Chiến trường Khánh Hòa trong những năm 1965 - 1968 diễn ra ngày một ác liệt, địch tăng cường đánh phá phong trào cách mạng, ra sức xây dựng căn cứ địa, càn quét vùng giải phóng và vùng giáp ranh. Trong cuộc chiến tàn khốc ấy, đã có những “bông hồng” với trái tim rừng rực lửa căm thù giặc, sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân của mình, chấp nhận dấn thân vào cuộc chiến đấu, chấp nhận cuộc sống của người cách mạng để đất nước sạch bóng quân thù, để người dân được sống trong hòa bình, tự do. Cô giáo Oanh là một trong những “bông hồng ấy”.

Chiến trường Khánh Hòa trong những năm 1965 - 1968 diễn ra ngày một ác liệt, địch tăng cường đánh phá phong trào cách mạng, ra sức xây dựng căn cứ địa, càn quét vùng giải phóng và vùng giáp ranh. Trong cuộc chiến tàn khốc ấy, đã có những “bông hồng” với trái tim rừng rực lửa căm thù giặc, sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân của mình, chấp nhận dấn thân vào cuộc chiến đấu, chấp nhận cuộc sống của người cách mạng để đất nước sạch bóng quân thù, để người dân được sống trong hòa bình, tự do. Cô giáo Oanh là một trong những “bông hồng ấy”.

"Ai người yêu nước thương dân

                              Phải cam chuốc lấy muôn phần đắng cay

                              Phải dùng đêm tối làm ngày

Hỏa châu là địch, trăng rày biết không ?

Đêm vượt suối, đêm băng sông

Đêm gài lựu đạn, hầm chông diệt thù

                                        Đêm chuyển gạo lên chiến khu

                                        Dạ hành bao chuyến mịt mù lửa binh

                                        Mỹ còn xâm lược, ẩn mình đi trăng !

Ngày mai non nước quang vinh

Giang sơn gấm vóc đã dành về tay

Cơ đồ dựng lại từ đây

Nam Hàn, giặc Mỹ một bầy cụp đuôi

Bấy giờ trăng đến chung vui

Niềm đau dân tộc chôn vui theo đêm

Giờ đây nghe tiếng ta nguyền

Đạn lên nòng sẵn, mỗi viên một thằng"

          (Hồi ký Đất mẹ của Đinh Hòa Khánh)

Cô giáo Oanh tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Oanh, sinh năm 1948. Cô sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống mạng. Tuổi thơ của cô Oanh gắn liền với những mái trường, con chữ và rồi cô tốt nghiệp tú tài trường College Francaise Hàn Thuyên - Nha Trang, dạy học tại trường Tư thục Đức Trí huyện Ninh Hòa. Cuộc sống của cô Oanh vẫn cứ thế trôi đi với những trang giáo án nếu như không có ngày cô trở về nhà ở Ninh Hòa và bắt gặp ánh sáng cách mạng. Mặc dù bị cả nhà che dấu không cho biết gia đình là cơ sở cách mạng, nhưng dường như ý chí, con tim của cô giáo Oanh đã tiềm ẩn lòng yêu nước dạt dào mách bảo, chỉ đường đưa lối cô đến với lý tưởng cách mạng. Qua đồng chí Đinh Hòa Khánh, cô giáo Oanh đã nhận ra “Cộng sản là những người yêu nước, chống Mỹ xâm lược, chống bọn tay sai bợ đít Mỹ bắn giết tù đày bà con người Việt Nam chúng ta” và cô giáo Oanh đã xác định cho mình:

                              “Khóc vô ích, đau thương không thể xóa

                              Nước non vang tiếng gọi đến sa trường

                              Xin nhập cuộc căm hờn thành trái phá

                              Dâng trọn đời cho Tổ quốc, quê hương"

(Hồi ký Đất Mẹ của Đinh Hòa Khánh)

Nếu như trước đây toàn tâm toàn ý cho những trang giáo án, những bài giảng cho học sinh, thì nay, cô giáo Oanh dùng công việc yêu thích của mình để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng; bởi vì:

                              "Gia đình ta chỉ được yên vui

                              Khi Tổ quốc không còn quân xâm lược

                              Cha cứ đi yên tâm làm việc nước

                              Ở gia đình dẫu khổ vẫn còn con

                              Nếu ngày mai – vì nước cha không còn

                              Thì con đã sẵn sàng ra tiền tuyến"

                                                  (Hồi ký Đất mẹ của Đinh Hòa Khánh)

Ngày 19/8/1967, tổ tự vệ mật do cô giáo Oanh làm tổ trưởng đã rải truyền đơn tại trường Tiểu học Đức Trí. Việc rải truyền đơn đã lan truyền nhanh từ khóm phố này đến khóm phố khác, làm thức tỉnh tinh thần chống Mỹ của nhân dân trong thị trấn. Sau ngày rải truyền đơn, đội tự vệ mật của cô giáo Oanh hoạt động ngày càng có hiệu quả và có tổ chức hơn. Cô giáo Oanh được huấn luyện cách sử dụng lựu đạn và súng ngắn, cách sử dụng mìn hẹn giờ và thuốc nổ C4. Vào cuối năm 1967, mặc dù bọn nghĩa quân luôn có mặt trước cổng nhà và phục kích trong vườn, theo sự chỉ đạo của đồng chí Đinh Hòa Khánh, cô giáo Oanh cùng gia đình hết sức bí mật, tích cực cắt, may rất nhiều cờ Mặt trận Giải phóng, cờ hòa bình suốt đêm. Vào đêm đầu năm 1968, đồng chí Giải phóng quân bị thương và lạc vào nhà cô giáo Oanh, được gia đình đưa xuống hầm nuôi dưỡng chăm sóc vết thương, chờ ngày đưa ra căn cứ.

Trong bối cảnh không liên lạc được với cấp trên, địch càng siết chặt vòng kiểm soát, tăng cường bố phòng, kiểm soát chặt chẽ mọi hành động của nhân dân, ngày 22/2/1968, đồng chí Đinh Hòa Khánh đưa lá thư cho cháu Dương Thị Thuận chuyển cho gia đình cô giáo Oanh. Nhưng thật chẳng may, lá thư đó rơi và bọn lính ngụy nhặt được ngay trong sân nhà. Mặc dù không hiểu nội dung lá thư nhưng chúng nghi là nhà có hầm bí mật nuôi giấu Việt Cộng. Chúng lục soát từ ngoài vườn vào trong nhà nhưng vẫn không thấy Việt Cộng. Chúng quay sang chĩa súng vào cô giáo Oanh cùng gia đình bắt chỉ hầm bí mật. Trước nguy cơ bị bại lộ, người thương binh dưới hầm sẽ bị chúng giết, sau khi thuyết phục mãi không được, cô giáo Oanh đưa con đang bế trên tay sang cho mẹ và hét lớn vào mặt bọn chúng "Muốn tìm Việt Cộng các ông hãy lên núi mà tìm". Khi biết chúng phát hiện ra nắp hầm, để cứu thoát chiến sĩ quân giải phóng, cô giáo Oanh đã dũng cảm rút chốt lựu đạn cho nổ. Tên trưởng chi công an chết tại chỗ, 2 tên cảnh sát bị thương và cô giáo Oanh bị thương rất nặng ở vùng bụng, người em trai của Nguyễn Kiến Đường cũng bị thương. Nghe lựu đạn nổ, đồng chí chiến sĩ giải phóng bung nắp hầm, chạy ra ngoài sân bắn được một loạt liên thanh RPD thì bị trúng đạn hy sinh.

Cô giáo Oanh bị bắt ngay sau đó và bị đưa đến bệnh viện. Tại đây cô từ chối không để địch băng bó cứu chữa. Không màng đến tấm thân đầy thương tích, những hơi thở cuối cùng, trước khi hy sinh cô giáo Oanh vẫn còn lo nghĩ đến người chiến sĩ giải phóng, cô hỏi : "anh thương binh có thoát được không" và dặn con lời cuối "mai sau con lớn lên, con nên nhớ rằng trong người con có dòng máu cách mạng của mẹ". Bông hồng đã lìa khỏi cành nhưng hương thơm vẫn mãi mãi lan tỏa trong lòng người dân Khánh Hòa. Ghi nhận những đóng góp của cô giáo Oanh cho quê hương, đất nước, cho phong trào đấu tranh cách mạng, Nhà nước ta đã truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân./.

BN

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa 1930 - 1975
  2. Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Ninh Hòa 1930 – 1975
  3. Lịch sử cách mạng thị trấn Ninh Hòa 1930 – 2010
  4. Hồi ký Đất mẹ của Đinh Hòa Khánh
Chiến trường Khánh Hòa trong những năm 1965 - 1968 diễn ra ngày một ác liệt, địch tăng cường đánh phá phong trào cách mạng, ra sức xây dựng căn cứ địa, càn quét vùng giải phóng và vùng giáp ranh. Trong cuộc chiến tàn khốc ấy, đã có những “bông hồng” với trái tim rừng rực lửa căm thù giặc, sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân của mình, chấp nhận dấn thân vào cuộc chiến đấu, chấp nhận cuộc sống của người cách mạng để đất nước sạch bóng quân thù, để người dân được sống trong hòa bình, tự do. Cô giáo Oanh là một trong những “bông hồng ấy”. "Ai người yêu nước thương dân                        

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn