Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”. Đội ngũ những người nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng cũng chính là những người đi tìm “pho lịch sử bằng vàng” của dân tộc.
Những người đi tìm “pho lịch sử bằng vàng” của dân tộc
Những người đi tìm “pho lịch sử bằng vàng” của dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”. Đội ngũ những người nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng cũng chính là những người đi tìm “pho lịch sử bằng vàng” của dân tộc. Đây là một nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng đầy thử thách, đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức sâu rộng và tinh thần trách nhiệm để biên soạn được những ấn phẩm chất lượng vừa phục vụ cho công tác tư tưởng của Đảng, vừa góp phần giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, được sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, và sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, đến nay, trong toàn tỉnh đã có hơn 130 ấn phẩm lịch sử Đảng được xuất bản, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng cũng được triển khai với nhiều hình thức đa dạng. Mỗi ấn phẩm là một quá trình lao động tâm huyết của những con người thầm lặng, với mong muốn lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Trao đổi với Ts. Chu Đình Lộc - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khánh Hòa, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử tỉnh Khánh Hòa, thầy nhận định: “Lịch sử Đảng là một ngành khoa học, do đó, những người nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng nhất thiết phải là người có kiến thức chuyên môn về nghiên cứu khoa học lịch sử, xác định được nguyên tắc, phương pháp biên soạn và có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc biên soạn. Ngoài việc chú trọng nguyên tắc tính khoa học và tính Đảng, người biên soạn cần phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự vận động khách quan của lịch sử, tức là phải phản ánh chính xác thực tế lịch sử”. Để đáp ứng những yêu cầu đó, trước hết, đội ngũ những người nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng phải là những người nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, không ngừng trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời, tuân thủ chặt chẽ quy trình biên soạn một công trình khoa học từ việc xây dựng đề cương, sưu tầm tư liệu đến việc biên soạn, tiếp thu ý kiến góp ý, thẩm định qua các cuộc hội thảo...

Lịch sử là khách quan, nhưng nhận thức chân lý lịch sử lại là những sự thật tồn tại độc lập ngoài ý thức chủ quan của con người. Chính vì lẽ đó, để tái hiện lại bức tranh quá khứ một cách chân thực nhất, người biên soạn cần phải làm tốt công tác tư liệu để hiểu rõ địa phương, đơn vị cần biên soạn. Đây là khâu có vai trò quyết định, bởi, nếu có đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nhưng không có nguồn tư liệu cần thiết thì cũng không thể biên soạn một ấn phẩm chất lượng. Ngoài những tư liệu gốc được khai thác ở các phòng lưu trữ trong và ngoài tỉnh, người biên soạn cần khai thác cả những tư liệu nước ngoài, hồi ký, hiện vật,…thậm chí trích dẫn, sử dụng một cách cân nhắc, thận trọng những tư liệu của đối phương hoặc những ý kiến trái chiều. Về vấn đề này, thầy Lộc chia sẻ thêm: “Bên cạnh những tư liệu gốc như: chỉ thị, nghị quyết, báo cáo, quyết định,…nguồn tư liệu thông qua điền dã cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nhân chứng lịch sử không chỉ cung cấp những thông tin về sự kiện, mà họ còn làm sống lại được những cảm xúc mà nguồn tư liệu gốc không thể có được”. Bên cạnh đó, để đảm bảo độ chính xác trên từng trang viết, người biên soạn cần phải kiểm chứng tất cả các thông tin thu thập được thông qua việc so sánh, đối chiếu với các nguồn sử liệu khác và thông qua hội thảo, tọa đàm.


Họp Hội đồng thẩm định Lịch sử cách mạng xã Xuân Sơn 1986 –2010
Có thể khẳng định kết quả của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng không chỉ góp phần giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng, tạo ra động lực để cho các thế hệ phấn đấu trong hiện tại và định hướng tương lai, mà còn trực tiếp trở thành lực lượng xung kích đấu tranh với các thế lực hòng mưu toan xuyên tạc, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng. Để phát huy tốt hơn nữa giá trị khoa học và thực tiễn của các của các ấn phẩm, người biên soạn phải làm việc thực sự nghiêm túc, có trách nhiệm, khai thác đúng đặc điểm của từng địa phương, đơn vị, không rập khuôn hoặc sao chép máy móc từ ấn phẩm khác, đồng thời, tránh liệt kê sự kiện theo kiểu viết biên niên, phải có sự phân tích, đánh giá tất cả các mặt kể cả thành công và chưa thành công, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, địa phương, đơn vị.

Xuân mới đang về trong sự bình yên và ấm áp. Giữa cái ồn ào, tấp nập của dòng người hối hả ngược xuôi đang chuẩn bị đón mùa xuân mới, đâu đó trên khắp các nẻo đường, vẫn có những con người tận tụy cống hiến cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Hy vọng rằng, với tất cả tình yêu nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm, những người đi tìm “pho lịch sử bằng vàng” sẽ tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thách thức để biên soạn những công trình lịch sử thật sự chất lượng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ đổi mới, củng cố niềm tin, động viên cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp Nhân dân nỗ lực phấn đấu, phát huy ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”. Đội ngũ những người nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng cũng chính là những người đi tìm “pho lịch sử bằng vàng” của dân tộc. Đây là một nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng đầy thử thách, đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức sâu rộng và tinh thần trách nhiệm để biên soạn được những ấn phẩm chất lượng vừa phục vụ cho công tác tư tưởng của Đảng, vừa góp phần giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, được sự chỉ đạo của các cấp ủy đả

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Đoàn kết quốc tế - Tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Gửi bình luận của bạn