Ngày 29/10/2017, Hội Khoa học Lịch sử tổ chức chuyến tham quan học tập, trải nghiệm thực tế cho hội viên tại một số di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thị xã Ninh Hòa. Đây là hoạt động trải nghiệm lịch sử tiếp nối chuyến hành trình về nguồn được Hội tổ chức vào tháng 4/2016 tại căn cứ Đồng Bò và các di tích lịch sử - văn hóa tại thành phố Nha Trang và Diên Khánh.
Hội Sử học Khánh Hòa với hành trình tham quan trải nghiệm thực tế lịch sử tại thị xã Ninh Hòa
Hội Sử học Khánh Hòa với hành trình tham quan trải nghiệm thực tế lịch sử tại thị xã Ninh Hòa
Thực hiện Kế hoạch số 47-KH/TU, ngày 30/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng địa phương cho học sinh, sinh viên và thanh niên tỉnh Khánh Hòa. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh, ngày 29/10/2017, Hội Khoa học Lịch sử tổ chức chuyến tham quan học tập, trải nghiệm thực tế cho hội viên tại một số di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thị xã Ninh Hòa. Đây là hoạt động trải nghiệm lịch sử tiếp nối chuyến hành trình về nguồn được Hội tổ chức vào tháng 4/2016 tại căn cứ Đồng Bò và các di tích lịch sử - văn hóa tại thành phố Nha Trang và Diên Khánh.

Tham gia chuyến thực tế lần này có trên 60 hội viên, đều là những người công tác trong các lĩnh vực có liên quan đến lịch sử, văn hóa, như cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh và phần lớn là giáo viên lịch sử ở các trường phổ thông trong toàn tỉnh, giảng viên, sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Khánh Hòa, Đại học Nha Trang. Thông qua hoạt động này, Hội muốn nâng cao nhận thức của đội ngũ hội viên, bổ sung thêm nguồn tư liệu thực tiễn, sinh động về văn hóa, lịch sử của tỉnh nhà, để giúp cho việc nghiên cứu, tuyên truyền, giảng dạy bộ môn lịch sử ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Đúng 7g00 ngày 29/10/2017, đoàn tham quan xuất phát từ ba hướng, gồm hướng từ thành phố Nha Trang, hướng từ thành phố Cam Ranh và hướng từ huyện Vạn Ninh cùng tiến về thị xã Ninh Hòa. Một cuộc “hội quân” thú vị đã diễn ra tại Tượng đài 16/7 - nơi cách đây 87 năm đã diễn ra cuộc biểu tình của hơn 1000 người, nhằm ủng hộ phong trào công - nông Nghệ - Tĩnh. Cuộc biểu tình ngày 16/7/1930, là cuộc đấu tranh có qui mô lớn đầu tiên của tỉnh và cũng là cuộc biểu tình đầu tiên ở các tỉnh Nam Trung bộ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.

Cuộc biểu tình chứng minh được ý thức chấp hành chỉ thị của Trung ương một cách nghiêm túc, sự năng động sáng tạo trong lãnh đạo và tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hoà, một Đảng bộ vừa mới thành lập chưa đầy 5 tháng. Đồng thời cũng đánh dấu bước phát triển cao của phong trào cách mạng trong tỉnh, hoà vào trào lưu chung của của phong trào cách mạng cả nước, mở ra thời kỳ đấu tranh mới của Nhân dân tỉnh Khánh Hoà.

Chụp hình lưu niệm tại Tượng đài 16/7

Với ý nghĩa to lớn của cuộc biểu tình ngày 16/7/1930, năm 2002, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã quyết định lấy ngày 16/7 hàng năm làm ngày truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Trong niềm tự hào, xúc động, thành kính nhớ về nguồn cội, bồi hồi rời khỏi Tượng đài 16/7, đoàn chúng tôi đã đến dâng hương các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm tàu C235 (Đường Hồ Chí Minh trên biển) tại xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa.

Nhắc tới con đường Hồ Chí Minh trên biển, không thể không nhắc tới trận hải chiến kiên cường của 20 cán bộ, thủy thủ tàu C235 đã đi vào huyền thoại, là dấu son chói lọi của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Sự hy sinh của thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cùng 13 đồng đội thân yêu trên vùng biển Hòn Hèo, đã trở thành bất tử trong lòng những người lính biển và quân dân cả nước. Ngày 25/8/1970, đồng chí Nguyễn Phan Vinh, được Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.


Chụp hình lưu niệm tại Di tích tàu C235

Với giá trị tiêu biểu về lịch sử, quân sự, sự chiến đấu và anh dũng hy sinh của các cán bộ, chiến sĩ tàu C235, ngày 26/4/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1262/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Địa điểm lưu niệm Tàu C235 (đường Hồ Chí Minh trên biển) là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Khu di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm tàu C235 nhằm tôn vinh sự hy sinh cao cả của các anh hùng nơi mảnh đất xứ non trầm biển yến. Với tiềm năng và những lợi thế sẵn có, trong tương lai nơi đây sẽ trở thành địa chỉ đỏ du lịch về nguồn của tỉnh Khánh Hòa.

Điểm tham quan tiếp theo của đoàn là Lăng Bà Vú, nơi chôn cất người phụ nữ đã có công giúp chúa Nguyễn Phúc Ánh (sau này là vua Gia Long) qua cơn hoạn nạn lúc giao tranh với nhà Tây Sơn. Công trình do vua chỉ đạo xây dựng theo kiến trúc lăng tẩm để đền ơn đáp nghĩa nên dân gian gọi là lăng. Khu lăng mộ được xây dựng trong hai năm, từ năm 1802 đến năm 1804 hoàn thành.

Lăng Bà Vú là một Di sản Văn hóa được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia tại Quyết định số 05/1999/QĐ-BVHTT ngày 12/02/1999, thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Di tích không chỉ có ý nghĩa về mặt đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà còn có giá trị rất lớn về mặt kiến trúc nghệ thuật phản ánh sự tài hoa của các nghệ nhân dưới triều nhà Nguyễn cách đây hơn hai thế kỷ.

Nghe cán bộ di tích thuyết minh tại Lăng Bà Vú

Tiếp tục cuộc hành trình, đoàn đã đến Phủ đường Ninh Hòa, là công trình kiến trúc có dạng hình chữ nhật với bốn cạnh là tường hồi bít đốc, mặt tiền quay về hướng Đông Nam. Về tổng thể, di tích được kết cấu theo mô típ nhà truyền thống của vùng đồng bằng Khánh Hòa theo kiểu 3 gian 2 chái. Riêng phần tường phía trước hiên và phần mái trang trí theo mô típ cấu trúc thành cổ ở cố đô Huế – kiến trúc truyền thống của thời Nguyễn. Chính điều này tạo cho di tích vừa có nét cổ kính, vừa có sự trang nghiêm mang tính chất một công đường; kết cấu kiến trúc hài hòa, giá trị nghệ thuật cao. Tại đây, sáng ngày 16/7/1930, đoàn biểu tình với gần 1.000 quần chúng Nhân dân huyện Tân Định (nay là huyện Ninh Hòa) đã giương cao cờ đỏ búa liềm và khẩu hiệu: “Ủng hộ phong trào công – nông Nghệ - Tĩnh”, “Ủng hộ liên bang Xô – viết”, rầm rập kéo đến đòi chính quyền thực dân, phong kiến giảm sưu cao, thuế nặng, chống khủng bố trắng. Trước sức mạnh áp đảo của Nhân dân, viên tri huyện buộc phải cúi đầu tiếp nhận bản yêu sách. Cuộc biểu tình giành thắng lợi, có tiếng vang rộng khắp.

Từ năm 2010, tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành sưu tầm, phục chế và phục dựng lại các hiện vật, hình ảnh trưng bày tại Phủ đường Ninh Hòa, đưa di tích trở về đúng chức năng vốn có của một công đường, nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ. Với những giá trị lịch sử - văn hóa của Phủ đường Ninh Hòa, ngày 21/8/2000, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ban hành Quyết định số 16/2000/QĐ-BVHTT xếp hạng Phủ đường Ninh Hòa là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Chụp hình lưu niệm tại Phủ đường Ninh Hòa
Chia tay Ninh Hòa, một vùng đất đặc biệt, nếu không nói quá rằng đây là cái nôi cách mạng của tỉnh Khánh Hòa. Với nhận thức “trăm nghe không bằng một thấy”, chuyến đi này giúp chúng tôi cảm nhận được cái hay, cái đẹp một cách trực tiếp bằng các giác quan, thông qua quan sát tài liệu, hiện vật. Ngoài ra chúng tôi còn được cán bộ di tích thuyết minh, giảng giải những thông tin một cách rõ ràng để chúng tôi lĩnh hội một cách tích cực và đầy đủ, chính xác những giá trị đích thực của di tích. Những kiến thức và tình cảm tri ân sâu sắc từ chuyến đi này sẽ làm tăng thêm động lực và tình yêu, trách nhiệm với nghề dạy học. Các trang giáo án và bài giảng lịch sử nói chung và lịch sử địa phương Khánh Hòa nói riêng sẽ thực tế, sinh động, gần gũi và lôi cuốn hơn với học sinh thân yêu.

Hy vọng trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa của các cơ quan, ban ngành chức năng của tỉnh và của Hội sử học Khánh Hòa để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình góp phần thực hiện tốt mục đích, yêu cầu Kế hoạch 47-KH/TU của Tỉnh ủy Khánh Hòa đã đề ra.
Lê Viết Quân
Hội viên Hội sử học Khánh Hòa
GV THPT Trần Hưng Đạo- Cam Ranh
Thực hiện Kế hoạch số 47-KH/TU, ngày 30/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng địa phương cho học sinh, sinh viên và thanh niên tỉnh Khánh Hòa. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh, ngày 29/10/2017, Hội Khoa học Lịch sử tổ chức chuyến tham quan học tập, trải nghiệm thực tế cho hội viên tại một số di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thị xã Ninh Hòa. Đây là hoạt động trải nghiệm lịch sử tiếp nối chuyến hành trình về nguồn được Hội tổ chức vào tháng 4/2016 tại căn cứ Đồng Bò và các di tích lịch sử - văn hóa tại thành phố Nha Trang và Diên Khánh. Tham gia chuyến thực tế lần này có trên 60 hội vi&e

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn