Sau khi thành lập Đảng bộ, công tác tuyên truyền, cổ động được Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo như: mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên; tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn, biểu tình, đấu tranh đòi tăng lương...
Sau khi thành lập Đảng bộ, công tác tuyên truyền, cổ động được Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo như: mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên; tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn, biểu tình, đấu tranh đòi tăng lương... Điển hình là cuộc biểu tình sáng 16/7/1930 của nhân dân huyện Tân Định (nay là Thị xã Ninh Hòa), với các khẩu hiệu được chuẩn bị sẵn là:

- Đả đảo đế quốc Pháp và Nam triều phong kiến
- Chống khủng bộ trắng
- Ủng hộ phong trào công - nông Nghệ - Tĩnh
- Chống sưu cao thuế nặng
- Ủng hộ Liên bang Xô - viết.

Những khẩu hiệu trong giai đoạn này, cho thấy Đảng chủ trương phát động quần chúng đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng, đòi vấn đề dân sinh, kêu gọi đồng bào đoàn kết đứng lên đấu tranh chống áp bức, bóc lột của bọn thực dân phong kiến, mở rộng cơ sở đảng viên, tổ chức lực lượng yêu nước.

Cuộc đấu tranh để khôi phục và phát triển phong trào cách mạng thời kỳ 1932-1935 đã trải qua những năm tháng đầy thử thách, gian khó nhưng đã thu được những thắng lợi quan trọng. Thông qua đấu tranh, công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cách mạng đã xuất hiện nhiều hình thức và khả năng mới mà trước đó chưa từng có. Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục trên báo chí công khai, nhiều đồng chí còn làm thơ, ca dao, hò vè phản ánh cuộc sống cơ cực của nhân dân, cổ vũ quần chúng đứng lên đấu tranh chống bất công, áp bức, rửa mối nhục của người dân nô lệ. Đó là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, chính trị bảo vệ Đảng trong các nhà tù của thực dân, phong kiến. Các chiến sĩ cộng sản đã biến “nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”, tuyên truyền, giáo dục chuẩn bị cho các bước vận động cách mạng ở các giai đoạn tiếp theo. Đó là công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm củng cố và phát triển các tổ chức cơ sở đảng và tổ chức cách mạng của quần chúng, đưa quần chúng ra đấu tranh trong thời kỳ cách mạng bị đàn áp để từng bước khôi phục lại phong trào.

Trong những năm 1936-1939 phong trào cách mạng đã phát triển tương đối rộng khắp, Mặt trận dân chủ Đông Dương trong cả nước, nhất là ở Sài Gòn lên cao, tác động mạnh vào các tầng lớp nhân dân Khánh Hòa. Sách báo công khai của Đảng và của Mặt trận dân chủ như: Bạn dân, Tin tức, Thời thế, Nhành lúa, Dân chúng, Lao động, Tiếng nói của chúng ta (Notre Voix)... bằng nhiều con đường khác nhau được phát hành rộng rãi vào Khánh Hòa. Ngoài báo chí công khai, một số sách chính trị phổ thông nói về đấu tranh giai cấp, về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, về Liên Xô, sách "Vấn đề dân cày" của các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phan Đăng Lưu, thơ Tố Hữu được tổ chức mua và đọc trong tầng lớp trí thức công chức tiến bộ ở Nha Trang, phổ biến trong công nhân viên chức đường sắt, trong các xí nghiệp và đồn điền Pháp, trong học sinh các trường Pháp -Việt… Tinh thần đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân thể hiện tính bền bỉ, liên tục, từ đấu tranh tự phát chuyển dần lên đấu tranh tự giác, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, lấy công- nông làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ. Các tầng lớp nhân dân được huy động ra tranh đấu dưới những hình thức và mức độ khác nhau là những cuộc tập rượt đấu tranh trực diện với địch. Mỗi cuộc vận động đấu tranh đều hướng vào mục tiêu thiết thực, các khẩu hiệu đấu tranh đều nhằm vào các yêu cầu cấp thiết trước mắt của quần chúng. Điểm nổi bật của công tác Tuyên huấn thời kỳ này là thắng lợi của công tác giác ngộ, giáo dục, động viên, tập hợp lực lượng rèn luyện và tổ chức các phong trào quần chúng, biến lí tưởng và tư tưởng cách mạng thành sức mạnh. Trong hoàn cảnh bị kẻ địch đàn áp tàn khốc, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bác Hồ, Trung ương Đảng, đội ngũ những chiến sĩ làm công tác Tuyên huấn đã nêu cao phẩm chất và khí tiết người cộng sản, sẵn sàng hy sinh tính mạng, không sợ tù đày, tra tấn, bám sát phong trào cách mạng để tuyên truyền, vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh chống thực dân, đế quốc; góp phần quan trọng thúc đẩy cao trào đấu tranh công khai đòi quyền dân sinh, dân chủ; cao trào chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô… Thông qua báo chí, tài liệu bí mật, các lớp huấn luyện và hàng trăm cuộc mít tinh, biểu tình … đội ngũ cán bộ tuyên huấn tuyên truyền, cổ vũ các cao trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945./.

NQN
Sau khi thành lập Đảng bộ, công tác tuyên truyền, cổ động được Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo như: mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên; tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn, biểu tình, đấu tranh đòi tăng lương... Điển hình là cuộc biểu tình sáng 16/7/1930 của nhân dân huyện Tân Định (nay là Thị xã Ninh Hòa), với các khẩu hiệu được chuẩn bị sẵn là: - Đả đảo đế quốc Pháp và Nam triều phong kiến - Chống khủng bộ trắng - Ủng hộ phong trào công - nông Nghệ - Tĩnh - Chống sưu cao thuế nặng - Ủng hộ Liên bang Xô - viết. Những khẩu hiệu trong giai đoạn này, cho thấy Đảng chủ trương phát động quần chúng đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng, đòi vấn đề dân sinh, kêu gọi đồng bào đoàn kết đứng lên đấu tr

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Đoàn kết quốc tế - Tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Gửi bình luận của bạn