Cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 ở Khánh Hòa với những chiến công oanh liệt, đã góp phần vào Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của toàn quân, toàn dân ta, làm đảo lộn thế tiến công chiến lược của Mỹ trên toàn miền Nam, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, làm lung lay mưu đồ xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán với ta ở hội nghị Paris, tạo điều kiện thuận lợi để quân và dân ta hoàn thành sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa xuân 1975.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân  Mậu Thân 1968 ở Khánh Hòa
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Khánh Hòa
Cách đây nửa thế kỷ, vào dịp Tết Mậu Thân (1968), trong bài thơ chúc Tết của mình, Bác Hồ đã viết:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!

Đúng như lời dạy của Bác, mùa xuân năm 1968 là mùa xuân mà tin vui thắng lợi đã tràn ngập khắp nước ta. Đó là mùa xuân mà cả miền Nam nước ta, từ thành thị đến nông thôn đã thi đua giáng cho Mỹ, ngụy những đòn tấn công bất ngờ và gây cho chúng những thất bại nặng nề. Đối với Khánh Hòa, đã bao năm tháng trôi đi, nhưng những chiến công oanh liệt mà Đảng bộ và nhân dân của tỉnh đã dệt nên trong mùa xuân Mậu Thân 1968 ấy vẫn còn mãi trong lòng mỗi người.

Đến những tháng cuối năm 1967, chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ ở Miền Nam đã từng bước thất bại. Trước tình hình trên, Hội nghị Bộ chính trị vào tháng 12/1967 đã hạ quyết tâm động viên những cố gắng lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhằm thực hiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trong mùa xuân 1968 để giành thắng lợi quyết định. Thực hiện chủ trương của Trung ương, ở Khánh Hòa, công tác chuẩn bị cho cao trào tổng công kích được tiến hành ráo riết. Tháng 1/1968, cơ quan chỉ đạo của Tỉnh ủy và các huyện ủy trực thuộc được chuyển xuống sát đồng bằng, thị xã và công tác chuẩn bị cho cuộc tiến công ở các địa bàn được tiến hành khẩn trương. Ban chỉ huy mặt trận chung toàn tỉnh mang ký hiệu K.5 được thành lập.

Với quyết tâm đánh vào một số điểm then chốt của địch trong thị xã Nha Trang, đặc biệt là cơ quan đầu não của Mỹ, ngụy và chư hầu, trên cơ sở đó, lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang dao động, phát triển tiến công các cơ quan và lực lượng vũ trang địch còn lại, tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy đấu tranh giành chính quyền nên Tỉnh ủy Khánh Hòa đã chỉ đạo, dành một lực lượng tương đối lớn cho trọng điểm Nha Trang. Cùng với tiểu đoàn 7 thuộc Trung đoàn 20 (Sao Thủy) quân ta chuẩn bị cho mặt trận Nha Trang còn có 3 đại đội đặc công, một đại đội công binh, hai trung đội địa phương Nha Trang – Vĩnh Xương. Ngoài ra, theo sự phân công, Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 20 sẽ đứng chân ở phía Bắc bến đò Xuân Phong sẵn sàng chờ lệnh và lực lượng dự bị là Tiểu đoàn 9 – Trung đoàn 20 đang công tác tại Ninh Hòa, sẽ điều động cho Nha Trang trước “giờ G”. Cũng trong thời gian này, tại Nha Trang, hàng trăm anh chị em cán bộ và bà con là cơ sở nội thành đã được huy động gấp rút chuẩn bị các phương tiện vật chất cần thiết phục vụ cho chiến dịch.

Cuộc tổng công kích của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta tại Khánh Hòa được chuẩn bị với quy mô lớn nhưng hoàn toàn bí mật nên bọn địch không hề hay biết. Khoảng 0 giờ 30 sáng mùng Một Tết (Tức 01 giờ 30 giờ Sài Gòn lúc bấy giờ), các đơn vị quân ta gồm 03 cánh, theo sự phân công đã tiến vào Nha Trang sau thời gian hành quân gấp rút.

Cánh A – cánh quân có nhiệm vụ đánh vào Tỉnh đường khi vừa qua sông xong, liền được một số xe ô tô của các cơ sở chờ sẵn tại vị trí đã hẹn chở đến các mục tiêu. Đến 02 giờ sáng ngày mùng Một Tết, lực lượng của ta thuộc cánh quân này nhanh chóng hình thành thế bao vây địch, đánh thẳng vào sở chỉ huy, khu điện đài, làm bọn địch tê liệt ngay từ phút đầu. Trên cả ba mục tiêu Tỉnh đường, Tiểu khu và Sở tiếp vận 5, quân ta hợp đồng chiến đấu nhịp nhàng và sau hơn 10 phút, quân ta hoàn toàn làm chủ cả khu vực, diệt và làm bị thương số lớn quân địch, số còn lại tìm cách tháo thân hoặc đầu hàng quân giải phóng.

Cánh B sau khi qua khỏi bến đò Kim Bồng, do bị lạc đường, nên mãi đến 2 giờ sáng ngày mùng Một Tết mới tiếp cận mục tiêu Đài phát thanh. Tuy nhiên vừa đến nơi, các đơn vị trên đã lập tức triển khai chiến đấu, diệt Trung đội nghĩa quân trên đồi Trại Thủy, sau đó phát triển sang hướng Ngã Sáu – Nhà Thờ, định tiến ra phía bờ biển nhưng gặp các đơn vị địch ra ngăn chặn. Các chiến sĩ của ta đã chiến đấu quyết liệt, sau đó một bộ phận trở lại, bám trụ ở đồi Trại Thủy, một bộ phận bám đường xe lửa, dùng B40 bắn sập một góc đài phát thanh, hạ một trực thăng.

Cánh C, khi đến cánh đồng Thủy Tú, Vĩnh Xuân (Vĩnh Thái) thì cũng vừa lúc pháo ta đánh vào sân bay. Do địch bắn pháo, thả đèn sáng nên cánh quân này tiếp cận mục tiêu chậm. Tuy vậy, chỉ một thời gian sau đó, quân ta chiếm được bót Ông Đề, Cô Châu và tấn công vào vị trí của tiểu đoàn 65 truyền tin, tiểu đoàn vận tải và đại đội công binh cầu nổi của địch.

Đánh vào Nha Trang, ngoài ba cánh quân trên, còn có cánh quân phối hợp gồm một trung đội công binh có nhiệm vụ phá cầu Xóm Bóng, chặn địch từ trường Hạ sĩ quan Đồng Đế sang tiếp viện. Lực lượng của cánh quân này từ Núi Sạn tiến qua cồn Ngọc Thảo, khi gần tiếp giáp với cầu Hà Ra thì bị địch phát hiện. Ta nổ súng tiêu diệt một số tên lính bảo vệ, nhưng không phá được cầu. Bọn địch ở đây khá đông, buộc quân ta phải rút lui về Núi Sạn.

Nha Trang trong ngày mồng Một Tết Mậu Thân đã trở nên hỗn loạn. Bọn cố vấn Mỹ cùng bọn ngụy quân, ngụy quyền bị đẩy lùi về khu vực chợ Xóm Mới và sân bay. Nhiều tên công an, cảnh sát phải lột bỏ trang phục, tay xách nách mang, kéo vợ con hòa vào dòng người di tản. Nhiều đợt phản kích của địch bằng bộ binh có xe tăng và xe bọc thép yểm trợ, đều bị quân ta bẻ gãy. Trong thành phố những đám cháy bốc lên dữ dội, tiếng bom đạn nổ liên hồi không dứt. Ở khu vực Tiểu khu, Tỉnh đường, Sở Tiếp vận 5, quân ta đã có nhiều đồng chí thương vong, nhưng quyết không rời trận địa. Bảy chiến sĩ ta trụ lại trên lầu hai của Sở Tiếp vận 5, dùng B40 và AK diệt nhiều địch và hai xe bóc thép V.100 ở ngay trước cổng, chiến đấu rồi hi sinh cho đến người cuối cùng.

Phối hợp với quân chủ lực, lực lượng tự vệ mật và biệt động thành, ngay trong đêm giao thừa, đã tung truyền đơn, cờ hòa bình, gây tiếng nổ, dùng xe Honda chạy đánh địch trong thị xã. Đông đảo nhân dân các khu Hà Ra, Xóm Cồn, Phương Sài, Xóm Mới…sẵn sàng chờ lệnh để xuống đường biểu tình. Nhiều bà má, em nhỏ đã tìm cách tiếp tế lương thực, nước cho bộ đội, băng bó vết thương cho thương binh và tổ chức bảo vệ, tìm bắt liên lạc đưa chiến sĩ bị thương của ta về căn cứ.
Phong trào tổng công kích ở huyện Diên Khánh đã tác động trực tiếp đến Nha Trang. Ta đã đánh địch ở nhiều nơi trong huyện. Đặc biệt, phối hợp với các mũi tấn công vũ trang, rạng sáng mồng Một Tết, trên 150 quần chúng thôn Đại Điền Trung, với sự tham gia của một số cán bộ tỉnh, huyện làm nồng cốt, đã kéo đến tiếp sức cho Nha Trang. Đồng bào đi thành đội ngũ, trên ngực mỗi người đeo tấm băng với dòng chữ đỏ “ Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, tay cầm cờ hòa bình, cờ Mặt trận giải phóng miền Nam. Qua nhiều chặng đường có địch, đoàn làm công tác binh vận, lướt qua. Nhưng đến khu vực Mã Vòng, bọn địch quyết chặn lại xả súng bắn bừa vào đoàn biểu tình, làm chết 8 người, bị thương 20 người. Tuy đoàn biểu tình chưa tiến được vào nội thành, nhưng đã biểu thị tinh thần kiên cường, bất khuất, tinh thần cách mạng tiến công trong tết Mậu Thân.


Tại Nha Trang cho đến ngày mồng 5 Tết vẫn chưa ngớt tiếng súng của các chiến sĩ quân giải phóng. Quân ta đã diệt hàng trăm tên địch gồm các loại biệt kích, thám báo, bảo an, cảnh sát, dân vệ, Mỹ và Nam Triều Tiên. Phối hợp với mặt trận trọng điểm Nha Trang, trong và sau Tết, tại Cam Ranh, Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh quân ta cũng đã đồng loạt tấn công vào các cơ sở của địch gây cho chúng nhiều thất bại nặng nề…

Tuy bị nhiều hy sinh, tổn thất, các đơn vị tiến công trong nội thành Nha Trang hầu hết hy sinh hoặc bị bắt, ở các địa phương khác mất mát cũng không ít, song có thể nói, cuộc tiến công trong dịp Xuân Mậu Thân 1968 là một trong những trang sử vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Khánh Hòa. Trong đợt tiến công này, (từ 29 tháng 1 đến cuối tháng 2 năm 1968), Khánh Hòa đã loại khỏi vòng chiến 1.149 tên địch, trong đó có 10 tên Mỹ, 113 lính Nam Triều Tiên và nhiều tên là sĩ quan cấp úy, cấp tá), phá hủy và bắn rơi 22 máy bay (có 02 khu trục AD6) và làm bị thương 06 chiếc khác; đánh chìm 02 tàu thủy có trọng tải 8.000 tấn, phá hủy 07 xe quân sự, bắn bị thương 03 chiếc, đánh sập 02 cầu, 04 cống, 02 lô cốt, đốt cháy 01 kho đạn, 01 nhà máy đèn, đánh sập nhiều nhà lính và cơ quan ngụy quyền ở khu vực Tiểu Khu, Tỉnh đường, Sở Tiếp vận 5; phá đường sắt, đắp chướng ngại vật, làm gián đoạn giao thông trên quốc lộ số 1, số 21 và đường sắt từ 01 đến 03 ngày…

Cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 ở Khánh Hòa với những chiến công oanh liệt, đã góp phần vào Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của toàn quân, toàn dân ta, làm đảo lộn thế tiến công chiến lược của Mỹ trên toàn miền Nam, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, làm lung lay mưu đồ xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán với ta ở hội nghị Paris, tạo điều kiện thuận lợi để quân và dân ta hoàn thành sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa xuân 1975. Những chiến công vang dội mà Đảng bộ và nhân dân Khánh Hòa dành được trong mùa xuân ấy sẽ mãi mãi được in đậm nét trong lịch sử và là hành trang để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp trên con đường xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
TB
Cách đây nửa thế kỷ, vào dịp Tết Mậu Thân (1968), trong bài thơ chúc Tết của mình, Bác Hồ đã viết: Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà. Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta! Đúng như lời dạy của Bác, mùa xuân năm 1968 là mùa xuân mà tin vui thắng lợi đã tràn ngập khắp nước ta. Đó là mùa xuân mà cả miền Nam nước ta, từ thành thị đến nông thôn đã thi đua giáng cho Mỹ, ngụy những đòn tấn công bất ngờ và gây cho chúng những thất bại nặng nề. Đối với Khánh Hòa, đã bao năm tháng trôi đi, nhưng những chiến công oanh liệt mà Đảng bộ và nhân dân của tỉnh đã dệt nên trong mùa xuân Mậ

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Đoàn kết quốc tế - Tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Gửi bình luận của bạn