Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ quan trọng đối với cách mạng Lào, mà còn có ý nghĩa đối với quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam.

Chiến thắng Điện Biên Phủ-bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh của Lào
Chiến thắng Điện Biên Phủ-bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh của Lào

Năm 1954, chiến thắng chấn động địa cầu mang tên Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải ngồi vào bàn ký hiệp định đình chiến Geneve, công nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Lào, Việt Nam, Campuchia, công nhận địa vị hợp pháp của lực lượng cách mạng Lào. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh của cách mạng Lào.

Cuối thế kỷ 19, Pháp xâm lược Đông Dương, biến Lào thành nước thuộc địa vào năm 1893. Sau đó chúng bóc lột nhân dân các dân tộc Lào như nô lệ. Nhưng với truyền thống đấu tranh không chịu khuất phục, nhân dân Lào đã cùng đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp với các phong trào rộng trong cả nước.

Đi đôi với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương, các nhà yêu nước của Lào cũng đã hoạt động phối hợp với Đảng Cộng sản Đông Dương để tổ chức chỉ đạo cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc Lào.

 

Tháng 10/1945, nước Lào tuyên bố độc lập, lần đầu tiên nhân dân các dân tộc Lào đã làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Nhưng niềm vui độc lập trên mảnh đất Lào không được bao lâu thì thì thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào lần thứ 2.

Trong những năm 1947 và 1948, lực lượng vũ trang địa phương ở Thượng, Trung và Hạ Lào lần lượt ra đời, tiến hành chiến tranh du kích và đã phối hợp chiến đấu với bộ đội Việt Nam giành nhiều thắng lợi quan trọng.

Đến đầu năm 1949, Quân đội Lào Itsala được thành lập, đánh dấu thời kỳ phát triển mới của các lực lượng vũ trang cách mạng Lào. Được sự giúp đỡ của Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp là quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Quân đội Lào Itsala tiếp tục được củng cố, từng bước tạo lập thế trận chiến tranh nhân dân đánh địch.

Giai đoạn năm 1953-1954, quân và dân hai nước Việt - Lào liên tiếp mở các chiến dịch Thượng Lào rồi tới Trung Lào, giải phóng phần lớn lãnh thổ Lào. Đầu năm 1954, các đơn vị giải phóng Lào và quân tình nguyện Việt Nam đã mở chiến dịch Nậm U, sau đó tiến công vào M­ường Khoa, giải phóng toàn bộ miền Đông Louangphabang. Chiến dịch Nậm U thắng lợi đã phá tan chỗ dựa và đ­ường rút lui của địch làm cho Điện Biên Phủ bị cô lập, tạo điều kiện cho quân đội Việt Nam tiêu diệt cứ điểm Điện Biên Phủ.

Nói về bước ngoặt lịch sử của cách mạng Lào, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cho biết, thực dân trở lại xâm lược, Lào - Việt Nam thêm một lần nữa sát cánh bên nhau chống kẻ thù chung và tiếp tục chiến đấu giành được những thắng lợi vẻ vang, nổi bật nhất và trở thành bước ngoặt lịch sử đó là chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, bắt thực dân cũ phải ký Hiệp định Geneve về Đông Đương. Với sự giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung, mở rộng cách mạng của nhân dân Lào, là nhân tố ra đời Đảng Nhân dân Lào ngày 22/3/1955, tiếp tục chỉ đạo phong trào cách mạng tại Lào.

Hiệp định Geneve vừa được ký kết thì Mỹ ráo riết can thiệp vào 3 nước Đông Dương, với âm mưu đặt Lào, miền Nam Việt Nam và Campuchia vào “khu vực bảo hộ” của Mỹ. Tại Lào, Mỹ lập ra chính quyền phái hữu Vientiane, cải tổ quân đội Hoàng gia Lào, tăng cường viện trợ quân sự nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở Lào. 

Lúc này, phong trào cách mạng của các nước trong khu vực Đông Dương đều có những đặc thù riêng. Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn thành vai trò của mình, các quốc gia đều tách ra thành lập riêng Đảng Cộng sản phù hợp với phong trào cách mạng thời kỳ mới của quốc gia mình.

Sự ra đời của Đảng Nhân dân Lào và Đảng ủy Quân sự Trung ương Lào vào đầu năm 1955 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh của cách mạng Lào. Đó cũng là sự chuyển biến tất yếu cho bước phát triển nhảy vọt của cách mạng và quân đội Lào trong những giai đoạn tiếp theo.

Trước âm mưu của đế quốc Mỹ đối với cách mạng Lào, Chính phủ kháng chiến và Bộ Quốc phòng Lào xác định việc đẩy mạnh xây dựng quân đội là một nhiệm vụ hết sức cần thiết, là công tác trung tâm thứ nhất. Theo Hiệp định Geneve, Quân đội Lào Itsala tiến hành tập kết về hai tỉnh Houaphan và Phongsaly. Lúc này, phong trào thanh niên tòng quân diễn ra rất sôi nổi ở khắp các vùng miền mà quân đội Itsala đi qua.

Nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone ra nhập cách mạng Lào vào đúng thời điểm hào hùng nhất của cuộc chiến đấu, cuộc tổng tiến công chiến lược trên chiến trường ba nước Đông Dương. Khi ấy, ông Choummaly mới 18 tuổi, là chàng thanh niên của vùng Attapeu giàu truyền thống đã trở thành nhà cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng cách mạng Lào, nguyện đem sức mình góp phần giành lại độc lập, tự do cho đất nước. 

Theo ông Chummaly, chiến tranh Đông Dương kết thúc, sau khi Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ, đất nước hòa bình, do đó các bên, nhất là Lào phải bàn bạc, giải quyết vấn đề nội bộ. Ông tình nguyện nhập ngũ khi 18 tuổi và đến tập kết tại Sầm Nưa, Phongsaly theo chỉ thị của Trung ương, mà không biết đến bao giờ mới trở về, bởi phải chờ cuộc đàm phán giữa bên Lào Itsala và phía Lào Vientiane vào tháng 12/1955.

"Mọi người ai cũng muốn đi Sầm Nưa, Bắc Lào vì họ cho rằng đi Bắc Lào sẽ sớm được trở về, chẳng ai nghĩ rằng cuộc cách mạng lại trường kỳ gian nan như vậy”, ông Chummaly kể lại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ quan trọng đối với cách mạng Lào, mà còn có ý nghĩa đối với quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam. Bởi đây là minh chứng về sự phối hợp, hỗ trợ và cùng nhau kề vai sát cánh chống kẻ thù chung trên tinh thần đồng cam cộng khổ, đồng sinh đồng tử, để rồi tiến tới kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Lào, dẫn tới sự ra đời của nước CHDCND Lào vào ngày 2/12/1975.

Năm 1954, chiến thắng chấn động địa cầu mang tên Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải ngồi vào bàn ký hiệp định đình chiến Geneve, công nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Lào, Việt Nam, Campuchia, công nhận địa vị hợp pháp của lực lượng cách mạng Lào. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh của cách mạng Lào. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào lần thứ 2 năm 1946: Ảnh tư liệu Cuối thế kỷ 19, Pháp xâm lược Đông Dương, biến Lào thành nước thuộc địa vào năm 1893. Sau đó chúng bóc lột nhân dân các dân tộc Lào như nô lệ. Nhưng với truyền thống đấu tranh không chịu khuất phục, nhân dân Lào đã c&ugrave

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Đoàn kết quốc tế - Tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Gửi bình luận của bạn