Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” đóng vai trò rất quan trọng trong đấu tranh khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Những tư liệu, bản đồ có tính xác thực lịch sử cụ thể và giá trị pháp lý cao đã thể hiện một cách minh định lịch sử khai phá, xác lập, quản lý và thực thi chủ quyền hợp pháp của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa qua các thời kỳ. Do đó, phát huy giá trị Bộ bản đồ và tư liệu trong công tác thông tin, tuyền truyền là rất cần thiết, đặt trong bối cảnh công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là trên mặt trận thông tin - truyền thông.

Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay

Giai đoạn 2015 - 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 61 cuộc triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Trong năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã “Tổ chức triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại 28 trường trung học phổ thông trên địa bàn 10 tỉnh trên toàn quốc”(6).

 

Trên cơ sở dữ liệu của Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” được Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp, trao tặng (là bản sao chụp và phần mềm số của Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”), nhiều địa phương, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về Bộ bản đồ và tư liệu đến đông đảo cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân trên địa bàn.

 

Đơn cử như tại Khánh Hòa, “Giai đoạn 2017 - 2020, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức triển lãm lưu động và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tại 7 huyện, thị xã, thành phố. Qua 7 đợt triển lãm (triển lãm kéo dài 3 ngày tại mỗi địa phương), đã đón tiếp 12.229 lượt người đến tham quan, tìm hiểu về triển lãm… Tổ chức 3 đợt triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại 3 trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang, thu hút 4.750 giáo viên và học sinh tham dự”(7).

 

Nguồn tư liệu quý từ Bộ bản đồ và tư liệu đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu khoa học, xây dựng nội dung tuyên truyền về biển, đảo… góp phần không nhỏ nhằm lan tỏa giá trị Bộ bản đồ và tư liệu này đến mọi tầng lớp nhân dân những năm gần đây. Ngoài ra, những bản đồ, tư liệu quý này đã được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà báo, phóng viên… lựa chọn, sử dụng trong các bài viết, nghiên cứu cũng như đấu tranh với những luận điệu sai trái, xuyên tạc chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là trên không gian mạng, góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc hiện nay.

 

Nhìn tổng thể, công tác thông tin, tuyên truyền về Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:

 

Một là, Bộ bản đồ và tư liệu là những minh chứng sống động, xác đáng, giúp cho đông đảo nhân dân có một cái nhìn đầy đủ, trung thực về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, phù hợp với các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

 

Hai là, Bộ bản đồ và tư liệu đã góp phần khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Qua đó khắc sâu ý thức về chủ quyền quốc gia trên biển đối với mỗi người dân Việt Nam; nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn dân trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

 

Ba là, Bộ bản đồ và tư liệu đã giúp đồng bào ta ở nước ngoài cũng như bạn bè quốc tế có cách nhìn khách quan, trung thực về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Điều này góp phần gắn kết bà con kiều bào với nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo quê hương cũng như tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với lập trường, ứng xử và hành động của Việt Nam liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Bốn là, những bằng chứng lịch sử và pháp lý mà Bộ bản đồ và tư liệu thể hiện là căn cứ vững chắc để Việt Nam đấu tranh bằng con đường ngoại giao, pháp lý, bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồng thời bác bỏ những yêu sách chủ quyền vô căn cứ từ phía Trung Quốc.

 

Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền giá trị Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” cũng có một số nội dung cần quan tâm:

 

Thứ nhất, bản sao chụp Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” đã được Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị trên cả nước. Tuy nhiên, phát huy giá trị Bộ bản đồ và tư liệu vào hoạt động triển lãm, thông tin, tuyên truyền chưa có sự đồng nhất, mà còn tùy thuộc vào cách thức tổ chức và sự quan tâm của mỗi tổ chức, đơn vị.

 

Thứ hai, Bộ bản đồ và Tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” hiện có là những bản đồ, tư liệu đã được thẩm định nghiêm túc, kỹ lưỡng. Tuy nhiên hiện nay, trên thị trường và không gian mạng có rất nhiều tư liệu trôi nổi liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa chưa được kiểm chứng về giá trị và tính xác thực. Điều này ảnh hưởng không nhỏ về tính đồng nhất đối với những bản đồ, tư liệu thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Thứ ba, nội dung bộ bản đồ và tư liệu trong những năm qua thường được tập trung trưng bày, giới thiệu tại các địa phương, đơn vị, các trường học, trường đại học… còn tại các diễn đàn học thuật, hội thảo khoa học các cấp chưa được chú trọng thông tin, tuyên truyền; mặc dù đây là kênh có thể phổ biến, lan tỏa những bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa đến công chúng cũng như giới học thuật.

 

Thứ tư, hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là lập trường, quan điểm về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chưa được xây dựng thành một chủ đề riêng, trình bày đầy đủ và bao quát.

 

Thứ năm, công tác thông tin, tuyên truyền về giá trị Bộ bản đồ và tư liệu đối với đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế chưa được tổ chức nhiều để tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như lập trường, quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông.

 

3. Một số giải pháp phát huy giá trị Bộ bản đồ và tư liệu trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay

 

Hiện nay, các nước trong và ngoài khu vực đều có chiến lược tuyên truyền về bảo vệ các chính sách của mình tại biển Đông, phản bác yêu sách của các nước khác, làm dư luận hiểu không đúng bản chất vấn đề Biển Đông. Thực tế này đặt ra những yêu cầu mới về công tác thông tin, tuyên truyền về biển, đảo nói chung và phát huy giá trị Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” nói riêng, do đó cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

 

Một là, thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền giá trị Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” một cách bài bản, chắc chắn ngay từ cấp cơ sở. Theo đó, tại mỗi đơn vị hành chính cấp xã, cần có một bản sao Bộ bản đồ và tư liệu, đồng thời bố trí không gian trưng bày phù hợp, tùy điều kiện mỗi địa phương. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về tuyên truyền biển, đảo cho cán bộ cấp cơ sở phụ trách công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thông tin sâu rộng về giá trị Bộ bản đồ và tư liệu đến đông đảo nhân dân.

 

Về lâu dài, đây là điều cần thiết để những tư liệu, bản đồ thể hiện chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được đông đảo nhân dân dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu, đặc biệt là thế hệ trẻ. Từ đó, giúp mỗi người dân có được những kiến thức cơ bản về chủ quyền quốc gia trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đồng thời, những tư liệu sinh động từ Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” là điều kiện cần thiết để mỗi người dân nhận thức sâu sắc hơn giá trị thiêng liêng về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đã được định hình xuyên suốt chiều dài lịch sử; từ đó bồi đắp ý chí, nuôi dưỡng quyết tâm đối với công cuộc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.

 

Hai là, kịp thời chuẩn hóa tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong những năm qua, đặc biệt là khi Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 11/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác sưu tầm, thẩm định, công bố, sử dụng các tài liệu, bản đồ, ấn phẩm và khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức đã sưu tầm và hiến tặng tài liệu liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam được ban hành, công tác sưu tầm, thẩm định các tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được tiến hành nghiêm túc, cẩn trọng, với sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân, chuyên gia nghiên cứu về biển, đảo.

 

Trên cơ sở những kết quả sưu tầm, thẩm định, cần chuẩn hóa các tư liệu, bản đồ thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa cả về hình thức lẫn giá trị khoa học, pháp lý; đồng thời bổ sung vào Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” một cách đầy đủ, toàn diện.

 

Bên cạnh đó, nguồn tư liệu, bản đồ sau khi được chuẩn hóa cần được xây dựng thành cơ sở dữ liệu số một cách hệ thống và được cập nhật trên các trang thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, nghiên cứu, tuyên truyền về biển, đảo. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, tra cứu tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa một cách nhanh chóng, dễ dàng; tránh được việc viện dẫn, sử dụng tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa trôi nổi trên không gian mạng, chưa được kiểm chứng hoặc chứa yếu tố phản ánh sai lệch chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

 

Ba là, thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về Bộ bản đồ và tư liệu một cách khoa học, có trọng tâm, trọng điểm. Trong bối cảnh hiện nay, ngoài việc trưng bày, triển lãm Bộ bản đồ và tư liệu theo kế hoạch thường niên và các sự kiện quan trọng hằng năm của mỗi tổ chức, đơn vị; cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giới thiệu Bộ bản đồ và tư liệu, đặc biệt là các tư liệu mới phát hiện, bổ sung… tại các diễn đàn học thuật. Đây là một kênh quan trọng giúp cho việc lan tỏa những bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đến giới nghiên cứu… từ đó thúc đẩy việc minh chứng, khẳng định chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trên các diễn đàn, ấn phẩm khoa học.

 

Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tổ chức các đợt trưng bày, triển lãm Bộ bản đồ và tư liệu tại nước ngoài nhiều hơn, hướng đến đối tượng là bạn bè quốc tế và đồng bào ta ở nước ngoài. Trên cơ sở Bộ bản đồ và tư liệu hiện có, nên có sự lựa chọn những tư liệu, bản đồ, hình ảnh tiêu biểu của mỗi chủ đề; đồng thời biên dịch sang ngôn ngữ các nước có đông người Việt Nam đang sinh sống, công tác, học tập và lao động để xây dựng thành ấn phẩm thông tin phù hợp. Qua đó, mỗi người Việt ở nước ngoài đều có thể sử dụng, giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đến bạn bè quốc tế một cách thiết thực, hiệu quả.

 

Bốn là, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tư liệu về chủ trương, quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông cũng như chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là một nội dung rất quan trọng, cần được sắp xếp khoa học, hợp lý theo diễn tiến lịch sử, thể hiện lập trường nhất quán của Việt Nam đối với vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Đồng thời, quan điểm, chính sách và hành động của Việt Nam giai đoạn gần đây cần được khắc họa cụ thể, rõ nét nhằm thể hiện tính chính nghĩa, tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như tinh thần hòa hiếu của Việt Nam trong giải quyết các bất đồng, tranh chấp trên Biển Đông.

 

Điều này góp phần thể hiện ý chí, quyết tâm trước sau như một của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; qua đó vừa củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước trên Biển Đông, vừa lan tỏa tính hợp pháp, chính nghĩa, chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam đến bạn bè quốc tế; tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với Việt Nam trong chính sách, lập trường, hành động và ứng xử đối với các vấn đề liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông.

 

Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” là bằng chứng xác đáng, đanh thép khẳng định chủ quyền hợp pháp, không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phát huy giá trị Bộ bản đồ và tư liệu trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng, góp phần củng cố, nâng cao nhận thức của nhân dân về vấn đề chủ quyền biển, đảo đất nước; thể hiện chủ quyền hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông đến đông đảo bạn bè quốc tế; đồng thời đấu tranh, phản bác với những quan điểm xuyên tạc chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là cơ sở vững chắc nhằm góp phần thực hiện tốt công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng trong bối cảnh hiện nay.

____________________________________________

(1) Bộ Ngoại giao, Ủy ban Biên giới quốc gia: Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2013, tr.42.

(2) Bộ Atlas Universel do Philippe Vandermaelen (1795 - 1869) biên soạn, gồm 6 tập: Châu Âu (tập 1), Châu Á (tập 2), Bắc Mỹ (tập 3), Nam Mỹ (tập 4), Châu Phi (tập 5) và Châu Úc (tập 6).

(3) Mai Hồng - Lê Trọng (2015), Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt Việt Nam, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr.57.

(4) Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2022),Thuyết minh Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030, Hà Nội, tr.15.

(5) (6) Bộ Thông tin và truyền thông: Báo cáo số 12/BC-BTTTT ngày 13/3/2020, Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam năm 2019 theo Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 28-7-2018 của Thủ tướng Chính phủ, tr.2.

 (7) Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa: Báo cáo Kết quả thông tin, tuyên truyền chủ quyền biển, đảo, ngày 22/6/2022 (gửi Đoàn công tác Học viện Chính trị khu vực III).

 

Lê Văn Thủ

Học viện Chính trị khu vực III

 

 

Giai đoạn 2015 - 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 61 cuộc triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Trong năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã “Tổ chức triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại 28 trường trung học phổ thông trên địa bàn 10 tỉnh trên toàn quốc”(6).   Trên cơ sở dữ liệu của Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” được Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp, trao tặng (là bản sao chụp và phần mềm số của Bộ b

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn