Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tỉnh Khánh Hòa (1954 - 1975), phong trào đấu tranh của phụ nữ luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng. Đặc biệt, những đóng góp của phụ nữ ở các huyện miền núi1 trong việc bố phòng, chiến đấu chống địch càn quét, chống xúc tác dân về đồng bằng, tăng cường sản xuất lương thực nuôi bộ đội,… đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của tỉnh Khánh Hòa và của dân tộc.

Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tỉnh Khánh Hòa (1954 - 1975), phong trào đấu tranh của phụ nữ luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng. Đặc biệt, những đóng góp của phụ nữ ở các huyện miền núi1 trong việc bố phòng, chiến đấu chống địch càn quét, chống xúc tác dân về đồng bằng, tăng cường sản xuất lương thực nuôi bộ đội,… đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của tỉnh Khánh Hòa và của dân tộc.

Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân ta giành thắng lợi, phong trào cách mạng tỉnh Khánh Hòa cũng như miền Nam bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Với dã tâm xâm lược Việt Nam, Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, củng cố chính quyền Ngô Đình Diệm, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự và tiền đồn chống cộng sản ở Đông Nam Á. Tại Khánh Hòa, sau khi tiếp quản, chúng khẩn trương xây dựng hệ thống chính quyền và bộ máy cai trị từ tỉnh đến xã, thi hành các chính sách khủng bố, trả thù man rợ nhằm triệt hạ lực lượng cách mạng. Trước tình hình đó, tháng 12/1954, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tại Suối Cau (Hòn Dữ) đề ra một số biện pháp để củng cố tổ chức, tư tưởng nhằm đẩy mạnh đấu tranh trong toàn tỉnh. Đối với miền núi, Hội nghị Tỉnh ủy vạch rõ cán bộ phải bám dân, thực hiện phương châm đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, tích cực xây dựng thực lực cách mạng.

 Giữa năm 1956, Mỹ - Diệm chuyển một phần lực lượng lên miền núi Khánh Hòa, xem đây là “khâu tấn công vào căn cứ cuối cùng và lâu dài của Việt cộng trong tỉnh” . Bên cạnh việc tăng cường đàn áp, khủng bố, tuyên truyền xuyên tạc nhằm “đánh bật Việt cộng ra khỏi đồng bào”, chúng đã dùng tiền bạc, vật chất để dụ dỗ, mê hoặc nhằm mua chuộc Nhân dân, thực hiện chính sách tập trung, tách Nhân dân ra khỏi ảnh hưởng của cách mạng. Tuy nhiên, nhờ sự tuyên truyền, giác ngộ đường lối đấu tranh cách mạng của các cấp ủy Đảng, các chị, các mẹ vẫn một mực bền gan quyết chí, lấy cớ do “sống ở núi rừng quen rồi, đi tập trung bệnh tật chết chóc”, “vì Nhang (thần linh) không cho” để tránh đi tập trung. Địch càn quét lùa dân, chị em bỏ chạy vào rừng, dời làng đi nơi khác. Bà Bảy ở Suối Hai (Khánh Sơn) không những không nghe theo địch kéo dân đi tập trung mà còn lập kế cho dân làng bắt một tên tay sai của địch; chị Mấu Tám ở thôn Tà Gộc đã cùng chồng lãnh đạo đồng bào 3 thôn Hòn Dù, A Xây, Tà Gộc (Vĩnh Khánh) dời làng lên ở chung với đồng bào Cà Thiêu là vùng có địa hình hiểm trở, được bố phòng bằng bẫy chông khiến địch không dám lùng sục. Với những đóng góp tích cực của các mẹ, các chị, trong 4 năm (1956 – 1959) địch chỉ dồn được 1/3 số dân miền núi ở khu vực Gia Lê (Khánh Vĩnh) và Trại Láng, sông Cạn (Khánh Sơn).

Đứng trước bao khó khăn và thử thách trong những năm tháng kháng chiến, các mẹ, các chị vẫn một lòng trung kiên, bảo vệ, nuôi giấu, che chở cho cán bộ, đảng viên. Có rất nhiều tấm gương điển hình cho tinh thần ấy như: bà Tà Ngà (xã Sơn Tân) đã nuôi các đồng chí Huyện ủy Khánh Sơn trong nhiều năm, Chị Ti Dú và các chị Bo Bo Ná, Bo Bo Khá (Xóm Cỏ) thay phiên nhau trong 4 năm liền tiếp tế lương thực, thực phẩm cho cán bộ. Chị Mấu Chín (Sơn Tân) khi bị tên Tổng Thục bắt, đánh và dụ dỗ cho muối, vải nếu dẫn hắn đi bắt cán bộ, chị đã nghiêm túc thực hiện khẩu hiệu: “không biết, không nghe, không thấy”. Khi đồng chí Tro É - Huyện ủy viên, kiêm Bí thư chi bộ xã Sơn Tân bị bắt, chị Mấu Liên - vợ đồng chí đã giả điên xông vào nhà lao đòi thả chồng, vừa thăm nuôi vừa làm nhiệm vụ đường dây liên lạc. Chị Cau Mà Tiên, vợ đồng chí Tro Quyết - Bí thư chi bộ xã Sơn Lâm, trước khi chết còn trăn trối với chồng “Anh và các con ăn lời (nghe lời) cụ Hồ và cán bộ, không theo bọn tổng, goum2 là tôi yên cái bụng”.

Cùng với việc quán triệt Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sau khi phân tích tình hình cách mạng của tỉnh ở các vùng miền núi cũng như đồng bằng, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã đề ra nhiều chủ trương, trong đó chủ trương chính là:“Đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng các huyện miền núi, lấy đấu tranh vũ trang hỗ trợ cho đấu tranh chính trị của quần chúng, phá các khu tập trung dân của địch”. Khánh Sơn được chọn là địa phương đi đầu trong phát động quần chúng nổi dậy, tất cả bộ máy tề ngụy bị xóa, một số tên án ôn như Tổng Thinh bị bắt. Phụ nữ cùng với đồng bào miền núi đào hầm chông, giăng cạm bẫy để bố phòng chống địch.

Theo sự tách nhập các địa danh hành chính, từ tháng 3/1960 – 8/1961, phong trào phụ nữ các huyện miền núi thuộc khu Ái – Vĩnh – Sơn3. Sau trận phá khu tập trung Gia Lê ở Khánh Vĩnh vào tháng 10/1960, toàn bộ miền núi từ Khánh Vĩnh đến Khánh Sơn với 15.000 dân được hoàn toàn giải phóng và trở thành căn cứ địa vững chắc của phong trào cách mạng trong toàn tỉnh. Sau khi miền núi được giải phóng, chính quyền tự quản được thành lập. Đại hội đại biểu các dân tộc vùng căn cứ đã bầu Ủy ban dân tộc tự trị khu Ái - Vĩnh - Sơn có 11 người, trong đó có 2 phụ nữ là chị Mấu Lực (Bác Ái) được bầu làm Chủ tịch và chị Cau Nhiều (Khánh Vĩnh) làm Ủy viên. Các ban tự quản ở huyện và xã cũng có nhiều phụ nữ tham gia.

Xác định miền núi Khánh Hòa là căn cứ vững chắc cho phong trào kháng chiến trong toàn tỉnh, năm 1963, địch ra sức bao vây kinh tế, liên tiếp mở các cuộc càn quét quy mô lớn nhằm thực hiện âm mưu dồn dân, triệt phá căn cứ miền núi, cắt đứt đường liên lạc chiến lược từ Trung ương vào Nam bộ, làm mất chỗ dựa của cơ quan chỉ đạo tỉnh Khánh Hòa. Trong hoàn cảnh đó, các mẹ, các chị đã cùng Nhân dân miền núi chiến đấu ngoan cường bằng hầm chông cạm bẫy, ná bắn tên thuốc độc kết hợp với súng trường khiến cho địch tổn thất trên 300 sinh mạng nhưng vẫn không dồn được một người dân nào về vùng địch kiểm soát. Ngày 25/8/1963, trực thăng địch chở 4 khẩu pháo từ căn cứ về Nha Trang, một cánh quân của địch rút về Cam Ranh bằng đường bộ đã bị du kích xã Ba Cụm, trong đó có nhiều phụ nữ bám đánh bằng tên thuốc độc trong liên tiếp 7 ngày, gây cho chúng nhiều tổn thất. Địch khiếp đảm đặt tên cho vùng Xóm Cỏ (Tô Hạp) là “Thung lũng tử thần”. Tháng 2/1963, Hội phụ nữ giải phóng ở căn cứ được thành lập, lãnh đạo phụ nữ toàn căn cứ tham gia sản xuất, bố phòng chống địch, tổ chức nhiều lớp học xóa mù chữ, thực hiện cuộc vận động ăn sạch, ở sạch, chống mê tín dị đoan.

Năm 1965, đế quốc Mỹ bị thua đau trên khắp chiến trường miền Nam, chiến lược chiến tranh đặc biệt bị phá sản. Mỹ chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ, tìm diệt và bình định nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng. Đối với căn cứ miền núi, chúng liên tục càn quét đánh phá nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của tỉnh, dùng máy bay B52 ném bom rải thảm, thả chất độc hóa học phá hoại mùa màng, xúc tác dân về đồng bằng. Trong bốn năm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ từ 1969 - 1972, phong trào phụ nữ ở các huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa đã phát triển mạnh mẽ trên cả mặt trận chính trị và mặt trận quân sự góp phần cùng toàn tỉnh phá tan chính sách bình định của địch. Các chị, các mẹ đã không quản ngại hy sinh gian khổ ngày đêm tăng gia sản xuất, quyết tâm bám rẫy thực hiện khẩu hiệu “sản xuất và bảo vệ sản xuất là đánh giặc”; vót chông, bố phòng chống địch càn quét; giã gạo, vận chuyển lương thực nuôi bộ đội... góp phần phá chiến lược chiến tranh tàn bạo của địch. Phong trào du kích chiến tranh miền núi phát triển mạnh, toàn căn cứ năm 1970 có 73 nữ du kích xã, 135 nữ du kích thôn. Phong trào du kích bắn máy bay được phát huy trong khu căn cứ, tháng 4/1971, chị Là Út (Liên Sang) dùng súng trường bắn bị thương 2 máy bay trực thăng của địch. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh oanh liệt, nhiều chị đã hy sinh xương máu của mình để chống lại những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Trong một trận càn, địch bắt chị Cao Thị Lãnh đang mang thai đưa về vùng chúng kiểm soát, chị kiên quyết không đi. Địch kéo chị lên máy bay, khi máy bay cất cánh, chị lao ra ngoài, thà chết chứ không về vùng địch.

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Tại Khánh Hòa, căn cứ miền núi vẫn đứng vững sau nhiều năm chiến tranh ác liệt. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội Liên hiệp phụ nữ Giải phóng tỉnh đã động viên toàn thể phụ nữ vùng căn cứ xuống các vùng thấp để sản xuất và tham gia xây dựng các tuyến bố phòng chống địch lấn chiếm. Trong khí thế tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam, phong trào phụ nữ miền núi đã đóng góp công sức rất lớn trong việc tham gia làm dân công tải đạn, nối liền đường Hồ Chí Minh với trung tâm căn cứ tỉnh dài 20 km. Nhờ con đường này, xe thồ có thể vận chuyển được vũ khí, đạn dược, tăng cường cho kho vũ khí của tỉnh, chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975. Ngày 3/4/1975, sư đoàn 10 tiến về giải phóng thị xã và khu quân sự liên hiệp Cam Ranh, các chị, các mẹ đã cùng Nhân dân góp nhiều công sức đảm bảo hậu cần cho bộ đội ta giải phóng Phan Rang và tiến vào giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất.

Sau gần 21 năm kiên cường, bền bỉ đấu tranh, phong trào phụ nữ miền núi tỉnh Khánh Hòa đã trải qua một chặng đường đầy cam go, thử thách có lúc tưởng chừng không thể đứng vững. Nhưng với lòng tin vào Đảng, vào cách mạng và Bác Hồ, các mẹ, các chị đã từng bước vượt qua khó khăn và lập nên những chiến công to lớn. Những tấm gương tiêu biểu của phụ nữ miền núi Khánh Hòa như: Mấu Tám, Mấu Chín, Mấu Liên, Là Út, Cao Thị Lãnh... mãi là niềm tự hào về hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Lâm An

 

[1] Năm 1956, tỉnh Khánh Hòa có 2 huyện miền núi là Khánh Vĩnh và Khánh Sơn. Tháng 8/1961, địa bàn huyện Khánh Vĩnh được tách thành 2 huyện là huyện Vĩnh Khánh và Vĩnh Sơn.

2 Là đơn vị vũ trang gồm bọn tay sai người dân tộc thiểu số tại chỗ được quân Pháp huấn luyện, chiêu mộ để chống phá cách mạng.

3 Ở tỉnh Khánh Hòa, từ tháng 3/1960, dưới sự lãnh đạo của Liên tỉnh 3, miền núi Khánh Hòa nhập với Bác Ái (Ninh Thuận) thành khu Ái – Vĩnh –Sơn. Về mặt Đảng, lúc này Ban cán sự miền Tây phụ trách các huyện miền núi của Khánh Hòa cũng được tách ra khỏi Tỉnh ủy, trực thuộc trực tiếp Liên tỉnh 3. Tháng 8/1961, Khu 6 được thành lập thay cho Liên tỉnh 3 (thuộc Liên khu 5). Khu ủy Khu 6 quyết định giải thể khu Ái – Vĩnh – Sơn, đưa các huyện Khánh Sơn, Vĩnh Sơn, Vĩnh Khánh trở về phạm vi hành chính tỉnh Khánh Hòa. Ban cán sự miền Tây sát nhập vào Tỉnh ủy Khánh Hòa thống nhất chỉ đạo toàn tỉnh.

Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tỉnh Khánh Hòa (1954 - 1975), phong trào đấu tranh của phụ nữ luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng. Đặc biệt, những đóng góp của phụ nữ ở các huyện miền núi1 trong việc bố phòng, chiến đấu chống địch càn quét, chống xúc tác dân về đồng bằng, tăng cường sản xuất lương thực nuôi bộ đội,… đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của tỉnh Khánh Hòa và của dân tộc. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân ta giành thắng lợi, phong trào cách mạng tỉnh Khánh Hòa cũng như miền Nam bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Với dã tâm xâm lược Việt Nam, Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, củng cố chính quyền Ngô Đình

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Đoàn kết quốc tế - Tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Gửi bình luận của bạn