiếm Sài Gòn, thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng các tỉnh Nam Bộ và chuẩn bị tiến công ra các tỉnh Nam Trung Bộ. Đầu tháng 10/1945, chúng đưa thiết giáp hạm Richelieu tới phong tỏa vùng biển Khánh Hòa và đổ bộ gần 1.000 quân lên bãi biển trước khách sạn Beau Rivage (nay là khách sạn Hải Yến), đồng thời tổ chức chiếm các vị trí then chốt trong thị xã Nha Trang ngày ấy, tăng cường một số phương tiện chiến tranh. Trước âm mưu của thực dân Pháp; uy hiếp trực tiếp con đường chi viện của lực lượng từ miền Bắc, miền Trung vào Nam Bộ, Tỉnh ủy chủ trương “dùng lực lượng tại chỗ chủ động tấn công vào một số mục tiêu quan trọng mà lực lượng địch ở đó tương đối mỏng, ta sẽ xâm nhập, như nhà ga, nhà đèn, kho Bình Tân nhằm tiêu diệt một số sinh lực địch, phá hủy cơ sở vật chất. Sau đó rút ra cùng lực lượng bên ngoài, thực hiện nhiệm vụ vây chặt quân Pháp trong thị xã, không cho chúng mở rộng diện chiếm đóng. Đồng thời kiên quyết giữ vững hành lang giao thông Bắc – Nam, đảm bảo thông suốt con đường chi viện từ Bắc vào Nam” . Theo tiếng gọi của quê hương, của trái tim nhiệt huyết yêu nước, phụ nữ khắp các địa phương trong tỉnh xung phong thoát ly và tích cực tham gia lực lượng tự vệ, trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu; trinh sát nắm tình hình địch, xây dựng công sự trận địa phòng thủ, tham gia vào đội cứu thương, cung cấp lương thực thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, nuôi dưỡng bộ đội; đồng thời động viên chồng, con ra mặt trận, cổ vũ các lực lượng vũ trang chiến đấu.

Khi lệnh nổ súng tiến công địch của Ban Chỉ huy Mặt trận Nha Trang – Khánh Hòa được phát, phụ nữ Khánh Hòa chủ động tham gia phục vụ chiến đấu và đoàn kết chặt chẽ với lực lượng vũ trang chiến đấu, gây cho địch nhiều tổn thất. Ở Nha Trang, các chị em trong đoàn Hồng Thập Tự phân công hai người theo một trung đội để chiến đấu. Tiếng súng của nữ tự vệ, nữ trinh sát đã hòa với tiếng súng của các chiến sĩ Vệ quốc đoàn. Chị Nguyễn Thị Hợp đã cùng với tổ tự vệ nam, bơi qua sông Cái ngay dưới cầu Xóm Bóng tập kích một trạm tiền tiêu của Pháp đóng tại Xóm Cồn. Trong khi đó, đội nữ cứu thương Nha Trang cõng thương binh vượt qua bom đạn để băng bó, cứu chữa kịp thời. Phụ nữ Vĩnh Xương, Diên Khánh vận động nhân dân góp của cải, lương thực thực phẩm để nuôi bộ đội đánh giặc; phát động phong trào “phụ nữ ủy lạo bộ đội” phục vụ cơm nước cho các chiến sĩ, phong trào “mẹ chiến sĩ” nhận bộ đội làm con nuôi… Vượt qua làn pháo đạn và máy bay địch, các đội tiếp tế do các chị phụ trách đã mang cơm, canh, bánh kẹo ra tận chiến hào. Nhiều đêm chiến sĩ còn được cung ứng bữa ăn khuya. Nhà của mẹ Nguyễn Thị Phòng, thôn Vĩnh Điềm Thượng (Nha Trang) là một trong những đầu mối vận chuyển tiếp tế cho mặt trận. Phụ nữ Diên Khánh đem hết sức lực và tình cảm để chăm sóc, nuôi dưỡng chiến sĩ từ mặt trận về. Khi Bệnh viện từ Cây Dầu Đôi dời lên Trường Lạc - Thanh Minh rồi lên Phú Cốc - Xuân Lâm, nhân dân ở Phú Ân Nam, Trường Lạc dành những căn nhà thoáng mát nhất để làm bệnh xá điều trị thương, bệnh binh. Các chị, các mẹ ở đây phối hợp với thầy thuốc tận tình cứu chữa, chăm sóc. Nhà ông bà Lê Kim Thọ, Trần Thị Minh Tu dùng làm phòng mổ cho những ca thương binh nặng. Chị Minh Tu còn cho sử dụng xưởng mộc của chị để đóng quan tài chôn cất tử sĩ. Phụ nữ ở các thôn Thanh Minh, Trường Lạc, Nghiệp Thành, Khu phố Thành… tổ chức thành nhóm quyên góp tiền mua thuốc, đường, sữa, ủng hộ hoa quả nuôi thương binh. Chị Nguyễn Thị Thỏ ở Phú Ân ngoài việc nhường nhà để làm bệnh xá còn tham gia chăm sóc anh em thương, bệnh binh. Có chị đã tự nguyện cùng bác sĩ túc trực bên giường bệnh chăm sóc, băng bó, xoa dịu vết thương, động viên tin thần các anh thương binh, tạo thành mối tình quân dân gắn bó, mặn nồng.

Để phục vụ nhiệm vụ bao vây, tiêu hao giặc Pháp, bảo đảm con đường liên lạc Bắc Nam, Hội phụ nữ cứu quốc vận động các mẹ, các chị những nơi trực tiếp có chiến sự tiếp tục phục vụ; tải thương, tiếp tế lương thực, liên lạc dẫn đường…. Nữ thanh niên các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Ranh tham gia canh gác, xây dựng công sự, lập các đội vận tải, phục vụ mặt trận và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, tuy đời sống còn khó khăn nhưng phụ nữ trong tỉnh hăng hái thực hiện “Hũ gạo nuôi quân”, sẵn sàng đóng góp với tinh thần tự giác cao dành lương thực thực phẩm tiếp tế cho chiến sĩ ngoài mặt trận.

Cuối 12/1945, địch đánh phá ác liệt, phòng tuyến phải dời lên Cây Da Quán Giếng. Lực lượng phụ nữ Ninh Hòa, Vạn Ninh dốc sức phục vụ cho tiền tuyến; chuyển tải vũ khí, hàng hóa từ ga Lương Sơn đến đoạn đường sắt an toàn để tàu lại tiếp tục đưa vào nam; hết lòng nuôi dưỡng đoàn quân Nam tiến, tiếp tế lương thực thực phẩm cho Mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa và tận tình chăm sóc thương binh từ mặt trận đưa về, ủy lạo bộ đội. Các chị em phụ nữ Ninh Hòa tổ chức các tổ làm bánh, làm thức ăn khô gửi cho các chiến sĩ ngoài mặt trận. Trong đó, chị Phạm Thị Tám quê thôn Vĩnh Phú (thị trấn Ninh Hòa) được Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi “đồng chí Tám là người tỉnh Khánh Hòa, năm 16 tuổi vào đội nữ du kích cảm tử chống Nhật. Năm 1945 vừa đánh giặc, vừa tiếp tế cho bộ đội, vừa quyên góp thóc gạo để giúp đồng bào bị đói ở Bắc Bộ. Đồng chí Tám đã tham gia nhiều trận ở Khánh Hòa, Buôn Mê Thuột” .

Phụ nữ Khánh Hòa nỗ lực hỗ trợ, trợ giúp lực lượng tự vệ, bộ đội chiến đấu. Trong vòng một tháng, các cuộc phản kích mở vây của quân Pháp bị đánh lui, các vị trí trọng yếu của Pháp cũng bị tấn công và bị thiệt hại về sinh lực, phương tiện chiến tranh, âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của chúng cũng bị đánh bại.

Bước sang năm 1946, quân Pháp đã chiếm được Buôn Ma Thuột, ngày 27/1/1946, theo đường 20, chúng tập trung lực lượng lớn hành quân cơ giới có xe thiết giáp dẫn đường mở cuộc tấn công từ Đà Lạt xuống thị xã Phan Rang rồi hành quân ra Ba Ngòi (Cam Ranh) và theo đường 21 đánh xuống Ninh Hòa hình thành thế gọng kìm để giải vây cho Nha Trang. Trước tình hình đó, được sự động viên, chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Võ Nguyên Giáp “điều chỉnh ngay sự bố trí và cách tác chiến, không thể giữ mãi các phòng tuyến hiện nay mà phải chủ động rút ra một bộ phận chủ lực, chỉ để lại một bộ phận nhỏ bám sát địch, tổ chức những đơn vị cơ động, đánh địch bằng hình thức tập kích, phục kích, tiêu hao sinh lực địch, cho biệt động hoặc du kích thâm nhập đánh phá, toàn dân đánh giặc, mọi vùng, mọi làng đều thành làng xã chiến đấu. Đồng thời tỉnh nên chủ động xây dựng căn cứ kháng chiến ở vùng Đồng Trăng” và của Tỉnh ủy, phụ nữ Khánh Hòa tích cực tham gia hỗ trợ bộ đội, du kích chặn đánh các đoàn xe cơ giới của địch. Song, do tương quan quân sự không cân sức, đồng thời để bảo toàn lực lượng chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài, ngày 01/2/1946 toàn bộ lực lượng của ta trên các phòng tuyến và ở Thành rút qua Tứ Thôn Đại Điền và lên căn cứ Đồng Trăng (Diên Khánh).

Cuộc chiến đấu bao vây quân Pháp 101 ngày đêm (từ ngày 23/10/1945 đến ngày 01/2/1946) ở Mặt trận Nha Trang – Khánh Hòa đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, khiến cho mục đích của chúng, dùng Nha Trang làm bàn đạp để mở rộng phạm vị chiếm đóng không thể thực hiện được. Trong chiến công ấy có sự đóng góp công sức lớn lao của lực lượng phụ nữ Khánh Hòa.
BN
Cuộc chiến đấu bao vây quân Pháp 101 ngày đêm ở mặt trận Nha Trang – Khánh Hòa thể hiện ý chí đấu tranh giải phóng và lòng yêu nước nồng nàn, khao khát độc lập tự do của mọi tầng lớp nhân dân Khánh Hòa. Nhân dân Khánh Hòa từ già đến trẻ, nam cũng như nữ đều tự nguyện đứng trong đội quân cứu quốc, đóng góp cho cuộc chiến đấu. Tiếp nối truyền thống đấu tranh anh dũng vì độc lập, tự do cho dân tộc, Phụ nữ Khánh Hòa tham gia vào cuộc chiến đấu bao vây quân Pháp 101 ngày đêm với nhiệt huyết và quyết tâm cao Sau khi đánh chiếm Sài Gòn, thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng các tỉnh Nam Bộ và chuẩn bị tiến công ra các tỉnh Nam Trung Bộ. Đầu tháng 10/1945, ch&ua

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn