Cách đây 60 năm, sau khi xem xét phong trào cách mạng của cả tỉnh, so sánh lực lượng giữa ta và địch, theo xu thế chung của toàn miền Nam, Tỉnh ủy Khánh Hòa quyết định tiến hành Đồng khởi ở 2 huyện Diên Khánh và Bắc Ninh Hòa (nay là thị xã Ninh Hòa), với tư tưởng, phương châm và mục tiêu rõ ràng. Trong đó, phải thực hiện được mục tiêu giải phóng một số vùng ở nông thôn, biến hậu phương của địch thành hậu phương của ta, bổ sung lực lượng cách mạng, mở rộng địa bàn cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ cho cuộc kháng chiến, góp phần cùng cả nước đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của địch.

Kỷ niệm 60 năm Phong trào Đồng khởi giải phóng một phần nông thôn, đồng bằng tỉnh Khánh Hòa (7-11-1964 - 7-11-2024): Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đối với phong trào cách mạng của tỉnh Khánh Hòa
Kỷ niệm 60 năm Phong trào Đồng khởi giải phóng một phần nông thôn, đồng bằng tỉnh Khánh Hòa (7-11-1964 - 7-11-2024): Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đối với phong trào cách mạng của tỉnh Khánh Hòa

Theo kế hoạch Đồng khởi, Tỉnh ủy chọn 2 xã Ninh An và Ninh Thọ của huyện Bắc Ninh Hòa làm trọng điểm 1 và vùng Tứ thôn Đại Điền (gồm 2 xã Diên Sơn và Diên Điền) của huyện Diên Khánh làm trọng điểm 2 của phong trào Đồng khởi. Lực lượng tham gia cho toàn chiến dịch bao gồm các đơn vị vũ trang địa phương, Đại đội độc lập 83, Tiểu đoàn 30 của Phân khu Nam (mật danh K.71).

Vào đêm ngày 6 rạng sáng 7-11-1964, chiến dịch được mở màn và đúng kế hoạch, lực lượng của ta đồng loạt tấn công địch ở một số điểm tại Diên Khánh và Bắc Ninh Hòa, sau đó ngăn chặn các mũi phản công của địch, nhằm hỗ trợ cho lực lượng quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Cùng với việc tiêu hao nhiều sinh lực địch, chỉ trong vòng 3 ngày đầu của chiến dịch, các lực lượng vũ trang của ta trên địa bàn Vạn Ninh, Bắc Ninh Hòa đã hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy Đồng khởi, giải phóng một vùng rộng lớn, với hơn 10.000 dân, nối liền căn cứ Đá Bàn vào sâu vùng địch kiểm soát hàng chục kilômét vuông.

Ở trọng điểm 2 của đợt Đồng khởi, chiều 7-11-1964, quần chúng nhân dân Diên Khánh được lực lượng vũ trang hỗ trợ, với ý chí tiến công liên tục, ta đã giải phóng toàn bộ vùng Tứ thôn Đại Điền, thành lập chính quyền cách mạng ở 2 xã Diên Sơn và Diên Điền vào tối 8-11-1964. Sau đó, ta giải phóng tiếp xã Diên Lâm vào ngày 10-11-1964...

Tiếp đó, trong tháng 12-1964, ở Bắc Ninh Hòa, quân ta đã giải phóng hoàn toàn 2 xã Ninh An và Ninh Thọ rộng hàng chục kilômét vuông, tiếp giáp với căn cứ Đá Bàn, với hơn 5.000 dân, các “ấp chiến lược” của địch trên địa bàn huyện bị xóa bỏ hoàn toàn. Ở Diên Khánh, nhân dân xã Diên Thọ cũng đã nổi dậy làm chủ, giải phóng một vùng rộng lớn, nối liền với vùng giải phóng Cẩm Sơn, làm cho quân đội, chính quyền Sài Gòn lo sợ, bỏ trống một mảng lớn từ Phước Lương, Lễ Thạnh (Diên Thọ), An Định, Phước Tuy, Phò Thiện (Diên Phước) đến Suối Tre, Mỹ Lộc (Bình Lộc)... tạo thành một vùng giải phóng liên hoàn ở phía nam huyện Diên Khánh...

Một góc xã Diên Điền ngày nay.
Một góc xã Diên Điền ngày nay.

Sau 1 năm Đồng khởi, vùng giải phóng của tỉnh đã được mở rộng, bao gồm 46 thôn, với hơn 37.500 dân; vùng tranh chấp có 34 thôn, với 32.400 dân. Riêng địa bàn huyện Diên Khánh, từ vùng giải phóng Tứ thôn Đại Điền, ta tiếp tục mở rộng vùng giải phóng ra 7 xã, với hơn 20.000 dân, tạo thế lỏng kèm ở các xã bờ nam sông Cái, với hơn 11.000 dân. Trong các thôn, xã giải phóng đã thành lập chính quyền cách mạng, phát triển du kích, xây dựng làng chiến đấu… Chính quyền cách mạng chia hàng nghìn mẫu ruộng công điền cho 5.000 dân, giảm tô cho 32 gia đình tá điền. Trường lớp được xây dựng và hàng trăm con em nông dân được đến trường, những người lớn tuổi tham gia các lớp bình dân học vụ...

Cũng chính những vùng nông thôn, đồng bằng được giải phóng đã phát huy ảnh hưởng chính trị, làm chỗ dựa cho lực lượng vũ trang đứng chân hoạt động, góp phần giải quyết một phần các nhu cầu thiết yếu cho căn cứ miền núi và hỗ trợ phong trào ở thị xã, thị trấn. Từ đây, đã có hàng ngàn thanh niên tham gia nhập ngũ, bổ sung cho các đơn vị vũ trang, thành lập ở mỗi huyện một đại đội địa phương. Chính nhờ đó, phong trào cách mạng trong tỉnh đã tạo được thế đứng vững chắc ở khắp 3 vùng chiến lược: Rừng núi, nông thôn, đồng bằng và đô thị. Vùng nông thôn, đồng bằng giải phóng nối với các huyện miền núi căn cứ cách mạng, tạo thành thế đứng liên hoàn, thế tiến công vững chắc. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đối với phong trào cách mạng của tỉnh, tạo ra thế và lực mới, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ của tỉnh bước vào một giai đoạn mới. Từ đó, tạo tiền đề vững chắc để tỉnh giành những thắng lợi to lớn ở giai đoạn sau, góp phần cùng cả nước giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

NAM ANH 

(Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa)

Theo kế hoạch Đồng khởi, Tỉnh ủy chọn 2 xã Ninh An và Ninh Thọ của huyện Bắc Ninh Hòa làm trọng điểm 1 và vùng Tứ thôn Đại Điền (gồm 2 xã Diên Sơn và Diên Điền) của huyện Diên Khánh làm trọng điểm 2 của phong trào Đồng khởi. Lực lượng tham gia cho toàn chiến dịch bao gồm các đơn vị vũ trang địa phương, Đại đội độc lập 83, Tiểu đoàn 30 của Phân khu Nam (mật danh K.71). Vào đêm ngày 6 rạng sáng 7-11-1964, chiến dịch được mở màn và đúng kế hoạch, lực lượng của ta đồng loạt tấn công địch ở một số điểm tại Diên Khánh và Bắc Ninh Hòa, sau đó ngăn chặn các mũi phản công của địch, nhằm hỗ trợ cho lực lượng quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Cùng với việc tiêu hao nhiều sinh lực địch, chỉ trong vòng 3 ng&agrave

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn