Cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú, sôi nổi của đồng chí Đào Duy Tùng từ lúc là cán bộ cơ sở đến khi giữ cương vị cao trong Đảng, dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cương vị nào, đồng chí luôn tỏ rõ là một con người trung thực, khiêm nhường, làm hết mình, sống giản dị, nghĩa tình và gần gũi mọi người.

Đồng chí Đào Duy Tùng- Tấm gương đạo đức cách mạng cao quý!
Đồng chí Đào Duy Tùng- Tấm gương đạo đức cách mạng cao quý!
Đồng chí Đào Duy Tùng- Tấm gương đạo đức cách mạng cao quý!- Ảnh 1.

Đồng chí Đào Duy Tùng-Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị-Ban Bí thư với các đồng chí lão thành xã Cổ Loa, huyện Đông Anh-năm 1995

Đồng chí Đào Duy Tùng, sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước tại Cổ Loa- Đông Anh (Hà Nội), một vùng đất đậm truyền thống lịch sử và cách mạng. Ông nội là cụ Đào Duy Ánh, một nhà nho, một thầy thuốc sống cuộc đời thanh bạch. Cụ đã để lại cho con cháu quan điểm và đạo lý làm người. Đó là: "Nho y gia trạch"; "Trọng đức cổ kim lưu tôn tử", "Quý nhân tiền hậu nếp gia phong". Ba anh em Đào Duy Bách, Đào Duy Tùng, Đào Duy Cương đều tham gia cách mạng. Chính phong cách sống, nền nếp gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và nhân cách của đồng chí Đào Duy Tùng.

Nhớ và viết về đồng chí Đào Duy Tùng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh gọi đồng chí là "một con người tài đức"; quý trọng đồng chí ở "những phẩm chất quý báu về nhân cách, về thái độ chân thành, nhân hậu, về cuộc sống thanh đạm và giản dị. Bạn bè và đồng chí tin yêu anh, không phải vì quyền uy mà anh có, mà vì anh có và giữ được những phẩm chất tốt đẹp".

Là lãnh đạo cao cấp đồng chí thường thường xuyên đi thực tế các vùng miền của đất nước. Khi xuống địa phương, đồng chí không chỉ nghe báo cáo của lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện, mà rất quan tâm gặp gỡ đồng chí, đồng bào cơ sở, ngồi nhà sàn uống rượu cần, nói chuyện thân mật với bà con dân bản, tạo điều kiện để mọi người bộc bạch tâm tư nguyện vọng của mình.

Khi trồng cây lưu niệm, đồng chí cùng già làng, trưởng bản trực tiếp đào đất vun trồng, chứ không chỉ tưới nước để quay phim, chụp ảnh. Đồng chí kiên quyết từ chối quà "cây nhà lá, lá vườn" lãnh đạo địa phương, ban ngành gửi tặng. Trường hợp đặc biệt không thể từ chối phải nhận thì phân chia lại cho anh chị em giúp việc cùng đi.

Giản dị tới mức khi tối tối từ nhà số 7 Nguyễn Cảnh Chân đi bộ sang nhà số 4 Văn phòng Trung ương làm việc (vì ở đó yên tĩnh, sẵn sách báo để nghiên cứu, tham khảo), đồng chí đều tự phục vụ, kể cả đến nước uống. Khi làm việc với đồng chí, đồng bào, kể cả với những người bất đồng chính kiến, người giúp việc, đồng chí rất kiên trì lắng nghe để chắt lọc những điều hay, lẽ phải. Khi cần phải nói lại, đồng chí bình tĩnh đưa ra những lý lẽ thuyết phục cảm hóa người nghe.

Là cán bộ lãnh đạo cao cấp, nhưng bản thân và gia đình đồng chí vẫn sống giản dị, đạm bạc, từ chối chế độ đãi ngộ đặc quyền đặc lợi; cẩn thận đến mức đi thực tế đồng chí yêu cầu thanh toán tiền ăn, tem phiếu gạo cho nhà nghỉ của Đảng ở địa phương.

Con trai trưởng của đồng chí Đào Duy Tùng là PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương có kể về kỷ niệm: "Năm 1963, khi tốt nghiệp phổ thông trung học (10/10), tôi nhận được hai giấy gọi: Đi học đại học ở nước ngoài và Nhập ngũ (nghĩa vụ quân sự). Khi tôi vào phòng của bố tôi, tôi thấy bố tôi đang nói chuyện với một cán bộ quân đội – đồng chí chỉ huy trưởng thành đội Thành phố. Gặp tôi, đồng chí nói ngay: Cháu có giấy gọi nhập ngũ và giấy gọi đi học đại học ở nước ngoài, là con của một cán bộ cao cấp nên Ban chỉ huy quân sự Thành phố quyết định hỏi ý kiến gia đình cháu về việc này; Bố cháu đề nghị với chú là cho Quát được suy nghĩ và lựa chọn, các chú đồng ý. Bố tôi nói, trước khi con trả lời các chú bên thành đội, bố nói với con một điều: Để có một bằng tốt nghiệp đại học thì lúc nào, thời gian nào cũng có thể thực hiện được. Nhưng đây là thời điểm hệ trọng: Con vào đời, lập thân, rồi lập nghiệp, theo bố, để lập thân, làm người thì vào quân đội lúc này là môi trường tốt nhất. Ông có nói với chỉ huy trưởng thành đội Thành phố "Có thể cháu có khả năng hy sinh nhưng đây là sự hy sinh rất vẻ vang. Nếu cháu sống, cháu dứt khoát nên người".

Nói về đạo đức, nhân cách của đồng chí Đào Duy Tùng, một trong những học trò mẫu mực của Bác Hồ, những ai sống gần, làm việc gần đều có những ấn tượng, những kỷ niệm thật sự khó quên. Một con người giản dị, khiêm tốn, dễ gần; luôn giữ gìn từng li, từng tí; ở mọi nơi, mọi lúc; từ trong suy nghĩ cho tới việc làm, tuyệt đối không có gì là cố làm ra quan trọng nhưng lại rất kiên quyết, kiên định khi thực hành những nguyên tắc sống. Đồng chí là một nhà lãnh đạo, một con người thật sự nói đi đôi với làm.

Đồng chí Đào Duy Tùng- Tấm gương đạo đức cách mạng cao quý!- Ảnh 2.

Đồng chí Đào Duy Tùng nói chuyện với bà con nông dân

Khi nhắc về đồng chí Đào Duy Tùng, đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội có chia sẻ: "Một lần, vào khoảng những năm 1986-1987, đồng chí Đào Duy Tùng về làm việc với thành phố Hải Phòng. Cả đoàn cùng đồng chí ăn, nghỉ tại Nhà khách số 2 Bến Bính. Thời đó còn bao cấp, còn sử dụng tem phiếu, đi công tác, cán bộ ai cũng phải thanh toán tiền ăn và phiếu gạo. Nhưng đây là nhà khách dành để bố trí ăn, nghỉ cho lãnh đạo cao cấp Trung ương nên thủ tục thanh toán tiền ăn vốn không đặt ra. Mặc dù vậy, đồng chí Đào Duy Tùng lại quyết định không chấp hành quy định ngoại lệ ấy. Sau mấy ngày làm việc, trước lúc ra về, đồng chí yêu cầu tôi làm thủ tục thanh toán tiền ăn. Đồng chí yêu cầu tôi phải thanh toán tiền xong mới được ra về".

Sự giản dị, liêm chính của đồng chí Đào Duy Tùng được rõ nét hơn qua lời tâm sự của đồng chí Lê Xuân Tùng, Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội: "Tôi nhớ có lần cùng Anh và đoàn công tác đi cơ sở tìm hiểu thực tế. Chúng tôi đến Công ty May 10 ở Gia Lâm. Sau khi xong việc xong, doanh nghiệp tặng mỗi thành viên một chiếc áo sơ mi mới, gọi là 'cây nhà lá vườn'. Anh từ chối không nhận, lấy lý do là ở nhà có rồi. Doanh nghiệp không chịu, anh phải nhận. Nhưng sau đó anh nhường lại cho một thành viên khác trong đoàn. Chiếc áo sơ mi, bây giờ rất thường, nhưng ở "thời bao cấp" lúc đó nó có giá trị tương đối"…

Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Đào Duy Tùng luôn tỏ rõ đức tính khiêm nhường, trung thực, giàu lòng vị tha, nhân hậu, đức độ, gắn bó mật thiết với nhân dân, sống giản dị, nghĩa tình, gần gũi với mọi người và tinh thần hăng hái làm việc tới hơi thở cuối cùng.

Ngoài là nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, người chiến sỹ cộng sản xuất sắc, đồng chí Đào Duy Tùng cũng là một nhà báo năng nổ, uyên bác. Ông đã trực tiếp viết hàng ngàn bài báo, bài nói có giá trị. Nhà văn, Nhà báo Minh Chuyên- Đạt giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đã từng viết: "Những trang viết của ông Đào Duy Tùng rất giàu cảm xúc. Dẫu viết lý luận hay tác phẩm báo chí vẫn ẩn chứa một niềm tin yêu nồng thắm giữa cuộc đời và lý tưởng. Mỗi trang viết một tiếng lòng da diết trăn trở không nguôi. Soi vào mỗi con chữ của ông, ở đây lấp lánh một tâm hồn say mê sáng tạo, ở đây toát lên một con người có cái gốc đạo đức vững chắc và một tầm tư tưởng trí tuệ cao".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong đoạn kết một bài viết về đồng chí Đào Duy Tùng nhấn mạnh: "Tôi đã đọc những tác phẩm của đồng chí Đào Duy Tùng như Bản chất cách mạng khoa học của Đảng và cuốn Quá trình hình thành con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các tác phẩm lý luận này là kết quả của một quá trình tổng kết sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tôi có thể nói là đồng chí sống giản dị, viết cũng giản dị nhưng chứa một hàm lượng trí tuệ cao và ẩn chứa một quan điểm rất sâu sắc, rất tình cảm đối với đất nước, với dân tộc".

Có thể thấy, 75 năm tuổi đời, hơn 50 năm hoạt động cách mạng liên tục; bằng tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh chính trị và kinh nghiệm hoạt động cách mạng phong phú, dạn dày, đồng chí Đào Duy Tùng đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Đồng chí đã nêu gương sáng về người chiến sỹ cộng sản kiên trung, một nhà lãnh đạo cao cấp tài năng, đổi mới, của Đảng, có nhiều cống hiến xuất sắc trên mặt trận tư tưởng, lý luận.

Chính những đóng góp đó cho thấy, ông không chỉ là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng mà còn là một nhà cách mạng, tư tưởng-lý luận xuất sắc mà lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là những con người làm công tác giáo dục lý luận chính trị, những người làm công tác tư tưởng-lý luận học tập và noi theo.

Kim Liên-Minh Thúy

Đồng chí Đào Duy Tùng-Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị-Ban Bí thư với các đồng chí lão thành xã Cổ Loa, huyện Đông Anh-năm 1995 Đồng chí Đào Duy Tùng, sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước tại Cổ Loa- Đông Anh (Hà Nội), một vùng đất đậm truyền thống lịch sử và cách mạng. Ông nội là cụ Đào Duy Ánh, một nhà nho, một thầy thuốc sống cuộc đời thanh bạch. Cụ đã để lại cho con cháu quan điểm và đạo lý làm người. Đó là: "Nho y gia trạch"; "Trọng đức cổ kim lưu tôn tử", "Quý nhân tiền hậu nếp gia phong". Ba anh em Đào Duy Bách, Đào Duy Tùng, Đào Duy Cương đều tham gia cách mạng. Chính phong cách sống, nền nếp gia đ&igra

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn