Đồng chí Nguyễn Lương Bằng (1904-1979) là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và Nhà nước Việt Nam - một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã hiến dâng cả cuộc đời cho lí tưởng của Đảng, vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã có những đóng góp quan trọng ngay trong quá trình tiến tới thành lập Đảng, trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguyễn Lương Bằng - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nguyễn Lương Bằng - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương ghi sổ lưu niệm tại Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

 

1. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng thuộc lớp người thứ nhất ở nước ta trực tiếp đến với Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên trước khi có tác động của phong trào đòi thả Phan Bội Châu (cuối 1925) và để tang Phan Chu Trinh (1926).  

Phải làm việc kiếm sống từ tuổi niên thiếu, thấu hiểu nỗi cơ cực của người dân lao động mất nước, lại sẵn có “một tinh thần yêu nước, một chí khí dân tộc” theo gương các “ông Tán Thuật, Đốc Tít, Phó Thủy, Hoàng Diệu..., được gặp gỡ và giác ngộ bởi đồng chí Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Lương Bằng đã “sớm bước vào con đường hoạt động cách mạng”và trở thành một thành viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên2vào mùa đông năm 1925, với sự chứng kiến của người sáng lập Hội-đồng chí Nguyễn Ái Quốc3

Mùa hè năm 1926, ngay sau khi hoàn thành khóa huấn luyện của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy, theo chủ trương của Người với việc mở rộng hoạt động của Hội xuống phía Nam, Nguyễn Lương Bằng xung phong về nước thực hiện hai nhiệm vụ do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giao cho: tuyên truyền, giáo dục kết nạp người vào Hội và thiết lập đường dây liên lạc từ Hải Phòng đến Hồng Kông-Quảng Châu. Trở về nước (9-1926), lúc hoạt động ở Hải phòng, khi ở Sài Gòn (1-1927) hoặc phải di chuyển địa điểm hoạt động đến Quảng Đông (giữa năm 1929), Thượng Hải (12-1929), Nguyễn Lương Bằng là một trong những người tiên phong đã nhanh chóng thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng bí mật ở những nơi hiện diện, tổ chức đường dây liên lạc giữa trong nước và ngoài nước, góp phần tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc nhanh chóng truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam. Đồng chí cũng là người tiên phong trong phong trào “vô sản hóa” góp phần thúc đẩy sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam, đẩy nhanh quá trình vận động tiến tới thành lập đội tiên phong của giai cấp công nhân và dân tộc - Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong quá trình đó, Nguyễn Lương Bằng cũng từng bước trưởng thành: từ hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được kết nạp vào An Nam cộng sản Đảng (9-1929), trở thành một trong những đảng viên cộng sản lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập (1930). Là một chiến sĩ tiên phong thời dựng Đảng, với những cống hiến của mình, Đảng đã khẳng định đồng chí Nguyễn Lương Bằng là “một trong những người tham gia xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức”4.

Không chỉ là một trong số những người phá thạch, khai sơn thời dựng Đảng, Nguyễn Lương Bằng còn là ngôi “Sao Đỏ” dẫn dắt các cuộc đấu tranh bất khuất, kiên cường của các chiến sĩ cộng sản chống lại sự tàn bạo đến tột cùng của nhà tù đế quốc ở Hỏa Lò và địa ngục Sơn La và 2 lần tổ chức vượt ngục để cùng các đồng chí của mình trở về hoạt động cách mạng5. Đồng chí cũng là người “Anh Cả” trong thực hiện nhiều nhiệm vụ mới mà Đảng trao cho: là người đầu tiên thực hiện nhiệm vụ xây dựng tài chính cho Đảng và Mặt trận Việt Minh (1943) để chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám; là người đầu tiên tổ chức, lãnh đạo công tác kinh tế-tài chính của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1947) và tổ chức, lãnh đạo thực hiện công tác kiểm tra của Đảng (1955). Về mặt xây dựng Nhà nước, đồng chí là người tổ chức, xây dựng và là Tổng Giám đốc đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước (1951), là Đại sứ đầu tiên ở Liên xô (1952), là Tổng thanh tra Chính phủ đầu tiên của Nhà nước ta (1956)6... Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng, được tín nhiệm trên cương vị Phó Chủ tịch nước, đồng chí đã cùng toàn Đảng lãnh đạo đoàn kết toàn dân thực hiện thành công ý nguyện của Người, kháng chiến chống Mỹ thành công, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội... Cho tới những năm tháng cuối đời, đồng chí vẫn tận tụy đóng góp trực tiếp với với Bộ Chính trị nhiều ý kiến chiến lược xác đáng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp, của dân tộc trong điều kiện lịch sử mới.   

2. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng là người tiên phong, kiên cường thực hiện mọi nhiệm vụ mớivượt qua mọi khó khăn của cách mạng, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó trên các cương vị khác nhau:

Đó là những thành công của đồng chí Nguyễn Lương Bằng đóng góp vào xây dựng nhiều cơ sở cách mạng trong và ngoài nước những năm cuối thập kỷ 20, thế kỷ XX, hình thành mạch máu giao thông của các tổ chức cộng sản, những điều kiện hàng đầu cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc để mau chóng chuyển hóa phong trào cách mạng Việt Nam đưa tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đó là sự bất khuất, kiên cường của đồng chí Nguyễn Lương Bằng trong tranh đấu, góp phần giữ vững tinh thần, lực lượng của Đảng ngay trong ngục tù đế quốc để trở về tiếp tục hoạt động đóng góp vào thắng lợi của cách mạng.

Đó là những thành công của đồng chí Nguyễn Lương Bằng trong nhiệm vụ góp phần xây dựng sức mạnh tinh thần, vật chất và tổ chức cho Đảng tạo nên những thành công trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và  2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.  

Đó là hiệu quả về niềm tin của toàn dân đối với con đường cách mạng Việt Nam được xây dựng và lãnh đạo từ sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và Nhà nước - để nhân dân yêu quý và trân trọng gọi là “Đảng ta”, “Nhà nước ta”- mà đồng chí Nguyễn Lương Bằng góp phần với tư cách là người lãnh đạo cơ quan Kiểm tra Đảng và Thanh tra Chính phủ, góp phần quan trọng làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân. Niềm tin này của nhân dân là mẹ đẻ của các thắng lợi cách mạng Việt Nam.

Đặt những cống hiến trên của đồng chí Nguyễn Lương Bằng vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong những điều kiện hết sức khó khăn, phức tạp của quá trình vận động của phong trào cách mạng với những xu hướng khác nhau khi Đảng chưa ra đời và trước sự đàn áp khốc liệt của chế độ thực dân, phong kiến đối với cách mạng Việt Nam trước năm 1945, hay trong thế “ngàn cân treo đầu sợi tóc” của công cuộc bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám và dựng xây chế độ mới chưa có tiền lệ trước thù trong, giặc ngoài (1945-1946) cũng như trước những khó khăn nghiệt ngã của hai cuộc kháng chiến “châu chấu đá voi” không cân sức chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong sự phức tạp, chằng chéo của quan hệ quốc tế (1945-1975), mới thấy rõ tính tiên phong, tinh thần kiên cường và giá trị của những cống hiến to lớn mà đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã đóng góp vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt thế kỉ XX.

Những cống hiến trên của đồng chí Nguyễn Lương Bằng được thực hiện trong điều kiện chủ quan của cá nhân đồng chí khi phải lao động kiếm sống từ năm 13 tuổi, phải tự tìm việc làm để sinh tồn và tự học từ tuổi 17, không được trải qua một trường lớp cơ bản nào về học vấn. Với xuất phát điểm đó, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được giao thực hiện, giải quyết những nhiệm vụ hoàn toàn mới, quan trọng liên quan đến hoạt động và tác động tới sức mạnh, uy tín của Đảng và Nhà nước.

Đặt trong những điều kiện khách quan và chủ quan trên đây chúng ta càng thấy rõ hơn: trong tính tiên phong, kiên cường của người cộng sản Nguyễn Lương Bằng là sự nỗ lực phấn đấu cao độ không ngừng nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, trước hết là niềm tin khoa học của mình cho sự kiên định lý tưởng, mục tiêu, con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng đã vạch ra cùng những tri thức và phương pháp làm việc..., để hoàn thành mọi nhiệm vụ mới, phải gây dựng từ đầu, trong những hoàn cảnh phức tạp khác nhau. Bao trùm lên tất cả những năng lực phải phấn đấu nỗ lực cao độ để có được ấy là phẩm chất đạo đức của người cách mạng để tập hợp, đoàn kết, dẫn dắt mọi người trong thực hành và hoàn thành mọi nhiệm vụ - yếu tố hàng đầu tạo nên bí danh “Sao Đỏ”, “Anh Cả” của đồng chí Nguyễn Lương Bằng.         

Theo hành trình của Nguyễn Lương Bằng trên con đường cách mạng Việt Nam, với những hoạt động, cống hiến cho Đảng và dân tộc, đối chiếu từ tư cách của người cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc chỉ ra qua ba mối quan hệ với tự mình, với người và với việc, gồm 23 tiêu chí trong trang đầu của sách Đường Kách mệnh (1927) và sau này được Hồ Chí Minh đúc kết lại thành 4 chuẩn mực đạo đức cách mạng trong tác phẩm cùng tên (1958),  chúng ta càng thấy sáng tỏ hơn những yếu tố làm nên “Sao Đỏ”, “Anh Cả”- Nguyễn Lương Bằng:

Hiến dâng cả cuộc đời, đi suốt các chặng đường của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, từ những ngày đầu của cuộc vận động thành lập Đảng, đến những năm tháng gian khổ của quá trình xác lập, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đến cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám, vượt qua mọi gian lao của hai cuộc kháng chiến và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, nhằm tới đích hoàn thành lý tưởng của Đảng là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Việt Nam, không lúc nào ngưng bước, đồng chí Nguyễn Lương Bằng là hiện thân của người thực hành chuẩn đạo đức hàng đầu của người cách mạng theo chuẩn đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”7.  

Lòng trung thành với lý tưởng ấy, “điều chủ chốt nhất” đó của đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh không phải chỉ là lời thề “quyết tâm”, là thời gian “suốt đời” đứng trong đội ngũ của Đảng, mà phải được hiện thực hóa một cách cụ thể bằng hành động cách mạng trong việc nỗ lực ra sức thực hiện và hoàn thành có hiệu quả mọi nhiệm vụ cách mạng giao trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào. Với những đóng góp hiệu quả của mình trong hoàn thành các nhiệm vụ ở các giai đoạn khác nhau của cách mạng - hiệu quả với giá trị kép, không chỉ góp phần đem lại thắng lợi cho cách mạng mà còn đóng góp vào sự khẳng định vị thế chính trị, uy tín của Đảng, của Nhà nước - đồng chí Nguyễn Lương Bằng là người đã thực hành chuẩn mực đạo đức cách mạng thứ hai theo chuẩn đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là: “Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng”8

Sự trung thành với lý tưởng và ra sức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được trao của Nguyễn Lương Bằng không phải là mục đích tự thân. Đó chính là căn nguyên đã đem lại sức mạnh nội lực để đồng chí vượt qua mọi thử thách cam go trên đường cách mạng, góp phần vào sự đoàn kết trong Đảng, tạo lập niềm tin cho nhân dân đối với Đảng và chế độ mới. Trên ý nghĩa đó, Nguyễn Lương Bằng là người đã hiện thực hóa chuẩn mực thứ ba của đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là luôn “Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc”9. Tên gọi “Sao Đỏ” và “Anh Cả” của đồng chí Nguyễn Lương Bằng là sự phản ánh hiện thực của tấm gương mẫu mực ấy.      

Trung thành với lý tưởng và thể hiện sự trung thành đó bằng hành động thực tế với hiệu quả cao nhất khi thực hiện mọi nhiệm vụ, trong mọi hoàn cảnh, địa vị, vì lý tưởng của Đảng, lợi ích của dân tộc, của nhân dân, vượt qua rào cản lớn nhất của mỗi con người là chủ nghĩa cá nhân, Nguyễn Lương Bằng đã hiện thực hóa logic đó bằng thực hành chuẩn thứ tư của đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, chuẩn mực để tạo sinh nội lực cho người cách mạng, đó là: “Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ”10.                

Bắt đầu sự nghiệp cách mạng của mình từ sự truyền dạy trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, suốt đời hoạt động thực tiễn theo những chỉ dẫn của Người, không chỉ trở thành một tấm gương thực hành đạo đức cách mạng theo những chuẩn mực Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng còn là một trong những người đầu tiên đề xuất và vận động toàn Đảng tích cực học tập, rèn luyện và bằng hành động làm theo đạo đức cách mạng, lối sống của Người. Đó là quan điểm “Đảng viên phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân chứ không phải để ngồi trên đầu, trên cổ nhân dân, phục vụ cho mình, phục vụ cho gia đình mình. Đảng viên phải cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải thật sự phản đối quan liêu, lãng phí, tham ô, cá nhân chủ nghĩa”. Đồng chí đề nghị phải “Tiếp tục phát huy gương sáng của người trước, tiêu biểu và mẫu mực cho chúng ta ngày nay, đó là lối sống cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” bởi vì đó thực sự là tấm gương sống về lối sống cách mạng”11.

Suốt đời học tập và hiện thực hóa tư tưởng và đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh bằng hoạt động thực tiễn của mình và vận động truyền bá việc học tập,  thực hành tư tưởng đạo đức đó vào xã hội, đồng chí Nguyễn Lương Bằng là hiện thân của một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.         Chính vì vậy, Đảng đã khẳng định: “Tấm gương của đồng chí là giá trị tinh thần mãi tỏa sáng đối với nhiều thế hệ những người cộng sản và thanh niên ta, nhân dân ta. Tinh thần cách mạng, đạo đức cộng sản chủ nghĩa của đồng chí là bất diệt”12.            

3. Công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc CNXH ở Việt Nam do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Nhưng sự nghiệp cách mạng vĩ đại đó của Đảng và dân tộc cũng gặp phải không ít khó khăn trước sự vận động, biến chuyển không ngừng của tình hình trong nước và quốc tế. Tình hình đó càng đòi hỏi phải phát huy chủ nghĩa yêu nước của toàn dân, tính tiên phong, kiên cường của những người cộng sản với một ý chí kiên định lý tưởng và quyết tâm vô cùng to lớn, dám nghĩ, dám làm, mở đường mà đi nhằm thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đi đến thắng lợi. Điều đó, có thể tìm thấy ở đồng chí Sao Đỏ - Nguyễn Lương Bằng.

Càng tiến lên phía trước của cuộc cách mạng giải phóng con người theo con đường cách mạng XHCN - chưa có tiền lệ, càng nhiều gian khó. Những gian nan, khó khăn đó, trước hết và suy cho cùng đều xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan mà chủ yếu là từ vấn đề con người, do con người với căn bệnh cá nhân chủ nghĩa mà trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra và ngày nay Đảng rất nhấn mạnh. Điều đó làm cho chúng ta càng ngày càng thấu hiểu hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải xây dựng đạo đức - cái gốc của người cách mạng, của đảng viên, của người lãnh đạo xây dựng CNXH. Trong cuộc cuộc hành trình gian khó để đi tới thắng lợi của CNXH, càng cần nhiều hơn bao giờ hết những tấm gương thực hành đạo đức Hồ Chí Minh như người Anh Cả - Nguyễn Lương Bằng.

Cuộc sống không ngừng vận động và sự vận động đó với vận tốc ngày càng cao làm cho mọi giá trị có thể thay đổi nhưng những giá trị đạo đức của người cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh được hiện thực hóa với  tấm gương đạo đức ngời sáng như Nguyễn Lương Bằng- người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - mãi trường tồn và là những giá trị cần đạt tới của mỗi người cách mạng.  


Ngày nhận bài 31-3-2024; ngày thẩm định 14-4-2024; ngày duyệt đăng 22-4-2024

1. Anh Cả Nguyễn Lương Bằng, Nxb CTQG, H, 2005 tr. 20-21

2. Theo Hoàng Tùng, thì Nguyễn Lương Bằng là người thứ 6 đến với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (Xem Anh Cả Nguyễn Lương Bằng, Nxb CTQG, H, 2005, tr. 215)

3. Lễ kết nạp Nguyễn Lương Bằng vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có sự tham dự và chứng kiến của Nguyễn Ái Quốc. Cùng kết nạp với đồng chí Nguyễn Lương Bằng, có đồng chí Đức và đồng chí Khánh (theo lời kể của đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Bản ghi âm lưu tại Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng)

4, 12. Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa tiễn đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Báo Nhân Dân ngày 21-7-1979

5. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng tổ chức vượt nhà tù Hỏa Lò tháng 12-1932, nhà tù Sơn La tháng 8-1943

6. Lúc này được gọi là Tổng thanh tra Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ

7, 8, 9, 10. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H 2011, tập 11, tr 603, 603, 603, 603  

11. Theo Anh Cả nguyễn Lương Bằng, Nxb CTQG, H, 2005, tr 377 
 
PGS TS PHẠM HỒNG CHƯƠNG
Nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương ghi sổ lưu niệm tại Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng  1. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng thuộc lớp người thứ nhất ở nước ta trực tiếp đến với Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên trước khi có tác động của phong trào đòi thả Phan Bội Châu (cuối 1925) và để tang Phan Chu Trinh (1926).   Phải làm việc kiếm sống từ tuổi niên thiếu, thấu hiểu nỗi cơ cực của người dân lao động mất nước, lại sẵn có “một tinh thần yêu nước, một chí khí dân tộc” theo gương các “ông Tán Thuật, Đốc Tít, Phó Thủy, Hoàng Diệu..., được gặp gỡ và giác ngộ bởi đồng

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn