Đồng chí Ngũ Hữu Tám sinh năm 1942 trong một gia đình có truyền thống yêu nước1 tại thôn Phú Ân Nam, xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hưởng ứng khí thế mạnh mẽ của phong trào cách mạng xã Diên An, người thanh niên yêu nước Ngũ Hữu Tám đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng.
Đồng chí Ngũ Hữu Tám sinh năm 1942 trong một gia đình có truyền thống yêu nước1 tại thôn Phú Ân Nam, xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hưởng ứng khí thế mạnh mẽ của phong trào cách mạng xã Diên An, người thanh niên yêu nước Ngũ Hữu Tám đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng.

Phản bội hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ - Diệm đã dùng mọi thủ đoạn đánh phá cơ sở cách mạng miền Nam. Tại tỉnh Khánh Hòa, nhận thấy vị trí chiến lược của huyện Diên Khánh, Mỹ - Diệm xem đây là một trọng điểm thực hiện chính sách thực dân kiểu mới, nhằm xây dựng vành đai an toàn bảo vệ trung tâm chính trị, quân sự của chúng ở Nha Trang. Trước tình hình đó, vận dụng tinh thần Nghị quyết lần thứ 15 (tháng 1/1959) của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo ra sức phục hồi phong trào ở đồng bằng, tổ chức các đội vũ trang công tác đi xây dựng cơ sở, phá thế kèm kẹp của địch, thanh toán các vùng trắng. Tháng 2/1962, Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban cán sự Đảng huyện Diên Khánh. Năm 1963, đồng chí Hồ Quốc Ái được cử về làm đội trưởng đội vũ trang công tác ở Diên An, Diên Toàn, đội chia thành 2 mũi hoạt động ở 2 xã. Cùng với các đồng chí Ngũ Hữu Bích, Huỳnh Tàu, Nguyễn Tống,…đồng chí Ngũ Hữu Tám đã thoát ly và được phân công vào đội vũ trang công tác.

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện Diên Khánh đã chủ trương đào hầm, xây dựng các cơ sở bí mật bám dân, bám làng, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng. Căn hầm bí mật đầu tiên được xây dựng tại hàng rào nhà đồng chí Ngũ Hữu Tám và đồng chí Nguyễn Tống ở thôn Phú Ân Nam. Tháng 1/1963, với nhiệm vụ trinh sát liên lạc, đồng chí Tám đã dẫn đường cho lực lượng vũ trang đánh úp trụ sở Ngụy, diệt 1 tên ác ôn và làm bị thương 4 tên khác. Tháng 6/1964, đồng chí Tám đã cùng với đồng đội trong đội vũ trang công tác phục kích tại Cây Dầu đôi diệt tên Bền - đây là tên cảnh sát Ngụy khét tiếng từng phá hoại nhiều cơ sở cách mạng của ta. Chiến công này có ý nghĩa rất lớn trong phong trào quần chúng phá kiềm, diệt ác, là một hoạt động quân sự có ý nghĩa lớn về chính trị được phát động chuẩn bị cho phong trào Đồng khởi.

Tháng 02/1964, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng tại A Xây (Hòn Dù, Khánh Vĩnh) trên cơ sở đánh giá, nhận định tình hình cách mạng đã chủ trương tranh thủ thời cơ, tích cực chuẩn bị lực lượng mọi mặt, tiếp tục phát triển phong trào cách mạng, trọng tâm là phong trào ở nông thôn và đồng bằng. Cuối năm 1964, đồng chí Ngũ Hữu Tám được tổ chức phân công nhiệm vụ xây dựng cơ sở, mặc dù nhiều lần bị địch càn, bố ráp nơi trú ẩn, nhưng nhờ sự gan dạ, mưu trí, đồng chí đã vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, thoát ra khỏi vòng vây của địch an toàn. Ngày 27/5/1965, đồng chí được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một mốc son quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành về tư tưởng chính trị trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí.

Đầu năm 1965, để cứu vãn sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Tại xã Diên An, địch tập trung lực lượng đánh phá ác liệt, càn quét phong trào cách mạng địa phương, nhiều cơ sở bị lộ. Chúng điều động nhiều mật thám, cảnh sát, bọn xây dựng nông thôn ra sức đàn áp, gây khó khăn cho phong trào. Nhiệm vụ cấp bách của đội công tác là phải diệt được tên Lý Trọng, một trong những tên mật thám ranh ma, xảo quyệt trong việc phá hoại phong trào cách mạng của ta. Mặc dù biết đây là một nhiệm vụ nguy hiểm, nhưng để góp phần giữ vững phong trào, củng cố lòng tin trong Nhân dân, đồng chí Ngũ Hữu Tám đã gan dạ, xung phong nhận nhiệm vụ. Cùng với sự hỗ trợ của đồng đội, tháng 5/1968 đồng chí mưu trí phục kích tiêu diệt được Lý Trọng giữa ban ngày ngay trên Quốc lộ 1, cách trụ sở xã chưa đầy 1km. Cũng trong thời điểm này, đồng chí đã cùng đồng đội phối hợp với lực lượng vũ trang bất ngờ tấn công vào trụ sở xã của địch làm tan rã 1 trung đội dân vệ, thu được nhiều vũ khí. Bị đánh đau liên tiếp, địch tập trung lực lượng càn quét, đánh phá ác liệt khiến nhiều cơ sở bị lộ, nhưng Tám vẫn không lùi bước, quyết tâm bám trụ tiếp tục hoạt động cùng với phong trào cách mạng ở địa phương.

Trong 1 trận càn của địch ngày 25/7/1968, căn hầm bí mật ở thôn Phú Ân Nam, nơi đồng chí Tám cùng đồng chí Lòng (cán bộ cấp tiểu đoàn công tác tại xã Diên Sơn được bổ sung cho xã Diên An) đang trú ẩn bị 1 đại đội biệt kích và 1 trung đội dân vệ bao vây, khống chế. Với ý chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, sau khi tiêu hủy tài liệu và tung nắp hầm ném lựu đạn lên trước. Đồng chí Tám đã dành phần hy sinh về mình, nhảy trước lên nắp hầm dùng súng AK bắn xối xả vào đội hình địch và thu hút lực lượng địch để yểm trợ cho Lòng lên khỏi hầm. Mặc dù bắn chết và bị thương 5 tên địch nhưng đồng chí Tám cũng bị thương ở chân, đồng chí Lòng bị thương ở vai. Biết không thể thoát khỏi vòng vây, đồng chí Tám bắn yểm trợ cho đồng đội nhanh chóng thoát khỏi vòng vây, hết viên đạn cuối cùng, đồng chí Tám đập súng ném xuống ao. Thấy đồng chí bị thương, địch tiến đến bao vây nhằm bắt sống, nhưng với bản chất kiên cường, anh dũng, một lòng giữ khí tiết kiên trung, thà hy sinh chứ nhất định không để lọt vào tay giặc, đồng chí đã nhìn vào mặt tên chỉ huy và hét lớn: “Chúng bay là đồ chó săn, đồ bán nước, tao thà chết chứ không bao giờ đầu hàng, Hồ Chủ tịch muôn năm”. Địch tức tối điên cuồng xả đạn, sau khi đồng chí hy sinh, chúng còn tàn nhẫn, dã man cột xác đồng chí vào xe cơ giới kéo về trụ sở quận.

Sự hy sinh anh dũng của đồng chí đã để lại cho đồng đội và Nhân dân nỗi đau thương vô hạn, tiếp thêm sức mạnh cho toàn thể quân và dân xã Diên An vượt qua gian lao thử thách, tiếp tục đấu tranh góp phần giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với những chiến công hiển hách và đóng góp to lớn, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhất, Huân chương kháng chiến hạng Ba.

Với sự gan dạ, mưu trí, dũng cảm, hết lòng thương yêu đồng đội, đồng chí đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đã 50 năm trôi qua kể từ khi đồng chí ngã xuống (1968 – 2018), nhưng tấm gương sáng chói về chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim của các thế hệ không chỉ hôm nay mà mãi về sau. Quê hương Diên Khánh và đất nước sẽ mãi mãi tự hào và nhắc tên người chiến sĩ cách mạng kiên cường - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Ngũ Hữu Tám.

Chú thích:

1Mẹ đồng chí là Lê Thị Ngân sinh năm 1905, được Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng năm 1994. Cha là Ngũ Hữu Cản, sinh năm 1904, mất năm 1965. Trong cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, mẹ Ngân đã cùng chồng tham gia hoạt động cách mạng, nuôi giấu, tiếp tế lương thực cho cán bộ. Năm 1985, vợ chồng mẹ được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng III.

Anh trai là Liệt sĩ Ngũ Hữu Bảy, sinh năm 1939, hy sinh năm 1968 do bị địch phục kích trên đường từ căn cứ Vĩnh Trang về nội thành nhận lương thực cho đơn vị.

Em gái là Liệt sĩ Ngũ Thị Mười, sinh năm 1946, hy sinh năm 1967 trong lúc anh dũng chiến đấu cầm chân địch cho đồng đội rút lui khi bị địch phục kích trên đường từ căn cứ về làng.
Lâm An
Đồng chí Ngũ Hữu Tám sinh năm 1942 trong một gia đình có truyền thống yêu nước1 tại thôn Phú Ân Nam, xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hưởng ứng khí thế mạnh mẽ của phong trào cách mạng xã Diên An, người thanh niên yêu nước Ngũ Hữu Tám đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng. Phản bội hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ - Diệm đã dùng mọi thủ đoạn đánh phá cơ sở cách mạng miền Nam. Tại tỉnh Khánh Hòa, nhận thấy vị trí chiến lược của huyện Diên Khánh, Mỹ - Diệm xem đây là một trọng điểm thực hiện chính sách thực dân kiểu mới, nhằm xây dựng vành đai an toàn bảo vệ trung tâm chính trị, quân sự của chúng ở Nha

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn