Trải qua hơn nửa thế kỷ, nhân vật chính trong bộ phim Chị Tư Hậu vẫn mãi còn in đậm trong ký ức của mỗi người dân Việt Nam. Nhưng ít ai biết nhân vật nổi tiếng ấy lại được xây dựng trên nguyên mẫu má Nguyễn Thị Huỳnh - Người phụ nữ kiên cường của quê hương Ninh Hòa, Khánh Hòa. Dù trong phim chỉ mới thể hiện một phần cuộc đời hoạt động cách mạng của má, nhưng “chị Tư Hậu” đã trở thành hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung với phẩm chất cao đẹp “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, nhân vật chính trong bộ phim Chị Tư Hậu vẫn mãi còn in đậm trong ký ức của mỗi người dân Việt Nam. Nhưng ít ai biết nhân vật nổi tiếng ấy lại được xây dựng trên nguyên mẫu má Nguyễn Thị Huỳnh - Người phụ nữ kiên cường của quê hương Ninh Hòa, Khánh Hòa. Dù trong phim chỉ mới thể hiện một phần cuộc đời hoạt động cách mạng của má, nhưng “chị Tư Hậu” đã trở thành hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ miền Nam nói riêngphụ nữ Việt Nam nói chung với phẩm chất cao đẹp “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Má Nguyễn Thị Huỳnh sinh năm 1919, quê ở làng Thanh Mỹ, xã Ninh Quang, huyện Ninh Hòa (thôn Thanh Mỹ, Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa). Xuất thân trong một gia đình có cha là Hương Bảng giàu có, mẹ không may qua đời sớm. Ngay từ thời niên thiếu, chứng kiến bao cảnh cay đắng, khổ nhục của Nhân dân và sự đàn áp tàn bạo, bất công của bọn thực dân - phong kiến, má đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng.

19 tuổi, má kết duyên với đồng chí Mai Dương, cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa quê ở xã Ninh Thọ, huyện Ninh Hòa. Từ năm 1942, ngôi nhà của má là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng, trong số đó có đồng chí Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Huy Quang… Không riêng má Huỳnh là cán bộ lãnh đạo phụ nữ, mà đồng chí Mai Dương lúc đó đã giữ chức vụ Khu ủy viên Khu 5, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, nên giặc Pháp mở nhiều cuộc truy lùng rất gắt gao, buộc vợ chồng má phải di chuyển chỗ ở nhiều nơi. Để chồng yên tâm hoạt động cách mạng, má vừa tham gia công tác, vừa đảm nhận toàn bộ việc nuôi dưỡng các con. Lúc thì gửi con về xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, lúc lại bế con về xã Ninh Thọ, huyện Ninh Hòa…

Để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, má Huỳnh tham gia Đội vũ trang tuyên truyền huyện Ninh Hòa trực tiếp tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ngày 16/8/1945. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, má Huỳnh với cương vị Bí thư Hội Phụ nữ Cứu quốc Phước Đông (1) đã ra sức kêu gọi chị em phụ nữ thực hiện các chủ trương của Mặt trận Việt Minh và Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời đề ra. Má đã cùng chồng vận động quần chúng xây dựng phong trào, phát triển lực lượng cách mạng Nam Trung Bộ và trực tiếp chiến đấu chống lại những trận càn của giặc. Năm 1947, bị thất bại trong âm mưu đánh chiếm vùng tự do Phú Yên, thực dân Pháp quay về củng cố vùng chiếm đóng tỉnh Khánh Hòa. Trên địa bàn Vạn Ninh, chúng tập trung một lực lượng cơ động Âu – Phi thường xuyên mở các cuộc hành quân quy mô lớn đánh vào các cơ quan đầu não của huyện, xã. Trong những năm 1947 - 1949, trên chiến trường Khánh Hòa, lực lượng chiếm đóng và bình định chủ yếu là đội quân lê dương Pháp khét tiếng hung hăng, tàn bạo. Chúng tăng cường càn quét mở rộng kiểm soát vùng nông thôn và các làng ven rừng, dồn dân lập “vành đai trắng” quanh các vùng căn cứ kháng chiến nhằm ngăn cách lực lượng kháng chiến với quần chúng Nhân dân, chúng thực hiện chính sách “giết sạch, đốt sạch, phá sạch” nhất là ở Bắc Khánh, đầu cầu trực tiếp phía Nam của vùng tự do Liên khu 5.

Năm 1949, giặc càn quét đốt, dỡ nhà của dân ở thôn Xuân Vinh (xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh), quyết liệt dồn dân tập trung về đồn Lạc Ninh. Với mưu toan lung lạc ý chí của người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Thị Huỳnh, chúng bắt cả 3 người con của má rồi bỏ đói. Hàng ngày, bất chấp đòn roi của địch, chị Mai Ngọc Ánh mới lên 9 tuổi đã nhặt nhạnh những thức ăn rơi vãi, hoặc lén xin từng nắm cơm để nuôi 2 em nhỏ là Mai Đức Chính và Mai Thanh Liêm. Anh Liêm lúc ấy chỉ mới vài tháng tuổi, cứ khóc thét lên vì thiếu sữa mẹ. Nhận được tin, với sự hy sinh thầm lặng và sức chịu đựng phi thường của một người phụ nữ Việt Nam, càng thương xót cho những đứa con thơ dại, má lại càng căm thù quân cướp nước, một lòng trung kiên, tiếp tục tích cực hoạt động cách mạng. Nhờ sự cưu mang, đùm bọc của bà con và anh lính Nóp trong đồn, 3 chị em sống qua ngày. Sáu tháng sau, cơ sở cách mạng tìm cách đưa Liêm ra ngoài và hơn 1 năm sau, Ánh và Chính cũng được giải thoát. Ra khỏi đồn lính Pháp, chị Ánh được tổ chức cách mạng dẫn dắt vượt rừng ra miền Bắc, rồi sang trường thiếu nhi ở Quế Lâm - Trung Quốc. Mãi đến năm 1957 chị mới về đoàn tụ với mẹ và các em.

Sau những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1954, má Huỳnh bồng bế các con tập kết miền Bắc, công tác tại Nhà máy dệt Nam Định. Đồng chí Mai Dương vẫn ở lại miền Nam tiếp tục cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Sau khi nghe tin chồng đang công tác trên Việt Bắc, má lặn lội tìm đến. Bao năm xa cách, hai vợ chồng được gặp nhau đúng một giờ trước khi ông lên đường trở lại chiến trường B. Cuộc chia tay kéo dài 17 năm, chỉ duy nhất có một lá thư mà từ khi gửi đến khi bà nhận được đã hơn một năm. Mùa hè năm 1957, nhà văn Anh Đức (bút danh Bùi Đức Ái), là biên tập và phóng viên Phòng Văn hóa Đài Tiếng nói Việt Nam đi Nam Định để viết phóng sự về nhà máy dệt, tình cờ gặp má Huỳnh, là cán bộ tổ chức của nhà máy. Với những xúc cảm đặc biệt về chuyện đời của má, nhà văn đã viết tiểu thuyết “Một chuyện chép ở bệnh viện” (2) từ nguyên mẫu có thật là chị Tư - Nguyễn Thị Huỳnh, đây cũng chính là nhân vật “chị Tư Hậu” trong kịch bản phim do nhà văn chuyển thể (3). Suốt hai cuộc kháng chiến, vì cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc nên chồng, con má mỗi người một ngả. Năm 1974, má Huỳnh nghỉ hưu rồi về lại Khánh Hòa vào giữa năm 1975. Năm 1975, ước mơ đất nước độc lập, quê hương được giải phóng trở thành sự thật, đồng chí Mai Dương theo đoàn quân về giải phóng vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và tiếp quản Khánh Hòa, má được sống đoàn tụ với chồng, con cùng với sự bình yên của đất nước. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ và sau ngày đất nước thống nhất, mặc dù chồng giữ nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt như: Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên; Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh, Đại biểu Quốc hội khóa VI,… nhưng má vẫn sống với cốt cách của “Chị Tư Hậu” giản dị, bình lặng, không tính toán lợi ích riêng tư. Vợ chồng má trả lại cho tỉnh hàng ngàn mét vuông đất tại đường Hùng Vương, thành phố Nha Trang với giá trị lúc bấy giờ là sự mơ ước của nhiều người; chỉ giữ lại 100m2 đủ để xây nhà cho hai vợ chồng và gia đình người con cả. Má vẫn thường bảo với các con: “Suốt đời ba má theo Đảng không tiếc máu xương thì làm gì một miếng đất”.

Năm 1991, cơn tai biến đã khiến đồng chí Mai Dương bị liệt, phải nằm một chỗ. Trong hơn 10 năm, mặc dù vẫn thường xuyên bị những di chứng của chiến tranh hành hạ nhưng tất cả mọi chuyện từ việc ăn uống, tắm giặt, vệ sinh, thuốc men của chồng đều do chính tay má chăm chút.

sau gần 30 năm trở về quê hương, đoàn tụ, sống hạnh phúc cùng chồng con và các cháu, đầu năm 2003, má Nguyễn Thị Huỳnh - người cán bộ lão thành cách mạng, người con của quê hương giàu truyền truyền thống cách mạng Ninh Hòa đã vĩnh viễn đi về cõi vĩnh hằng để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng đội. Với những cống hiến không ngừng nghỉ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, má Nguyễn Thị Huỳnh đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.

“Chị Tư Hậu” đã đi xa, song tấm gương tiêu biểu về người phụ nữ “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” sẽ mãi tỏa sáng cho các thế hệ mai sau tiếp bước noi theo.

Chú thích:

(1)  Đầu năm 1946, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thành lập đơn vị hành chính cấp xã, huyện Vạn Ninh thành lập được 8 xã. Phước Thiện có 3 xã: Phước Đông, Phước Trung, Phước Tây

(2)  Năm 1958, Một chuyện chép ở bệnh viện được NXB Văn Học - Hà Nội ấn hành. Sách đã được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau: Tây Ban Nha, Pháp, Nga, Hungary, Nhật, Anh...

(3)  Năm 1961, theo đề nghị của Xưởng phim Truyện Việt Nam, nhà văn đã chuyển thể tiểu thuyết “Một chuyện chép ở bệnh viện” thành kịch bản phim Chị Tư Hậu. Phim được sản xuất năm 1962, do Phạm Kỳ Nam đạo diễn. 

Lâm An

Trải qua hơn nửa thế kỷ, nhân vật chính trong bộ phim Chị Tư Hậu vẫn mãi còn in đậm trong ký ức của mỗi người dân Việt Nam. Nhưng ít ai biết nhân vật nổi tiếng ấy lại được xây dựng trên nguyên mẫu má Nguyễn Thị Huỳnh - Người phụ nữ kiên cường của quê hương Ninh Hòa, Khánh Hòa. Dù trong phim chỉ mới thể hiện một phần cuộc đời hoạt động cách mạng của má, nhưng “chị Tư Hậu” đã trở thành hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung với phẩm chất cao đẹp “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Má Nguyễn Thị Huỳnh sinh năm 1919, quê ở làng Thanh Mỹ, xã Ninh Quang, huyện Ninh Hòa (thôn Thanh Mỹ, xã Ninh

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn