Bước vào mùa xuân năm 1975, sau chiến thắng giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long (ngày 06-01-1975), cách mạng miền Nam có những chuyển biến mới quan trọng trong so sánh lực lượng giữa ta và địch: Địch ngày càng suy yếu đi rõ rệt...

CUỘC TỔNG TẤN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975 Ở NHA TRANG - KHÁNH HÒA
CUỘC TỔNG TẤN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975 Ở NHA TRANG - KHÁNH HÒA


Quân giải phóng tiến về thị xã Nha Trang ngày 2-4-1975
Bước vào mùa xuân năm 1975, sau chiến thắng giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long (ngày 06-01-1975), cách mạng miền Nam có những chuyển biến mới quan trọng trong so sánh lực lượng giữa ta và địch: Địch ngày càng suy yếu đi rõ rệt. Cách mạng miền Nam lớn mạnh nhanh chóng cả về thế và lực. Trước bối cảnh đó, ngày 9-1-1975, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng ta đã họp thông qua quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm: 1975 và 1976. Đồng thời Bộ Chính trị cũng chỉ rõ: phải có kế hoạch chuẩn bị, nếu có thời cơ thuận lợi thì chớp lấy thời cơ giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
Thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, ngày 4-3-1975, Bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên. Trận đánh mở đầu vào Buôn Ma Thuột ngày 10-3-1975 đã thu được thắng lợi vang dội. Ta tiêu diệt nhiều lực lượng tinh nhuệ và khí tài chiến tranh của địch, giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên. Đây là đòn sét đánh, làm quân địch choáng váng, rối loạn trên khắp chiến trường miền Nam. Bộ Chính trị nhận định: ta có khả năng giành thắng lợi lớn với nhịp độ nhanh hơn dự kiến, nên Bộ Chính trị quyết định : "hoàn thành giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975".
Ngày 15-3-1975, Sở chỉ huy Quân đoàn 2 ngụy rút chạy bằng máy bay từ Plei-ku về Nha Trang. Cùng ngày toàn bộ quân địch ở các chiến trường Tây Nguyên tháo chạy tán loạn.
Ngày 22-3-1975, mặt trận Khánh Dương bị quân ta chọc thủng, quận lỵ Khánh Dương được giải phóng.
Ngày 31-3-1975, Tư lệnh Vùng 2 chiến thuật Phạm Văn Phú giao nhiệm vụ cho Quân đoàn 2 bằng mọi giá phải giữ đèo Phượng Hoàng (trên đường 21). Đây là nơi có địa hình hiểm yếu, dễ bố trí công sự phòng ngự. Lữ đoàn dù số 3 ngụy chiếm lĩnh đèo Phượng Hoàng, cùng với liên đoàn bảo an tại đây hình thành dãy nút chặn liên tục từ Phượng Hoàng đến Dục Mỹ.
Sau 3 ngày đêm chiến đấu liên tục, Sư đoàn10 của ta đã dập tan lá chắn phòng ngự của địch ở phía Tây quận lỵ Ninh Hòa, mở thông đường xuống vùng đồng bằng ven biển.
Tại Khánh Hòa Lực lượng vũ trang của tỉnh đang triển khai thực hiện nhiệm vụ của Khu uỷ di chuyển quân ra giải phóng Bắc Khánh, thì nhận được điện khẩn của Khu uỷ: “tập trung lực lượng vũ trang tỉnh vào phía Nam để giải phóng Nha Trang, Cam Ranh". Ngày 29-3-1975, các đơn vị vũ trang của tỉnh quay vào giải phóng Nam Khánh, vừa vượt đường 21 thì gặp cánh quân chủ lực từ Tây Nguyên tiến xuống giải phóng Khánh Dương. Đồng chí Hoanh tỉnh đội trưởng cử đồng chí Châu tỉnh đội phó và một số cán bộ tham mưu làm nhiệm vụ cùng với sư đoàn 10 tiến quân về Nha Trang theo trục đường 21. Còn toàn bộ lực lượng vũ trang tỉnh phải tiếp tục hành quân xuyên rừng phối hợp đánh vu hồi từ hướng Diên Khánh xuống Nha Trang. Nhưng tình hình chiến sự diễn ra quá mau lẹ, khi hành quân về đến nơi thì Nam Khánh đã hoàn toàn giải phóng.
Tại Vạn Ninh, từ tối 31-3 bọn địch đã rút chạy ra đảo. Trong 2 ngày 1 và 2 tháng 4, toàn bộ vùng nông thôn và thị trấn Vạn Giã đã được giải phóng.
Tại huyện Ninh Hòa, từ sáng sớm ngày 1-4, các đơn vị lực lượng vũ trang huyện và các đội vũ trang công tác từ nhiều hướng đã đồng loạt huy động quần chúng nổi dậy giải phóng đại bộ phận vùng nông thôn. Đến chiều ngày 1-4, các lực lượng địa phương đã áp sát thị trấn Ninh Hòa.
Sáng ngày 2-4, trung đoàn 24 và tiểu đoàn 3 của trung đoàn 28 thuộc sư đoàn 10 theo đường 21 tiến xuống quận lỵ Ninh Hòa. Lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân Ninh Hòa được bộ đội hỗ trợ đã nổi dậy diệt những tên địch ngoan cố, giành quyền làm chủ toàn huyện. Huyện uỷ Ninh Hòa huy động lực lượng quần chúng nhân dân tiếp tế lương thực, thực phẩm cho bộ đội chủ lực, chuẩn bị mọi phương tiện xe cơ cơ giới sẳn sàng phục vụ cho cuộc tiến quân của bộ đội ta vào giải phóng Nha Trang.
13 giờ ngày 2-4, lực lượng đột kích binh chủng hợp thành của Sư đoàn 10 do Phó tham mưu trưởng sư đoàn Vũ Đình Thước chỉ huy, theo đường số 1 tiến quân về thị xã Nha Trang.
Tại Nha Trang, khi nghe tin lữ đoàn dù số 3 thua đậm, tuyến phòng thủ đèo Phượng Hoàng-Mađrắc bị phá vỡ, công chức và sĩ quan ngụy tại Nha Trang bất chấp lệnh giới nghiêm đã tự động di tản. Tại sân bay Nha Trang, cảng Cầu Đá cảnh hỗn loạn chen lấn giành nhau lên máy bay, lên tàu di tản, các sắc lính ngụy bắn nhau loạn xạ. Bọn tàn quân, bọn lưu manh đã đốt chợ Đầm Tròn, cướp phá một số nhà dân và cửa hàng buôn bán lớn.
Trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình, đồng chí Nguyễn Thị Đo (Mười Đo) một cán bộ công tác nội thành, đã nhanh chóng bắt liên lạc với đội công tác của phường Vĩnh Trường và Vĩnh Nguyên tổ chức quần chúng nhân dân 2 phường nổi dậy giành quyền làm chủ. Các đồng chí còn đưa lực lượng vào chiếm giữ và bảo vệ Hải Học viện, khu kho cảng và sân bay. Đến 16 giờ ngày 1-4-1975, toàn bộ khu phía Tây Nha Trang đã trở lại bình thường. Sáng ngày 2-4, Ban cán sự nội thành khẩn trương thành lập các tổ tự vệ vũ trang trong số con em gia đình cơ sở, lấy vũ khí địch để tự trang bị cho mình và chia người chốt giữ các công sở lớn, bảo vệ trật tự ổn định tình hình, huy động quần chúng may cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng chuẩn bị đón chào quân giải phóng vào tiếp quản thị xã Nha Trang.
17 giờ ngày 2-4-1975, được sự hướng dẫn Ban cán sự nội thành, lực lượng binh chủng hợp thành của sư đoàn 10 rầm rộ vượt qua cầu Xóm Bóng tiến vào thị xã Nha Trang. Nhân dân từ Đồng Đế đến nhà Thông tin đã đổ ra đường, dòng người hân hoan tay cầm cờ hoa vẫy chào, những tiếng hoan hô vang dội đón mừng đoàn quân giải phóng, mặc cho trời mưa tầm tã.
Trong ngày 2-4-1975, vùng nông thôn các huyện Vĩnh Xương, Thành Diên Khánh cũng được giải phóng.
Sáng ngày 3-4-1975, Sư đoàn 10 tiến vào giải phóng thị xã Cam Ranh và khu liên hợp quân sự Cam Ranh. Đến hết ngày 3-4, toàn bộ phần đất liền đồng bằng và ven biển của tỉnh đã hoàn toàn giải phóng.
Quần đảo Trường Sa cách đất liền Khánh Hòa 300 hải lý, miền đất cực Đông thân yêu của Tổ quốc. Quân và dân Khánh Hòa đã góp phần cùng với bộ đội hải quân giải phóng vào các ngày: đảo Song Tử Tây giải phóng ngày 14-4, Sơn Ca ngày 25-4, Nam Yết ngày 27-4, Sinh Tồn 28-4, đảo An Bang và Trường Sa giải phóng ngày 29-4.
Ngày 2-4-1975, Nha Trang-Khánh Hòa hoàn toàn giải phóng. Những ngày này, Nhân dân Nha Trang-Khánh Hòa đã tích cực đóng góp sức người, sức của phục vụ chiến dịch vô điều kiện, nhất là về hậu cần và phương tiện vận tải. Trên 4000 tấn xăng, 1000 tấn ma-dút, hơn 2000 tấn gạo và trên 1000 xe cơ giới do địch bỏ lại và của tư nhân được huy động để chở lương thực, phương tiện, khí tài và bộ đội vào Nam tiếp tục chiến đấu.
Sau hơn 20 năm ròng rã chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, ngày 30-4-1975, thành phố Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng. Đảng bộ và nhân dân Khánh Hòa với truyền thống kiên cường, bất khuất đã vinh dự góp phần cùng cả nước ghi tiếp những chiến công oanh liệt vào trang sử hào hùng của dân tộc.

Nguyễn Thọ
Quân giải phóng tiến về thị xã Nha Trang ngày 2-4-1975 Bước vào mùa xuân năm 1975, sau chiến thắng giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long (ngày 06-01-1975), cách mạng miền Nam có những chuyển biến mới quan trọng trong so sánh lực lượng giữa ta và địch: Địch ngày càng suy yếu đi rõ rệt. Cách mạng miền Nam lớn mạnh nhanh chóng cả về thế và lực. Trước bối cảnh đó, ngày 9-1-1975, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng ta đã họp thông qua quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm: 1975 và 1976. Đồng thời Bộ Chính trị cũng chỉ rõ: phải có kế hoạch chuẩn bị, nếu có thời cơ thuận lợi thì chớp lấy thời cơ giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, ng&agra

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn