Cuối năm 1949, tôi được Liên khu ủy V điều động vào công tác tại tỉnh Khánh Hòa với nhiệm vụ làm cán bộ tuyên huấn tỉnh. Thời kỳ này, Liên khu V đang thực hiện chủ trương “Tích cực cầm cự chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công”...

Theo Hồi ký đồng chí Đặng Nhiên

          Cuối năm 1949, tôi được Liên khu ủy V điều động vào công tác tại tỉnh Khánh Hòa với nhiệm vụ làm cán bộ tuyên huấn tỉnh. Thời kỳ này, Liên khu V đang thực hiện chủ trương “Tích cực cầm cự chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công”. Chiến trường Khánh Hòa sau đợt hoạt động quân sự lớn lấy tên là chiến dịch Trường Chinh, phong trào gặp nhiều khó khăn, địch phản công dữ dội.

          Mùa xuân 1950, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất được tổ chức tại Hòn Ngang (thuộc hệ thống núi Hòn Hèo - Ninh Hòa), Đại hội nhấn mạnh phải chăm lo hơn nữa công tác vận động quần chúng và xác định đây là công tác căn bản của Đảng để khôi phục và phát triển phong trào cách mạng. Đại hội giành nhiều thời gian bàn về công tác xây dựng Đảng, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề chống tư tưởng sai lầm, trau dồi đạo đức cách mạng, mở rộng tự phê bình và phê bình, sửa đổi phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc, kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Đảng bộ và một số vấn đề về chính sác cán bộ. Như vậy, Đại hội đã đặt công tác tư tưởng chính trị ở vị trí vô cùng quan trọng.

          Thời kỳ này, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy do đồng chí Lê Đoan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Trưởng ban. Đồng chí được anh em tặng cho cái danh hiệu là “cây lý luận số 2, sau anh Tôn Thất Vỹ - Bí thư Tỉnh ủy”. Ban Tuyên huấn có bộ phận Huấn học do đồng chí Nguyễn Chiều phụ trách và các đồng chí Trực, Anh (Nhiên), Thứ, Hứa…. Bộ phận tuyên truyền có anh Đồng và vài đồng chí nữa. Bộ phận ấn loát in thạch bản có các anh: Sâm, Càn, Tỵ, Cưu… Anh em viết chữ trái trên bản đá rất đẹp. Thạch bản là đá cẩm thạch do cơ sở ta mua tại chùa Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng. Bộ phận Quản trị có anh Quê, Châu, cấp dưỡng có chị Thắm và Ngộ.

          Cơ quan đóng tại một khu rừng gần biển và di chuyển đi nhiều nơi. Cuối năm 1950, cơ quan phát động phong trào tăng gia sản xuất, trước mắt là trồng rau, mì, bắp, khoai lang với phương ngôn “đói ăn rau, đau uống thuốc”. Cơ quan ra quân 100% quân số trồng một đám rau muống rất lớn tại vùng Cây Sung, rau lên xanh tốt được đồng bào Đầm Vân khen ngợi, các cơ quan xung quanh đến xin rau hàng tuần.

          Về Ty Thông tin, lúc đầu có anh Đàn, anh Võ Văn Sung, sau đó là anh Nguyễn Lưu làm Ty trưởng. Có tờ báo Thắng ra đều kỳ hàng tháng có ảnh hưởng rộng trong cơ sở và Nhân Dân. Một số tổ tuyên truyền lưu động có nhạc cụ dân tộc, hô bài chòi, vè, nhiều lúc loa vào đồn giặc. In nhiều loại truyền đơn kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền trở về với Nhân Dân. Tôi nhớ có bài ca dao:

                    …"Chim không đánh chim cùng một tổ

                         Trâu một chuồng sao nỡ húc nhau

                        Sợ khi máu đổ ruột đau

                       Nên nay nói trước để sau lại phiền!”

          (Ca dao kháng chiến Liên khu V của Lưu Trùng Dương)

          Hoạt động văn nghệ trong nội bộ, thỉnh thoảng tổ chức đốt lửa trại diễn kịch, hát đồng ca, hát bài chòi, làm báo tường, thi sáng tác văn nghệ… Tôi nhớ, năm 1951, Ban Tuyên huấn chủ trì tổ chức một cuộc thi văn nghệ gồm các thể loại: văn xuôi, thơ, vè. Bài thơ “Tiếng dội” của tôi đạt giải nhì (không có giải nhất). Thơ của anh Nguyễn Thứ đạt giải ba, văn xuôi của anh Hướng Minh đạt giải khuyến khích.

          Tiếng hát át tiếng bom, công tác tư tưởng - văn hóa, văn nghệ, thể thao đã tăng thêm niềm vui, tạo thêm niềm tin chiến thắng. Những trận đấu bóng đá giữa các cơ quan tỉnh ở Đầm Vân đã thu hút nội bộ và Nhân Dân cùng xem. Anh Tôn Thất Vỹ và Lê Đoan là những chân tiền đạo đáng nể của núi rừng chiến khu xưa. Vở kịch một cảnh, một màn lấy tên Anh Dũng tự biên tự diễn do anh Đức Trí, chị Nhiễu đóng và trình diễn trong đêm bế mạc Đại hội Đảng ở Hòn Ngang, là tác phẩm kịch bản đượm mùi thơm của hoa rừng, có tính chiến đấu cao, tình người đẹp đẽ.

          Về công tác huấn học, Ban cử một số đồng chí sưu tầm, tìm hiểu tài liệu của Tuyên huấn Liên khu V, chủ trương của Tỉnh ủy biên soạn thành các tập tài liệu nhỏ, ngắn gọn, dễ hiểu gởi cho các địa phương, ban ngành học tập chính trị. Những tài liệu chính thức gồm: tác phẩm “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh, “Sửa đổi lề lối làm việc” của XYZ. Đạo đức cần kiệm liêm chính của Bác Hồ, một số bài viết giải thích chủ nghĩa Mác - Lê-nin theo cuốn triết học chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của đồng chí Hải Triều, “Quan điểm quần chúng và đường lối quần chúng” của nhà lý luận Trung Quốc Chu Nguyên Bằng (do Trần Chi dịch).

          Cơ quan Tỉnh ủy tổ chức nhiều lớp học tập lý luận Mác - Lê-nin cho cán bộ sơ cấp trở lên. Đồng chí Lê Đoan, Trưởng ban Tuyên huấn thường chủ trì lớp học. Nhiều lần sau khi tan học, anh em tranh luận rất hăng, rất vui. Lý luận về cuộc cách mạng dân chủ mới được nhiều người quan tâm. Tranh luận về duy vật biện chứng giữa anh Bảy Hữu và Lê Đoan nhiều phen bất phân thắng bại. Cuộc tranh luận về duy tâm và duy vật giữa anh Lê Đoan và anh Hòa là cán bộ Liên Việt đầy kịch tính, cuối cùng cũng bất phân thắng bại, phải hòa hoãn.

          Lúc này, Ban Tuyên huấn kiêm luôn công tác của Trường Chính trị (Trường Đảng sau này). Các cán bộ tuyên huấn thường được phân công đi giảng dạy chính trị ở một số cơ quan đoàn thể. Nhiều đồng chí được phân công về các địa phương, cơ sở kết hợp nắm tình hình thực tế đã  báo cáo cho Tỉnh ủy và bổ sung thực tế cho các bài soạn, bài viết. Trong số anh em đi cơ sở, tôi hân hạnh được đi khá nhiều lần. Về cơ sở, thấy cán bộ xã rất hăng hái, nhưng ít hiểu biết về tình hình chung, nhất là về lý luận về kháng chiến, về Đảng Cộng sản… nên việc tăng cường về với cơ sở để giúp cơ sở theo chủ trương “Tiến về làng” của Tỉnh ủy là vô cùng đúng đắn và quan trọng.

          Về cái ăn thì lương thực chủ yếu nhận gạo do Ban tiếp vận Khu V tiếp tế, nhiều lúc gặp tàu thủy địch phong tỏa, thủy thủ ta phải nhận chìm ghe gạo, chờ khi địch rút mới vớt lên, gạo chua, ăn vào hay đau bụng. Nhưng thà cơm chua mà có cái ăn còn hơn nhịn đói. Chiều chiều kéo ra bãi biển Đầm Vân, Ninh Tịnh bắt cua ghẹ, còng, nhất là đĩa biển (hải sâm đen) về nấu ăn cho đỡ đói.

          Công tác Tuyên huấn thời kỳ này là như vậy. Nhận thức tuy còn đơn sơ, cách nghiên cứu và học tập còn giáo điều hay tầm chương trích cú, nhưng cái cốt lõi của công tác tuyên huấn đã được thực hiện đúng hướng. Mặt trận công tác tư tưởng không thể thiếu trong các giai đoạn cách mạng. Những ngày tháng gian khổ, khó khăn, thiếu thốn nơi núi rừng, những trận đánh ác liệt với kẻ thù chúng ta đã vượt qua và giành chiến thắng là nhờ sự giác ngộ, nhờ tinh thần, ý chí và niềm tin được công tác tư tưởng bồi dưỡng giáo dục xây dựng nên. Đối với chúng tôi, những người trong cuộc, những bước đi chập chững ban đầu làm công tác tuyên huấn ngày ấy đã chấp cánh cho chúng tôi đi trọn cuộc đời làm cách mạng tràn trề một niềm tin chiến thắng./.

                                        Bích Nhung sưu tầm

Theo Hồi ký đồng chí Đặng Nhiên           Cuối năm 1949, tôi được Liên khu ủy V điều động vào công tác tại tỉnh Khánh Hòa với nhiệm vụ làm cán bộ tuyên huấn tỉnh. Thời kỳ này, Liên khu V đang thực hiện chủ trương “Tích cực cầm cự chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công”. Chiến trường Khánh Hòa sau đợt hoạt động quân sự lớn lấy tên là chiến dịch Trường Chinh, phong trào gặp nhiều khó khăn, địch phản công dữ dội.           Mùa xuân 1950, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất được tổ chức tại Hòn Ngang (thuộc hệ thống núi Hòn Hèo - Ninh Hòa), Đại hội nhấn mạnh phải chăm lo hơn nữa công tác vận động quần chúng và xác định đây l&agrav

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn