Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta đã lùi xa hơn 40 năm. Và để giành được độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc phải trả bằng sự hy sinh xương máu và cả sự sống của bao thế hệ người con đất Việt, trong đó không ít những người con ưu tú của quê hương, đất nước đã nằm lại nơi giam cầm với những màn tra tấn man rợ của kẻ thù. Đồng chí Ngô Đến, một người con tiêu biểu của Khánh Hòa đã vĩnh viễn nằm lại nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Côn Đảo mà mỗi khi nhắc đến chắc hẳn ai cũng biết, đó một thời là nghịa ngục của trần gian.

Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta đã lùi xa hơn 40 năm. Và để giành được độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc phải trả bằng sự hy sinh xương máu và cả sự sống của bao thế hệ người con đất Việt, trong đó không ít những người con ưu tú của quê hương, đất nước đã nằm lại nơi giam cầm với những màn tra tấn man rợ của kẻ thù. Đồng chí Ngô Đến, một người con tiêu biểu của Khánh Hòa đã vĩnh viễn nằm lại nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Côn Đảo mà mỗi khi nhắc đến chắc hẳn ai cũng biết, đó một thời là nghịa ngục của trần gian.

Đấu tranh cho độc lập - tự do của quê hương, đất nước

Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho yêu nước ở làng Cù Lao, huyện Vĩnh Xương (nay là phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang) có truyền thống anh hùng cách mạng. Trực tiếp chứng kiến sự áp bức bóc lột của chế độ phong kiến thực dân, nhân dân rơi vào cảnh lầm than, cơ cực, đã hun đúc lòng yêu nước, thương dân, căm thù giặc của đồng chí Ngô Đến. Khi ánh sáng cách mạng lan tỏa, bùng lên, đồng chí sớm giác ngộ và tích cực tham gia phong trào đấu tranh cách mạng, chống lại sự đàn áp, khủng bố của bọn thực dân phong kiến.

Rồi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, UBND cách mạng lâm thời làng Cù Lao thành lập, đồng chí Ngô Đến được phân công làm ủy viên. Với nhiệm vụ mới, đồng chí đã góp phần vận động nhân dân thực hiện đời sống mới, vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh, xóa bỏ hủ tục, tham gia xóa nạn mù chữ, tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng “tuần lễ vàng, tuần lễ đồng”, “Quỹ độc lập” và tham gia dân quân tự vệ của làng, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh vào năm 1946, rồi Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính xã Vĩnh Hòa. Trên cương vị này, đồng chí kêu gọi nhân dân tích cực hưởng ứng đẩy mạnh mọi mặt công tác như mở rộng Mặt trận Việt Minh, củng cố các đoàn thể cứu quốc, xây dựng lực lượng dân quân du kích; tăng gia sản xuất cải thiện đời sống nhân dân; khắc phục nạn đói, nạn dốt; tăng cường luyện tập quân sự…

Khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946), với chức trách là ủy viên Huyện ủy Vĩnh Xương, Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính xã Vĩnh Hòa, đồng chí Ngô Đến đã chỉ đạo và trực tiếp kêu gọi quân dân trong huyện hưởng ứng “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, đẩy mạnh phong trào cách mạng. Thực hiện chủ trương “tiến về làng”, “giành lại làng mạc, kháng chiến ở nông thôn” với phương châm “tin vào dân, dựa vào dân, nhân dân là lũy thép” của Hội nghị Tỉnh ủy tháng 7/1948, trên cương vị Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Vĩnh Xương, đồng chí Ngô Đến chỉ đạo và trực tiếp tham gia gây dựng lại phong trào cách mạng, tổ chức cơ sở Đảng ngay sát vành đai thành phố Nha Trang. Chỉ đạo và trực tiếp vận động Nhân dân trong huyện khẩn trương triển khai thực hiện “mở chiến dịch Hè” theo tinh thần chỉ đạo của Hội nghị Tỉnh ủy tháng 6/1949.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của cuộc kháng chiến, tháng 6/1950 Ty Bưu - Vận tỉnh Khánh Hòa được thành lập. Đồng chí Ngô Đến được điều chuyển nhận nhiệm vụ Trưởng Ty Bưu - Vận tỉnh kể từ tháng 11/1951. Từ đây, đồng chí Ngô Đến củng cố và thiết lập các con đường giao liên mới giữa Phú Yên và Khánh Hòa, giữ vững an toàn hệ thống liên lạc giữa Tỉnh ủy và các huyện. Để tránh tổn thất về lực lượng, trên cương vị Trưởng Ty, đồng chí Ngô Đến đã trực tiếp lặn lội tìm con đường mới an toàn để đến căn cứ Đá Bàn; con đường từ Dốc Mõ qua Hòn Chảo. Tuyến đường này trở thành con đường giao thông liên chính trong kháng chiến chống Mỹ. Trong lúc các con đường ở vùng giáp ranh luôn bị địch phục kích, đồng chí có nhiều sáng tạo, đề ra chủ trương liên tục thay đổi trạm giao liên, thay đổi đường đi, đồng thời vận động nhân dân, trong đó có cả đồng bào dân tộc thiểu số bảo vệ con đường, mật báo khi có ổ phục kích của địch.

Được Tỉnh ủy chỉ định phụ trách giao liên, nắm hệ thống liên lạc công khai, thực hiện nhiệm vụ tổ chức giao liên giữa các cơ sở cách mạng của tỉnh Khánh Hòa, giữa Khánh Hòa với Liên Khu V, đồng chí đã cải trang làm người chài lưới, một mình với chiếc ghe luồn lách ven các bờ vịnh, sông lạch… tổ chức các trạm giao liên ở Khánh Hòa; soi đường dẫn một đoàn Liên khu V đi bằng đường biển quay trở lại Khánh Hòa; tổ chức được hệ thống giao liên đường núi, đường biển và giao liên dưới hình thức hợp pháp để giữ liên lạc từ cơ quan Tỉnh ủy ở Hòn Dữ đến các cơ sở cách mạng trong tỉnh.

Năm 1955, đồng chí được Tỉnh ủy điều chuyển ra hoạt động công khai hợp pháp ở huyện Vạn Ninh và bổ sung vào Huyện ủy. Cuối năm 1955, đồng chí Ngô Đến được điều chuyển bổ sung vào Huyện ủy Ninh Hòa, phụ trách vùng phía Tây của huyện. Để khôi phục và mở rộng phong trào cách mạng của các xã phía Tây của huyện, đồng chí tăng cường bằng nhiều hình thức hoạt động. Ngày sống ở rừng, ruộng mía, nương rẫy, đêm đến bám vào dân làng để móc nối với các cơ sở cách mạng trên địa bàn. Nhờ đó, đến năm giữa năm 1956, phong trào cách mạng ở các xã phía Tây huyện Ninh Hòa từng bước được khôi phục và mở rộng.

Người chiến sĩ cách mạng kiên trung

Sau một thời gian tăng cường kiểm soát gắt gao, bọn chỉ điểm đã phát hiện được cơ sở cách mạng nơi đồng chí Ngô Đến hoạt động. Ngày 26/01/1957, đồng chí bị địch bắt ở thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa. Trước những đòn tra tấn cực hình trong nhiều giờ, đồng chí vẫn giữ vững khí tiết của người Cộng sản. Không khai thác được bất cứ điều gì, chúng đày đồng chí ra Côn Đảo. Trên đường ra Côn Đảo, đồng chí vẫn kiên trung, một lòng với Đảng, khi đến Tháp Bà - đầu làng Cù Lao, đồng chí đã vén tấm bạt phủ trên xe và nói to với nhân dân về tội ác của kẻ thù, phản bác sự bôi nhọ của địch. Tại nhà tù Côn Đảo, đồng chí giương cao ngọn cờ của Đảng, luôn thể hiện khí tiết kiên trung với cách mạng. Có lẽ vì thế mà đồng chí bị đày tại Khám 6, Lao I - Trại I, Trại Cộng sản.

Những năm tù đày ở Côn Đảo (4/1957 - 3/1960), dẫu chứng kiến và chịu nhiều cực hình đày đọa thể xác, tinh thần nhưng ý chí của đồng chí vẫn kiên cường, liên tục tham gia lãnh đạo và trực tiếp đấu tranh chống ly khai đến hơi thở cuối cùng. Và đêm 27/3/1961, trước sự đày ải vô cùng nghiệt ngã với những trận đòn thù man rợ, đồng chí chấp nhận cái chết để bảo toàn khí tiết, lý tưởng Cộng sản và sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đêm ấy, đồng chí Ngô Đến cùng các đồng chí Phạm Thành Trung, Cao Văn Ngọc, Nguyễn Công Tộc, Hoàng Chất đã kề xương, sát cốt bên nhau trong một nấm đất, vĩnh viễn nằm lại ở nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Côn Đảo.

Đồng chí Ngô Đến mãi mãi nằm lại cùng đồng đội Trại I - Trại Cộng sản của nhà tù hà khắc vào loại bậc nhất của nhân loại thời bấy giờ, song cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất và anh dũng chống ly khai của hơn một nghìn tù chính trị nơi đây đã viết nên một bài ca bất diệt về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Ghi tạc những đóng góp của đồng chí cho phong trào cách mạng, đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, đồng chí được Nhà nước công nhận liệt sĩ và truy tặng Huân chương Quyết thắng hạng Nhất năm 1968, Huân chương Giải phóng hạng Nhì năm 1975, Bằng Tổ quốc ghi công năm 1977 và Huân chương Kháng chiến hạng Nhất 1992.

Tấm gương của đồng chí Ngô Đến mãi là biểu tượng về lòng kiên trung, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau tiếp bước./.

BN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

***

  1. Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa 1930 – 1975
  2. Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Ninh Hòa 1930 – 1975
  3. Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Vạn Ninh 1930 - 1975
  4. Từ ngục tù Côn đảo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, 1992
  5. Lịch sử Bưu điện tỉnh Khánh Hòa, Bưu điện tỉnh Khánh Hòa, 1995
  6. Lịch sử Nhà Tù Côn Đảo 1982 – 1975
  7. Lịch sử cách mạng xã Ninh Bình 1930 – 1975
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta đã lùi xa hơn 40 năm. Và để giành được độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc phải trả bằng sự hy sinh xương máu và cả sự sống của bao thế hệ người con đất Việt, trong đó không ít những người con ưu tú của quê hương, đất nước đã nằm lại nơi giam cầm với những màn tra tấn man rợ của kẻ thù. Đồng chí Ngô Đến, một người con tiêu biểu của Khánh Hòa đã vĩnh viễn nằm lại nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Côn Đảo mà mỗi khi nhắc đến chắc hẳn ai cũng biết, đó một thời là nghịa ngục của trần gian. Đấu tranh cho độc lập - tự do của quê hương, đất nước Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho yêu nước ở làng Cù Lao, huyện Vĩnh Xương (nay là phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Tran

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Đoàn kết quốc tế - Tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Gửi bình luận của bạn