Liệt sĩ Hồ Thị Hạnh (tên khai sinh là Hồ Thị Học) sinh năm 1943 trong một gia đình bần nông thuộc thôn Phú Hòa, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó, lại đông anh em (10 anh, chị em) ở quê hương giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng anh dũng. Tiếp bước thế hệ đi trước, đồng chí Hồ Thị hạnh thoát ly gia đình và tham gia hoạt động cách mạng khi mới bước vào tuổi 20.
Liệt sĩ Hồ Thị Hạnh (tên khai sinh là Hồ Thị Học) sinh năm 1943 trong một gia đình bần nông thuộc thôn Phú Hòa, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó, lại đông anh em (10 anh, chị em) ở quê hương giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng anh dũng. Tiếp bước thế hệ đi trước, đồng chí Hồ Thị hạnh thoát ly gia đình và tham gia hoạt động cách mạng khi mới bước vào tuổi 20.

Những năm 1956 - 1959, phía Nam Ninh Hòa là “vùng trắng cán bộ”, cơ sở cách mạng bị phá vỡ. Đến năm 1960, Ninh Hòa chỉ có 03/20 xã có cơ sở cách mạng, nhưng mỗi xã cũng chỉ có ở vài ba thôn, mỗi thôn rải rác từ 5 - 7 cơ sở và cảm tình cách mạng. Phong trào cách mạng ở Ninh Quang cũng lâm vào bế tắc, cán bộ hoạt động cách mạng cũng phải tạm lánh, đổi địa bàn hoạt động. Đầu năm 1961, Ninh Quang gần như trắng cơ sở trong quần chúng. Dưới ánh sáng Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy chủ trương ra sức phục hồi phong trào cách mạng ở các huyện đồng bằng, tập trung xây dựng các đội vũ trang làm nhiệm vụ đánh địch và xây dựng cơ sở để khôi phục phong trào cách mạng. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Ban Cán sự huyện Nam Ninh Hòa chọn trong số thanh niên và cán bộ kháng chiến cũ thoát ly ra căn cứ, bồi dưỡng về chính trị, về phương thức công tác rồi bố trí trở về lại địa phương xây dựng cơ sở, gây dựng phong trào. Xã Ninh Quang được xác định vừa là “cửa khẩu”, vừa là căn cứ địa của huyện Nam Ninh Hòa; nơi chủ yếu dùng để tổ chức và duy trì đường dây liên lạc của các đồng chí lãnh đạo kháng chiến từ khu căn cứ về các xã trong khu vực đến thị trấn Ninh Hòa; là nơi chi viện, bổ sung nhân tài, vật lực cần thiết cho lực lượng kháng chiến của huyện, tỉnh và bộ đội chủ lực đứng trên địa bàn. Ninh Quang cùng với các xã lân cận tạo thành vành đai bảo vệ căn cứ cách mạng Hòn Lớn, Hòn Dù.

Từ tháng 3/1961, Ban Chỉ huy Đại đội 100 cử một tổ công tác cách mạng của huyện gồm 3 người về Ninh Quang xây dựng lại phong trào; nắm bắt tình hình, thâm nhập và tạo niềm tin của nhân dân với cách mạng, động viên con em tham gia đội công tác vũ trang. Cuối năm 1961, thông qua hoạt động của tiểu đội vũ trang Nam Ninh Hòa, cơ sở cách mạng được xây dựng ở thôn Phú Hòa. Đến năm 1962, Ninh Quang đã có đội công tác do huyện cử về đứng chân trên địa bàn xã. Từ cuối năm 1962, địch tăng cường các biện pháp khủng bố, đẩy mạnh bình định, khẩn trương hoàn thành việc rào làng, lập “ấp chiến lược” đại trà ra toàn huyện. Xã Ninh Quang bấy giờ bị bao vây bởi một hàng rào chiến lược kiên cố, chông gai, lưới thép chống cách mạng xâm nhập, có lính dân vệ gác tăng cường kiểm tra bên trong ấp chiến lược, chúng mở các cuộc càn quét vào suối Lùng, suối Cát, Hòn Lớn có phi pháo yểm trợ. Hai thôn Vạn Hữu và Phú Hòa được chọn làm nơi xây dựng “ấp chiến lược kiểu mẫu”; chúng bắt dân đào hào rộng 4 mét, sâu 2 mét ở phía Tây làng, dưới hào chúng thả chông, gài lựu đạn để chặn đường cán bộ cách mạng từ Hòn Lớn vào làng. Do bị kìm kẹp quá gắt gao nên hoạt động của cán bộ cơ sở trong ấp chiến lược bị hạn chế rất nhiều. Trực tiếp chứng kiến cảnh quê hương Ninh Quang bị Mỹ - ngụy “dày xéo” nên khi được vận động, giác ngộ cách mạng, tháng 9/1963, đồng chí Hồ Thị Hạnh tình nguyện thoát ly và tham gia hoạt động cách mạng.

Nhận thấy đồng chí Hạnh là người có khí chất cách mạng lại là người con của thôn Phú Hòa, cấp trên đã giao cho đồng chí có nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng, bám dân đánh địch. Trước sự lùng sục gắt gao, khắp nơi trong làng, đồng chí Hạnh cùng với tổ công tác tìm mọi cách liên lạc, móc nối liên hệ với người dân làm đồng, làm rừng để thăm dò tin tức lập kế sách thâm nhập lấy lương thực nuôi quân. Bằng sự sáng tạo, mưu trí trong hoạt động, đồng chí cùng với tổ công tác đã vào được làng, thiết lập được cơ sở cách mạng. Do thông thạo địa hình và được cơ sở cách mạng nuôi giấu, nên đồng chí Hạnh cùng với đồng đội đã thực hiện nhiều chuyến công tác về làng hoạt động; ban đêm về vận động nhân dân mít-tinh, đòi dở hàng rào ấp chiến lược, bày cho dân cách nhổ phá hàng rào, làm dấu để cán bộ ta ra vào ấp chiến lược dễ dàng.

Thực hiện nhiệm vụ phát triển mạnh cơ sở; nâng cao chất lượng cả về chính trị, quân sự cho các đơn vị vũ trang, nữa vũ trang, tích cực phát triển du kích mật ở các thôn; vừa xây dựng, vừa chống địch càn quét lấn chiếm; liên tục tiên tấn công tiêu hao; tiêu diệt sinh lực địch, diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ, bảo vệ thắng lợi vùng giành phóng và chỉ đạo của Ban cán sự huyện Nam Ninh Hòa “lấy Ninh Quang làm lực lượng hỗ trợ cho vùng giải phóng, từ đó dồn lực lượng chủ lực giải phòng xã Ninh Hưng” , chị Hạnh cùng đội công tác Ninh Quang thường xuyên luồn vào các thôn gây dựng cơ sở và vận động được nhiều du kích mật, quyết tâm bám trụ trong làng phối hợp cùng lực lượng cách mạng 301 liên tục chủ động tấn công địch, ngăn cản nhiều đợt truy lùng của địch, làm cho địch hoang mang lo sợ. Cuối tháng 9/1965, đại đội bảo an địch từ thôn Phú Hòa bất thần vừa nổ súng vừa chạy thẳng vào xã Ninh Hưng để chiếm lại vùng giải phóng. Chúng đã bị đồng chí Hạnh cùng đội công tác mai phục đánh bọc sườn địch, buộc phải tháo chạy trở lại Ninh Quang. Những cơ sở cách mạng và du kích mật được chị Hạnh và đội công tác gây dựng, đã hỗ trợ nhân dân Ninh Quang nổi dậy đấu tranh với địch, chống bắn pháo vào Ninh Hưng. Mục đích của địch bị thất bại, đồng chí Hạnh cùng đội công tác đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; góp phần làm phá sản kế hoạch lập ấp chiến lược, làm thất bại chiến lược chiến tranh đặc biệt; tạo ra thế và lực mới cho Ninh Quang vững bước tiếp tục đương đầu, đấu tranh với địch.

Sau thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, vào năm 1966, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân Mỹ và quân chư hầu vào Miền Nam tiến hành chiến tranh cục bộ. Ninh Quang cùng các xã phía Nam Ninh Hòa trở thành một gọng kìm của bọn chư hầu Nam Triều Tiên. Địch đã xây dựng xung quanh xã Ninh Quang nhiều căn cứ quân sự kiên cố với trang bị vũ hiện đại, lập hàng rào phong tỏa phía Tây xã để cắt đường dây liên lạc giữa Ninh Quang và khu căn cứ cách mạng. Ngày 20/12/1966, đồng chí Hồ Thị Hạnh trên đường đi công tác từ Ninh Quang về căn cứ bị địch phục kích. Đồng chí bị thương nặng, biết mình không thể thoát được, đồng chí đã cố gắng lê chuyển và dìm tất cả hàng hóa, tài liệu xuống bùn để khỏi lụy đến dân. Địch bắt chị và nhiều lần dụ dỗ, mua chuộc, rồi tra tấn dã man hòng để đồng chí khai ra cơ sở cách mạng. Nhưng đồng chí đã kiên quyết chống lại và khẳng khái nói thẳng vào mặt chúng: “chúng mày là đồ bán nước. Chúng mày giết tao đi”. Và đồng chí trút hơi thở cuối cùng trên đường địch đưa đến bệnh viện.

Tuy thời gian hoạt động cách mạng không nhiều, mới hơn 03 năm, đồng chí Hồ Thị Hạnh đã có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng xã Ninh Quang nói riêng và phong trào cách mạng của huyện Ninh Hòa và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Gương hy sinh anh dũng của đồng chí đã cổ vũ, động viên quân và dân xã Ninh Quang quyết tâm thi đua giết giặc. Với những đóng góp của đồng chí cho phong trào cách mạng, đồng chí được tặng Bằng khen của Ban đại diện Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại Miền Trung trung bộ theo Quyết định số 8656/KT ngày 20/12/1969; Bằng Tổ quốc ghi công của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 629/T.Tg ngày 21/6/1977 và Huân chương kháng chiến hạng ba của Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết số 505.KT/HĐNN ngày 13/6/1984.
BN
Liệt sĩ Hồ Thị Hạnh (tên khai sinh là Hồ Thị Học) sinh năm 1943 trong một gia đình bần nông thuộc thôn Phú Hòa, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó, lại đông anh em (10 anh, chị em) ở quê hương giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng anh dũng. Tiếp bước thế hệ đi trước, đồng chí Hồ Thị hạnh thoát ly gia đình và tham gia hoạt động cách mạng khi mới bước vào tuổi 20. Những năm 1956 - 1959, phía Nam Ninh Hòa là “vùng trắng cán bộ”, cơ sở cách mạng bị phá vỡ. Đến năm 1960, Ninh Hòa chỉ có 03/20 xã có cơ sở cách mạng, nhưng mỗi xã cũng chỉ có ở vài ba thôn, mỗi thôn rải rác từ 5 - 7 cơ sở và cảm tình cách mạng. Phong tr&a

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn