Khánh Hòa là tỉnh có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, phản ánh rõ nét quá trình hình thành và phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động bảo tồn và tuyên truyền, giáo dục về giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, góp phần tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh và thúc đẩy du lịch phát triển. 

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, góp phần xây dựng, phát triển văn hóa, con người Khánh Hòa đáp ứng yêu cầu phát triển
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, góp phần xây dựng, phát triển văn hóa, con người Khánh Hòa đáp ứng yêu cầu phát triển

Thời gian qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai công tác này, như: Chỉ thị số 21-CT/TU, ngày 13/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóaNghị quyết số 34-NQ/TU, ngày 22/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp về vai trò của các di tích và việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa có sự chuyển biến mạnh mẽ; xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên và được lồng ghép chặt chẽ với việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. 

Công tác kiểm kê, phân loại các di tích lịch sử, văn hóa được triển khai nghiêm túchiệu quả. Đến cuối năm 2022, tỉnh đã kiểm kê được 230 di tích, trong đó có 16 di tích xếp hạng quốc gia và 180 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 34 di tích đã tiến hành kiểm kê nhưng chưa xếp hạng tại 06 huyện, thị, thành phố. Công tác lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích cũng được chú trọng. Từ năm 2019 đến nay, đã trình UBND tỉnh xếp hạng 8 di tích cấp tỉnh. Hiện nay, Sở văn hóa và Thể thao đang phố hợp với các cơ quan, địa phương triển khai lập hồ sơ khoa học di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; tiến hành bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ khoa học danh lam thắng cảnh quốc gia Mũi Đôi - Hòn Đôi (Hòn Đầu), xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Một trong những công tác quan trọng trong việc bảo vệ di tích là cắm mốc giới các khu vực bảo vệ. Từ năm 2012, tỉnh đã ban hành kế hoạch cắm mốc giới bảo vệ di tích, và đến nay đã thực hiện cắm mốc cho 149 di tích. Việc cắm mốc giới giúp bảo vệ các khu vực di tích, hạn chế sự xâm phạm và phát triển không hợp lý xung quanh di tích. 

Ảnh. Bia di tích Căn cứ cách mạng Hòn Dữ (huyện Khánh Vĩnh)

Bên cạnh đó, tỉnh đã đầu tư tu bổ và tôn tạo nhiều di tích, đặc biệt là các di tích có giá trị lịch sử, như Am Chúa, Đền thờ Trần Quý Cáp, Văn Miếu Diên Khánh (huyện Diên Khánh); Bia di tích Căn cứ cách mạng Hòn Dữ (huyện Khánh Vĩnh); Trường Tiểu học Pháp - Việt Ninh Hòa (thị xã Ninh Hòa); Đình Trung Dõng (huyện Vạn Ninh);… Tổng kinh phí dành cho công tác tu bổ và tôn tạo di tích trong 5 năm qua là gần 18 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã xây dựngsửa chữa nhiều bia, biển báo di tích, đảm bảo thông tin đầy đủ và chính xác. Việc quản lý các di tích lịch sử - văn hóa được thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 

Xác định việc đầu tư, nâng cấp di tích phải đảm bảo hài hòa với mục tiêu nâng cao đời sống người dân, các huyện, thị xã, thành phố đã thường xuyên quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân trong vùng di tích, các gia đình có công với cách mạngtạo điều kiện cho người dân sinh sống xung quanh di tích được mua, bán, kinh doanh, trao đổi các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch tham quan, mua sắm, nhất là các sản phẩm ẩm thực, quà lưu niệm, sản phẩm thủ công của các làng nghề truyền thống… từ đó, nâng cao đời sống của người dân, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, đặc sắc, độc đáo.

Với quan điểm tôn trọng, bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch sử -  văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Khánh Hòa đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới, các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh đã tăng cường phối hợp trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Thị xã Ninh Hòa, huyện Khánh Sơn chú trọng đầu tư mở rộng, nâng cấp một số tuyến đường phục vụ cho tham quan, du lịch; thành phố Nha Trang, huyện Khánh Sơn tổ chức nhiều hoạt động để thu hút đầu tư xây dựng các dự án du lịch gắn với các di tích lịch sửSở Văn hóa và Thể thao phối hợp Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, các doanh nghiệp lữ hành tổ chức khảo sát khu, điểm du lịch để đề xuất xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa như: Tuyến du lịch “Theo dấu chân bác sĩ A.Yersin”; Khu di tích Tháp bà Ponagar và Danh lam Thắng cảnh Hòn Chồng;…

Ảnh. Một phần thi của các em học sinh tại Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI, năm 2024 (nguồn: Báo Khánh Hòa)

Công tác tuyên truyền, giáo dục về lịch sử - văn hóa cho Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ được duy trì thường xuyên, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, như: Tài liệu, sách (Lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1930 - 1975 và giai đoạn 1975 - 2005; Căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy Khánh Hòa (1945 - 1975); Khánh Hòa xưa và nay, Khánh Hòa 370 năm xây dựng và phát triển (1953 -2023);… do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn); Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức truyền thông mới; lồng ghép giáo dục trong trường học thông qua các môn học như Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc và Mĩ thuật, cùng với các hoạt động ngoại khóa tham quan di tích; các hoạt hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11) hàng năm; các hoạt động về nguồn, tìm về “địa chỉ đỏ”; Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh THCS; các hoạt động trưng bày và giới thiệu các sản phẩm văn hóa đặc trưng... Đặc biệt việc quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử - văn hóa trên nền tảng số (các tổ chức chính trị - xã hội một số địa phương số hóa di tích lịch sử - văn hóa bằng mã QRTrung tâm Bảo tồn di tích tỉnh thực hiện công nghệ thực tế ảo VR360 phục vụ khách tham quan di tích Tháp Bà Ponagar);…Các hoạt động giáo dục, tuyên truyền đã góp phần tích cực trong việc giáo dục cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về giá trị các di tích, ý nghĩa, vai trò của di tích gắn với các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, của tỉnh, từ đó bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa.

Ảnh. Công nghệ thực tế ảo VR360 phục vụ khách tham quan tại di tích Tháp Bà Ponagar

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng các di tích được quan tâm thực hiện đầy đủ và định kỳ. Công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di tíchbố trí ngân sách cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích được quan tâm, cơ bản hiệu quả. Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh có chuyên môn vững vàng, tâm huyết với công việc. Các di tích lịch sử, giá trị di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh bước đầu được nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc đầu tư, hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc không chỉ quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Khánh Hòa, mà còn góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, củng cố lòng tin, niềm tự hào dân tộc của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa cũng còn một số khó khăn, hạn chế nhất định, như: Một số cấp ủy, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa; Vai trò quản lý nhà nước, nhất là ở cấp cơ sở đối với các di tích còn mờ nhạt, vẫn còn tư tưởng ỷ lại, giao khoán cho ngành Văn hóa; Di tích lịch sử - văn hóa phân bố rộng khắp, trải qua thời gian và thiên tai nên ngày một xuống cấp, nhiều di tích là các căn cứ cách mạng xa khu dân cư, nằm sâu trong rừng núi nên rất khó cho việc phát huy giá trị; Hoạt động giáo dục lịch sử - văn hóa, truyền thống của dân tộc cho học sinh, sinh viên còn nặng về lý thuyết, hiệu quả chưa cao; Công tác tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa, nhất là ở cấp cơ sở chưa thường xuyên;

Để tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, cần phải có những giải pháp tổng thể. Trước hết, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, gắn với phát triển du lịch bền vữngThực hiện hiệu quả công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định; ngăn ngừa hiệu quả tình trạng xuống cấp và nguy cơ mất giá trị nguyên gốc của hệ thống di tích lịch sử - văn hóaThường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, thăm quan, chăm sóc di tíchcác hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống gắn với hoạt động phần Hội tại các lễ hội của di tích hàng năm.

Song song đó, cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa xây dựng các di tích lịch sử - văn hóa. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững. Nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ chức các chương trình, sự kiện văn hóa - du lịch; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa diễn ra trong và ngoài nước nhằm tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Khánh Hòa, góp phần thu hút đầu tư nguồn lực xã hội vào hoạt động bảo tồn di tích, phát huy bản sắc di sản văn hóa của tỉnh. 

Ngoài ra, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống về giá trị lịch sử, văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa bàn tỉnh. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác tuyên truyền, phổ biến, tôn vinh các giá trị di tích, di sản văn hóa, tạo sự lan tỏa, nâng cao giá trị, ý thức bảo vệ gìn giữ di tích trong cộng đồngKịp thời khen thưởng, biểu dương, động viên các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa. 

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh tuy vẫn còn nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy, chính quyền và sự tham gia của cộng đồng, tin chắc rằng, công tác này sẽ ngày càng được tăng cường, góp phần xây dựng nền văn hóa đa dạng, đặc sắc và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

                                                                                                                               Thùy Trinh

Thời gian qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai công tác này, như: Chỉ thị số 21-CT/TU, ngày 13/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, Nghị quyết số 34-NQ/TU, ngày 22/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp về vai trò của các di tích và việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa có sự chuyển biến mạnh mẽ; x&a

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn