Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử có một nhiệm vụ rất quan trọng là nhằm làm rõ các chặng đường lịch sử, tổng kết thực tiễn, đúc rút những bài học kinh nghiệm phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, đơn vị, địa phương; giáo dục nâng cao trình độ chính trị tư tưởng và phát huy truyền thống cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị của các thời kỳ cách mạng.

Ninh Hòa đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử
Ninh Hòa đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử
Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử có một nhiệm vụ rất quan trọng là nhằm làm rõ các chặng đường lịch sử, tổng kết thực tiễn, đúc rút những bài học kinh nghiệm phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, đơn vị, địa phương; giáo dục nâng cao trình độ chính trị tư tưởng và phát huy truyền thống cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị của các thời kỳ cách mạng.
Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử nên sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 về “tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 27-KH/TU, ngày 15/01/2003 về “tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 24/11/2006 về “đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường, thị trấn”, Ban Thường vụ Huyện ủy Ninh Hòa (nay là Thị ủy Ninh Hòa) đã ban hành Kế hoạch số 39-KH/HU, ngày 26/3/2008 về “biên soạn lịch sử cách mạng xã, thị trấn”. Đồng thời, tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị 15-CT/TW và các văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ lãnh đạo chủ chốt và đội ngũ những người làm công tác lịch sử ở địa phương. Sau khi quán triệt, cán bộ lãnh đạo chủ chốt và đội ngũ những người làm công tác lịch sử đã nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng, lịch sử cách mạng. Nhờ đó, quá trình triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Ninh Hòa (nay là thị xã Ninh Hòa) và lịch sử cách mạng ở các xã, phường trong thị xã thu hút sự tham gia đông đảo của các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ chủ chốt, các nhân chứng lịch sử và nhân dân.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức các ấn phẩm lịch sử cách mạng xã, phường, Thị ủy Ninh Hòa luôn quân tâm đến công tác hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ biên soạn lịch sử. Ngoài việc cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo, trong đó có nội dung hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử do tỉnh tổ chức, Thị ủy Ninh Hòa đã phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn phương pháp sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường cho các đồng chí làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử ở địa phương. Đặc biệt, Thị ủy đã chỉ đạo chặt chẽ việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử theo tinh thần của Chỉ thị 15-CT/TW từ việc xây dựng đề cương tổng quát, đề cương chi tiết, công tác sưu tầm tư liệu, biên soạn, tổ chức các cuộc hội thảo, cho những ý kiến kết luận về những vấn đề nổi cộm và nhất là việc thẩm định các công trình lịch sử trước khi xuất bản. Chỉ riêng cuốn Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Ninh Hòa 1930 - 1975 được biên soạn trên cơ sở bổ sung, chỉnh sửa 03 tập trước đó (Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Ninh Hòa 1930 - 1945, 1945 - 1954, 1954 - 1975) nhưng đã tiến hành 34 buổi hội thảo; trong đó, nhiều buổi được tổ chức ở các xã khác nhau và phương pháp này đã mang lại kết quả thiết thực, thu hút nhiều người tham gia, trong đó có cả những người dân địa phương mặc dù không được mời nhưng vẫn xin được tham gia tọa đàm, góp ý kiến, qua đó đã bổ sung được nhiều tư liệu quý, góp phần nâng cao chất lượng cuốn lịch sử. Đối với những sự kiện, nhân vật lịch sử còn nhiều ý kiến khác nhau, Ban Tuyên giáo Thị ủy tham mưu Ban Thường vụ Thị ủy tổ chức hội thảo chuyên đề và có kết luận bằng văn bản, đây là cơ sở pháp lý rất cần thiết cho việc biên soạn cũng như giải quyết những tình huống phát sinh sau khi cuốn lịch sử xuất bản. Nhờ vậy, đa số chất lượng các ấn phẩm lịch sử đảm bảo tính đảng, tính khoa học, ít sai sót, được đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hoan nghênh, đón nhận.
Xác định tư liệu lịch sử nói chung và tư liệu lịch sử đảng nói riêng có một vị trí đặc biệt quan trọng cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử nên trước khi tổ chức biên soạn các ấn phẩm lịch sử, Ninh Hòa rất chú trọng đến công tác sưu tầm tư liệu ở trong và ngoài tỉnh. Ngoài những tư liệu thành văn như các báo cáo, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy đảng được khai thác từ Phòng Lưu trữ của Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòngThị ủy Ninh Hòa, Phòng Lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các địa phương, đơn vị có liên quan, Ban Tuyên giáo Thị ủy Ninh Hòa còn hướng dẫn các xã phát động cán bộ, nhân dân, nhất là cán bộ lão thành cách mạng cung cấp tư liệu, kết hợp khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu khác như hồi kí, hiện vật, di tích... Tư liệu hồi ký, nhân chứng, hiện vật đều được xác minh, nghiên cứu, đối chiếu, phân tích, đảm bảo tính khoa học và tính đảng. Ngoài những tài liệu của ta, còn khai thác cả tài liệu của đối phương có liên quan đến hoạt động của Đảng ta và các tài liệu này được sử dụng hết sức chặt chẽ, thận trọng và tất nhiên phải có đối chiếu, xác minh... Nhờ đó đã giúp cho các xã có nguồn tư liệu phong phú và là cơ sở quan trọng để dựng lại bức tranh lịch sử qua các giai đoạn cách mạng.
Để giải quyết những khó khăn về người biên soạn, Thị ủy Ninh Hòa đã lựa chọn và mời các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt qua các thời kỳ, giáo viên giảng dạy lịch sử, văn học ở các trường phổ thông có tâm huyết, có hiểu biết về lịch sử đảng nói chung và lịch sử ở địa phương nói riêng cùng tham gia nghiên cứu và biên soạn.
Do nguồn kinh phí được hỗ trợ theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TU và kinh phí cân đối từ ngân sách đều có định mức nhất định, nên hầu như các xã, phường đều gặp khó khăn trong quá trình tổ chức nghiên cứu, biên soạn. Trước tình hình đó, một số xã, phường đã thực hiện xã hội hóa kinh phí nhằm huy động sự đóng góp của cán bộ, đảng viên, nhân dân và các doanh nghiệp… Qua đó, vừa giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân tự hào, phát huy truyền thống cách mạng của địa phương, vừa có thêm kinh phí góp phần đẩy nhanh tiến độ biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường.
Để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cấp ủy đảng các xã, phường, hàng năm, Ban Tuyên giáo Thị ủy đã tham mưu Thị ủy đưa nội dung biên soạn lịch sử vào chương trình kiểm tra của cấp ủy; lồng ghép nội dung này vào các đợt kiểm tra chuyên môn khác của Ban; nắm tình hình, tiến độ triển khai thông qua các cuộc họp giao ban bí thư các xã, phường, giao ban tuyên giáo cơ sở... Nhờ vậy, những vấn đề phát sinh, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức nghiên cứu, biên soạn lịch sử đều được trao đổi bàn bạc và có hướng giải quyết kịp thời.
Đặc biệt, Thị ủy, Ban Thường vụ Thị ủy đã quan tâm thường xuyên đối với công tác biên soạn lịch sử cách mạng các xã, phường, từ đó đã ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách kịp thời, đúng thời điểm. Khi nhận thấy công tác này chậm lại, Ban Thường vụ Thị ủy ban hành Kế hoạch số 04-KH/TU, ngày 10/3/2011 về "đẩy mạnh công tác biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường", trong đó chú trọng phân kỳ thời gian thực hiện theo hướng: 11 xã, phường được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ưu tiên hoàn thành trước, tiếp đến là các xã, phường có điều kiện thuận lợi về tư liệu lịch sử, có phong trào cách mạng tương đối mạnh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cuối cùng là các xã, phường thành lập sau năm 1975. Hay để đẩy nhanh tiến độ biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường, Ban Thường vụ Thị ủy ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 02/01/2013 về việc “tập trung đẩy mạnh công tác biên soạn lịch sử cách mạng các xã, phường”, trong đó ấn định rõ thời gian hoàn thành việc biên soạn lịch sử cách mạng các xã, phường.
Với những giải pháp tích cực nêu trên, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng, lịch sử cách mạng xã, phường ở thị xã Ninh Hòa đã có bước tiến rõ rệt, phát triển rộng khắp, với chất lượng các ấn phẩm được nâng cao, đảm bảo tính đảng, tính khoa học, thể hiện rõ những nét đặc thù riêng của từng địa phương. Tính từ năm 2002 đến nay, toàn thị xã đã xuất bản 14 ấn phẩm lịch sử, trong đó 10 ấn phẩm lịch sử cách mạng xã, phường giai đoạn 1930 - 2010 và hiện nay các xã, phường còn lại đều đang tổ chức biên soạn.
Phát huy những kết quả đạt được, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thị xã, trong thời gian đến, chắc chắn rằng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng xã, phường ở Ninh Hòa sẽ tiếp tục đạt được những kết quả cao hơn nữa, góp phần làm phong phú thêm “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng Cộng sản Việt Nam./.
AN HÒA
Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử có một nhiệm vụ rất quan trọng là nhằm làm rõ các chặng đường lịch sử, tổng kết thực tiễn, đúc rút những bài học kinh nghiệm phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, đơn vị, địa phương; giáo dục nâng cao trình độ chính trị tư tưởng và phát huy truyền thống cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị của các thời kỳ cách mạng. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử nên sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 về “tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu,

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn