Khánh Hòa là một trong những địa phương có tổ chức đảng rất sớm, vào những năm 1925 - 1926 của thế kỷ XX ở Khánh Hòa, một số cơ sở của Tân Việt Cách mạng đảng (Đảng Tân Việt) ra đời ở Nha Trang và huyện Tân Định (Ninh Hòa ngày nay).
Khánh Hòa là một trong những địa phương có tổ chức đảng rất sớm, vào những năm 1925 - 1926 của thế kỷ XX ở Khánh Hòa, một số cơ sở của Tân Việt Cách mạng đảng (Đảng Tân Việt) ra đời ở Nha Trang và huyện Tân Định (Ninh Hòa ngày nay). Nhóm cộng sản đầu tiên ở Khánh Hòa tiến hành các hoạt động in, rãi truyền đơn của Xứ ủy Trung kỳ thông qua sách báo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài gửi về, từ đây chủ nghĩa Mác Lê Nin bắt đầu thâm nhập sâu hơn vào tầng lớp tri thức, công chức nghèo ở Khánh Hòa, họ nhanh chóng tiếp thu luồng tư tưởng mới và hoạt động tuyên truyền một cách sôi nổi làm cho tư tưởng cách mạng vô sản đã nhanh chóng lan rộng trong quần chúng, tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng bộ Khánh Hòa.

Chỉ ba tuần, sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Ngày 24-2-1930, đồng chí Ngô Gia Tự, đại diện cho Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam ký quyết định công nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã chính thức được thành lập. Tỉnh ủy lâm thời gồm có: Trần Hữu Duyệt, Lê Dung, Đỗ Long, Trần Đình Giáp, Trương Hiệu. Trần Hữu Duyệt làm Bí thư Tỉnh ủy. Ban đầu, Đảng bộ do Xứ ủy Nam kỳ trực tiếp quản lý, sau Xứ ủy Trung kỳ quản lý.

Đây là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu phong trào cách mạng của tỉnh chuyển kịp theo trào lưu cách mạng chung của cả nước. Và cũng kể từ đây, toàn bộ hoạt động của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dù cán bộ còn ít ỏi, sống dựa vào nhân dân, hoạt động trong hoàn cảnh, địa bàn hết sức khó khăn nhưng hoạt động tuyên truyền, cổ động của Đảng bộ lúc bấy giờ khá sôi động, vừa bí mật, vừa công khai, với những hình thức tuyên truyền linh hoạt, khôn khéo và sáng tạo, chủ yếu là tuyền truyền miệng phát hành tài liệu, sách báo, truyền đơn, mở các lớp huấn luyện cán bộ… mỗi cán bộ, đảng viên vừa là chiến sĩ anh dũng trên chiến trường vừa là một tuyên truyền viên tích cực của Đảng. Họ không quản ngày đêm, kiên cường vượt qua mưa bom, bão đạn và sự truy lùng gắt gao, sự khủng bố ghê gớm của kẻ địch; khôn khéo, len lỏi, bám dân gây dựng phong trào cách mạng; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối đấu tranh của Đảng cho các tầng lớp nhân dân hiểu Đảng, ủng hộ Đảng, tin và đi theo Đảng làm cách mạng…Những hoạt động đó góp phần tích cực trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930 và Đảng bổ tỉnh Khánh Hòa ngày 24 - 2- 1930.

Ban tuyên huấn tỉnh ủy cũng được hình thành và phát triển phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Bằng nhiều hình thức, phương pháp và nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, công tác tuyên truyền, giáo dục đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức trong nhân dân về chủ nghĩa Mác – Lênin, về con đường giải phóng dân tộc, cùng với cả nước động viên, tập hợp, tổ chức Nhân dân, đi theo tiếng gọi và mục tiêu chiến đấu của Đảng, kề vai, sát cánh, chung sức, đồng lòng thực hiện khát vọng ngàn đời của dân tộc là độc lập dân tộc, làm cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Nhà nước do dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc./.
NQN
Khánh Hòa là một trong những địa phương có tổ chức đảng rất sớm, vào những năm 1925 - 1926 của thế kỷ XX ở Khánh Hòa, một số cơ sở của Tân Việt Cách mạng đảng (Đảng Tân Việt) ra đời ở Nha Trang và huyện Tân Định (Ninh Hòa ngày nay). Nhóm cộng sản đầu tiên ở Khánh Hòa tiến hành các hoạt động in, rãi truyền đơn của Xứ ủy Trung kỳ thông qua sách báo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài gửi về, từ đây chủ nghĩa Mác Lê Nin bắt đầu thâm nhập sâu hơn vào tầng lớp tri thức, công chức nghèo ở Khánh Hòa, họ nhanh chóng tiếp thu luồng tư tưởng mới và hoạt động tuyên truyền một cách sôi nổi làm cho tư tưởng cách mạng vô sản đã nhanh chóng lan rộng trong quần chúng, tạo điều k

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn