Sau 10 năm cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975 – 1985), Đảng bộ và nhân dân thành phố Nha Trang đã giành được những thành tích rất quan trọng.

Nha Trang hành trình 30 năm đổi mới
Nha Trang hành trình 30 năm đổi mới
Sau 10 năm cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975 – 1985), Đảng bộ và nhân dân thành phố Nha Trang đã giành được những thành tích rất quan trọng. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp để lại, đặc biệt là những khó khăn, thử thách của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát với tốc độ phi mã, tình trạng ngăn sông cấm chợ diễn ra khá phổ biến, phân phối lưu thông diễn biến phức tạp, cộng thêm với hậu quả nặng nề của việc điều chỉnh giá, lương, tiền năm 1985 cùng với những sai lầm trong quản lý Nhà nước chậm được sửa đổi đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam, đẩy mạnh chiến tranh phá hoại nhiều mặt; trong khí đó tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp; các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô khủng hoảng nghiêm trọng dẫn đến tan rã và sụp đổ, đã tác động rất lớn đến nước ta.
Chính trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta họp (tháng 12/1986) nhằm đánh giá toàn diện đất nước, xác định mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là dấu mốc Việt Nam chuyển mình từ chế độ bao cấp sang kinh tế thị trường Định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng bộ thành phố Nha Trang lần thứ IX được chuẩn bị theo tinh thần trên. Đại hội đề ra phương châm hành động: phải đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới công tác tổ chức cán bộ, đổi mới phong cách làm việc; mọi công việc phải lấy hiệu quả kinh tế, xã hội làm mục tiêu, nhanh chóng chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang hoạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tập trung khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của thành phố, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học – kỹ thuật; thật sự làm chủ trên mặt trận phân phối lưu thông. Tăng cường hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ. Phấn đấu xây dựng Nha Trang ngày càng xứng đáng vị trí trung tâm đầu não về kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, trung tâm thương mại của tỉnh, của khu vực Nam Trung bộ và là một trong những trung tâm du lịch của cả nước.
Dấu ấn ghi lại trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tỉnh uỷ đánh giá trong bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Thị Hồng Vân – Uỷ viên trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ Khánh Hoà: “Thành tựu nổi bật của Đảng bộ và nhân dân thành phố Nha Trang trong thời kỳ đầu đổi mới (1986 – 2000) là có bước chuyển mình rõ nét trong đà đi lên chung của cả nước và tỉnh, kinh tế liên tục tăng trưởng và phát triển, tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn bình quân đầu người khá cao so với cả nước, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 14%/năm, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 24%/năm, đời sống của nhân dân càng đi vào ổn định và từng bước được nâng cao vững chắc. Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm nhanh. Cơ sở hạ tầng và sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế đều được quan tâm đầu tư. Thu nhập bình quân đầu người đạt 750 USD/đầu người…thành phố được Chính phủ công nhận là đô thị loại II và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ…”.


Chia tay thế kỷ XX với những trái ngọt đầu mùa của sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ và nhân dân thành phố Nha Trang tin tưởng tự hào bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ thông tin, của kinh tế tri thức, của sự thay đổi, của những biến động dữ dội trên thế giới…Những năm đầu của thiên nhiên kỷ mới, Nha Trang đón nhận những tín hiệu vui đầy hứa hẹn. Ngày 31/12/2003,Vịnh Nha Trang được xếp vào hàng những Vịnh đẹp nhất trên thế giới. Ngày 22/4/2009 Nha Trang được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hoà. Phải nói rằng, chỉ hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là thập niên đầu của thế kỷ XXI, dưới sự lãnh đạo Đảng bộ, nhân dân Nha Trang đã phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực tự cường, kiên định vững vàng một lòng theo Đảng, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Tinh thần ấy, niềm tin ấy đã làm thay đổi bộ mặt của đô thị Nha Trang. Mỗi ngày, Nha Trang càng thêm tươi tắn và hiện đại. Dấu ấn đậm nét nhất là thành phố đã tranh thủ mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, Hiện tại, thành phố có hàng trăm dự án, công trình đã và đang được đầu tư xây dựng, một số công trình quan trọng đã được đưa vào hoạt động phát huy tác dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Nhiều dự án tạo điểm nhấn cho bộ mặt đô thị Nha Trang như: chuỗi khách sạn bốn, năm sao bề thế hiện đại, dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng tô điểm cho Thành phố thêm lộng lẫy; khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, Phước Long, Phước Hải, khu du lịch Vinpalen, Hòn tằm; Đại lộ Nguyễn Tất Thành nối liền thành phố với sân bay Cam Ranh đón khách bốn phương vào thành phố là con đường đẹp nhất, đây chính là con đường huyết mạch, tạo sức bật mới cho ngành du lịch Nha Trang. Cầu Trần Phú hiện đại nối với đường Phạm Văn Đồng kéo dài đến quốc lội IA – Vĩnh Lương là con đường ôm dọc bờ biển dài và đẹp. Tuyến đường đã biến hàng ngàn hecta đất ven biển Nha Trang thực sự trở thành “tấc đất, tấc vàng”, là trục phát triển du lịch chính của Nha Trang. Tuyến đường Cao Bá Quát đến Cầu Lùng (Diên Khánh) với chỉ giới 60m là tuyến đường hiện đại nhất của Nha Trang…đã làm thay đổi diện mạo của Nha Trang. Bên cạnh đó Nha Trang đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước với kinh phí trên 75 triệu USD, nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải của thành phố Nha Trang một cách căn bản. Các dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng trong những năm gần đây phát triển nhanh đã và đang trở thành trung tâm tài chính của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Một trong những dấu ấn khó quên của Nha Trang là Tổng thu ngân sách trên địa bàn Thành phố tính đến năm 2015 đạt trên 3 ngàn tỷ đồng, tăng 36% so năm trước. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng 7,12%, Nông, lâm, thủy sản tăng 3,13%; thương mại dịch vụ tăng 21,7%; năm 2015 có 3,8 triệu lượt khách đến thăm quan nghỉ dưỡng tại Nha Trang. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 3.600USD, tăng 6,5% năm; thu nhập bình quân đầu người 45.375 triệu đồng/ người, đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện đáng kể, an sinh xã hội được bảo đảm, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2015 giảm xuống còn dưới 1,21%; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, Nha Trang là điểm đến an toàn, bình yên và tin cậy của du khách, các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế.
Cùng với những thành tựu về kinh tế, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc, tạo chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh đó, Nha Trang tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ Thành phố (nhiệm kỳ 2015 - 2020) - kỳ Đại hội được đánh giá là thành công trên nhiều phương diện khi tạo được sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và hành động trong toàn Đảng bộ, tạo sự đồng thuận, tin tưởng trong nhân dân để đưa Nghị quyết Đại hội thực sự đi vào cuộc sống, phấn đấu xây dựng Thành phố Nha Trang ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại./.

THU HƯƠNG
Ban tuyên giáo Nha Trang
Sau 10 năm cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975 – 1985), Đảng bộ và nhân dân thành phố Nha Trang đã giành được những thành tích rất quan trọng. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp để lại, đặc biệt là những khó khăn, thử thách của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát với tốc độ phi mã, tình trạng ngăn sông cấm chợ diễn ra khá phổ biến, phân phối lưu thông diễn biến phức tạp, cộng thêm với hậu quả nặng nề của việc điều chỉnh giá, lương, tiền năm 1985 cùng với những sai lầm trong quản lý Nhà nước chậm được sửa đổi đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn