Đồng chí Trần Phú
Đồng chí Trần Phú
 Đồng chí Trần Phú (1904-1931)

Họ và tên: Trần Phú

Ngày sinh: 01/05/1904

Ngày mất: 06/9/1931

Quê quán: xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

 

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Đồng chí Trần Phú sinh ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, con ông Trần Văn Phổ và bà Hoàng Thị Cát và sớm mồ côi cha mẹ.

Trần Phú học ở Quảng Trị đến hết lớp dự bị, tham gia "Hội Tu tiến" để giúp đỡ bạn bè cùng chí hướng và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước.

Năm 1918, Trần Phú học xong chương trình tiểu học và tiếp tục theo học tại Trường Quốc học Huế.

Năm 1922, Trần Phú đỗ đầu kỳ thi thành chung ở Huế và được bổ nhiệm làm giáo viên Trường tiểu học Cao Xuân Dục tại Vinh. Trong những năm làm giáo viên ở Vinh, Trần Phú nổi tiếng là một giáo viên dạy giỏi, yêu trò, đoàn kết các Đồng nghiệp, khơi dậy trong thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đồng chí đã tiếp nhận những tư tưởng yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc qua sách báo truyền vào Việt Nam lúc đó.

Năm 1924 vì lý do sức khỏe, Trần Phú xin thôi dạy học, về làm việc tại Văn phòng Đốc học.

Tại Vinh, Trần Phú đã tham gia sáng lập Hội Phục Việt (sau đổi là Hội Hưng Nam), lãnh đạo phong trào làm đơn lấy chữ ký đòi thực dân Pháp trả lại tự do cho Phan Bội Châu tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh, mở các lớp dạy quốc ngữ cho quần chúng lao động.

Khoảng tháng 9 năm 1925, Trần Phú nhận sự phân công của Hội Hưng Nam sang Lào để vận động cách mạng. Tại mỏ Pác Hin Pun, Trần Phú tìm hiểu đời sống và nguyện vọng của công nhân, giác ngộ cách mạng cho họ và bước đầu tự rèn luyện bản thân. Ở đây một thời gian, đồng chí bị bệnh sốt rét nên lại về nước.

Tháng 7 năm 1926, đồng chí Trần Phú là trưởng đoàn Hội Việt Nam Cách mạng Đảng (là Hội Hưng Nam) sang Quảng Châu bắt liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên huấn luyện chính trị.

Tại đây, Trần Phú đã gặp Nguyễn Ái Quốc, dự lớp huấn luyện chính trị do Người giảng dạy; được Nguyễn Ái Quốc tin cậy, kết nạp vào nhóm bí mật (Cộng sản Đoàn) với tên gọi Lý Quý, được giới thiệu sang học tại Trường đại học Phương Đông ở Mátxcơva. Chính những năm học tập, nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tham gia hoạt động thực tiễn, đặc biệt trao đổi với các Đồng nghiệp của các Đảng anh em về những vấn đề dân tộc và thuộc địa, Trần Phú đã có bước trưởng thành lớn đủ sức gánh vác những nhiệm vụ do Đảng phân công.

Tháng 10 năm 1926, kết thúc lớp học, Trần Phú được Tổng bộ Thanh niên phân công về Trung Kỳ cùng với Nguyễn Ngọc Ba để xây dựng và phát triển cơ sở Hội. Tháng 11 năm 1926, Trần Phú bí mật xuống tàu thuỷ từ Trung Quốc về Việt Nam.

Sau khoảng một tuần lưu lại Vinh, do mật thám lùng sục khắp nơi, Trần Phú lại bí mật đi Quảng Châu gặp Tổng bộ Thanh niên. Nhận thấy đây là một học trò thông minh, đầy nhiệt tình cách mạng, tháng 1 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc quyết định cử Trần Phú đi Liên Xô học Trường Đại học Phương Đông để đào tạo thành cán bộ cốt cán cho cách mạng.

Trần Phú được giới thiệu vào Đảng Cộng sản (b) Liên Xô, tham gia nhóm cộng sản Việt Nam của sinh viên Trường đại học Phương Đông, thuộc chi bộ của Trường.

Do các hoạt động cách, ngày 10 tháng 10 năm 1929, Trần Phú bị toà Nam án tỉnh Nghệ An kết án vắng mặt “Bản án số 112, quyết định: "Trần Văn Phú tức Giáo Quý, số 7, 26 tuổi, giáo viên lưu vong: sẽ xử sau khi bắt được".

Đầu năm 1930, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử về nước hoạt động với cương vị là cán bộ chủ chốt của Đảng và có những đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam.

Tháng 4 năm 1930, Trần Phú đáp tàu Giăng Đuypuy (Jean Dupuis) từ Hồng Kông về nước.

Tháng 7 năm 1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp uỷ lâm thời và được giao dự thảo Luận cương chính trị của Đảng. Đồng chí đã khẩn trương xúc tiến việc tổ chức các cuộc trao đổi với các Đồng chí lãnh đạo trên các lĩnh vực, các vùng và nghiên cứu khảo sát thực tế tại Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hòn Gai, Thái Bình để hoàn thành bản Luận cương.

Giữa tháng 10 năm 1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất đã họp tại Hồng Kông. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức gồm 7 người do đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư. Hội nghị đã thảo luận và thông qua bản dự thảo Luận cương chính trị do Trần Phú trình bày và thông qua nhiều án nghị quyết quan trọng như: Án nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại hội nói về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng; Điều lệ Đảng, điều lệ của các tổ chức quần chúng như Công hội, Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ, Hội đồng minh phản đế, Hội cứu tế đỏ, v.v..

Luận cương chính trị là văn kiện quan trọng của Đảng, đã vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và những luận điểm cơ bản trình bày trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng.

Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên, đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Lãnh đạo tổ chức thực hiện những nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ nhất; Chuẩn bị và tiến hành Hội nghị Trung ương lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Giữa hai kỳ Hội nghị, Tổng Bí thư Trần Phú đã quan tâm đặc biệt tới vấn đề xây dựng tổ chức đảng và các tổ chức, đoàn thể cách mạng của quần chúng. Đồng chí đã chăm lo việc giữ vững đường lối chính trị đúng đắn, không ngừng quan tâm bồi dưỡng quan điểm vô sản, kiên quyết chống những quan điểm cơ hội, mơ hồ, cải lương, cầu an trong Đảng, bảo đảm Đảng vững mạnh về tổ chức, kiên định về tư tưởng. Nhờ đó Đảng đã đủ sức lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể của quần chúng, lãnh đạo phong trào cách mạng vượt qua thời kỳ đầy khó khăn, thử thách.

Sáng ngày 18 tháng 4 năm 1931, tại cơ quan ấn loát của Đảng, số nhà 66 đường Sămpanhơ (Champagne) , nay là đường Lý Chính Thắng, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trần Phú đã bị địch bắt.

Thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ mua chuộc, nhưng đều bất lực trước tinh thần kiên trung, bất khuất của đồng chí Trần Phú. 

Sống trong nhà tù đế quốc trong điều kiện hết sức nghiệt ngã, Trần Phú luôn luôn bình tĩnh, sáng suốt truyền niềm tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng đến các đồng chí cùng bị giam. Trần Phú cùng với các đồng chí khác tổ chức nhiều cuộc đấu tranh vạch mặt chế độ lao tù dã man, vô nhân đạo của kẻ thù, tổ chức những buổi huấn luyện chính trị ngay trong nhà tù của đế quốc Pháp.

Chế độ tàn bạo của nhà tù đã làm sức khoẻ của Tổng Bí thư Trần Phú suy kiệt, bệnh tràng nhạc và bệnh lao phổi tái phát nặng hơn. Ngày 6/9/1931, đồng chí trút hơi thở cuối cùng hy sinh trong vòng tay các bạn chiến đấu, không quên nhắn gửi lại đồng chí, đồng bào lời nói bất hủ: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".

 Đồng chí Trần Phú (1904-1931) Họ và tên: Trần Phú Ngày sinh: 01/05/1904 Ngày mất: 06/9/1931 Quê quán: xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh   TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Đồng chí Trần Phú sinh ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, con ông Trần Văn Phổ và bà Hoàng Thị Cát và sớm mồ côi cha mẹ. Trần Phú học ở Quảng Trị đến hết lớp dự bị, tham gia "Hội Tu tiến" để giúp đỡ bạn bè cùng chí hướng và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước. Năm 1918, Trần Phú học xong chương trình tiểu học và tiếp tục theo học tại Trường Quốc học Huế. Năm 1922, Trần Phú đỗ đầu kỳ thi thành chung ở Huế và được bổ nhiệm làm giáo viên Trường tiểu học Cao Xuân Dụ

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn