Sáng ngày 26/12/2018, tại Hội trường Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Tấn Tuân – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì Hội nghị tổng kết Chỉ thị 05-CT/TU, ngày 24/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường, thị trấn.
Hội nghị tổng kết Chỉ thị 05-CT/TU, ngày 24/11/2006 của  Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác sưu tầm tư liệu, nghiên cứu,  biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường, thị trấn
Hội nghị tổng kết Chỉ thị 05-CT/TU, ngày 24/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường, thị trấn
Sáng ngày 26/12/2018, tại Hội trường Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Tấn Tuân – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì Hội nghị tổng kết Chỉ thị 05-CT/TU, ngày 24/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường, thị trấn.

Đồng chí Nguyễn Tấn Tuân - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Nhìn chung, sau 12 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử lịch sử cách mạng xã, phường, thị trấn của tỉnh đã có bước phát triển rõ rệt, số lượng các ấn phẩm xuất bản ngày càng nhiều. Năm 2015, toàn tỉnh mới có 46 xã xuất bản ấn phẩm lịch sử cách mạng, đến giữa tháng 12/2018, toàn tỉnh đã có 101 xã xuất bản ấn phẩm lịch sử cách mạng địa phương; 13 xã, phường đã được Hội đồng tổ chức thẩm định bản thảo. Qua đó cho thấy, các cấp ủy đảng đã nhận thức sâu sắc hơn vị trí, vai trò của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử, xem đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác chính trị, tư tưởng góp phần giáo dục truyền thống cách mạng trong các tầng lớp nhân dân và trong học sinh, thanh niên. Các công trình lịch sử đã biên soạn và xuất bản đều đảm bảo yêu cầu về tính Đảng, tính khách quan, tính khoa học, tính chiến đấu, thống nhất chung với lịch sử toàn Đảng bộ; phản ánh chân thực về những nét đặc thù, độc đáo của phong trào cách mạng từng địa phương qua các giai đoạn lịch sử một cách toàn diện và đầy đủ; tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm có tính quy luật nhằm định hướng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với sự nghiệp cách mạng của địa phương trong thời gian đến. Từ những giá trị khoa học và thực tiễn ấy, các công trình lịch sử cách mạng địa phương, lịch sử Đảng bộ huyện, thị xã, thành phố, lịch sử các ban, ngành đoàn thể được xuất bản góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền, giáo dục, phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Tấn Tuân yêu cầu các cấp ủy đảng, các sở, ban, ngành, đoàn thể tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung sau: Một là, tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, Chỉ thị 05- CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 84-KH/TU, ngày 17/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong tỉnh, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp về tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử. Hai là, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy xây dựng kế hoạch chỉnh lý, tái bản ấn phẩm lịch sử Đảng bộ huyện giai đoạn trước năm 1975 đã xuất bản nhưng còn nhiều nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa; đẩy mạnh sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn sau 1975; tích cực chỉ đạo cấp ủy các xã, phường, thị trấn chưa hoàn thành việc xuất bản lịch sử cách mạng địa phương tập trung hoàn thành trước đại hội đảng bộ năm 2020 và đảm bảo chất lượng ấn phẩm lịch sử cách mạng, đặc biệt tránh sự cẩu thả trong công tác biên soạn. Ba là, các địa phương, đơn vị, các sở, ban, ngành có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng địa phương cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, đơn vị; trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thực hiện lồng ghép nội dung lịch sử địa phương vào nội dung giáo dục lịch sử dân tộc, giáo dục công dân và các hoạt động ngoại khóa; cấp ủy địa phương chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo huyện, thị, thành phố triển khai lồng ghép lịch sử cách mạng địa phương vào chương trình chính khóa và ngoại khóa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Bốn là, các cơ quan báo, đài của tỉnh tăng cường đưa tin, bài viết tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng địa phương. Năm là, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục phối hợp với Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy hướng dẫn nghiệp vụ sưu tầm tư liệu và phương pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử, biên soạn biên niên sự kiện.
Nhân dịp này, 15 tập thể và 16 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TU được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng bằng khen.

Bích Nhung
Sáng ngày 26/12/2018, tại Hội trường Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Tấn Tuân – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì Hội nghị tổng kết Chỉ thị 05-CT/TU, ngày 24/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử cách mạng xã, phường, thị trấn. Đồng chí Nguyễn Tấn Tuân - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Nhìn chung, sau 12 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử lịch sử cách mạng xã, phường, thị trấn của tỉnh đã có bước phát triển rõ rệt, số lượng các ấn phẩm xuất bản ngày càng nhiều. Năm 20

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn