Cách đây 113 năm, từ Bến càng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. 58 năm sau, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. 6 năm sau, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối.

Bác Hồ với đồng bào Nam Bộ và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Bác Hồ với đồng bào Nam Bộ và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

"Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên"

Đó là lời tuyên bố của Hồ Chí Minh với quốc dân sau khi đàm phán ở Pháp về. Không đầy một tháng sau ngày Tuyên ngôn độc lập, thực dân Pháp nổ súng trở lại xâm lược nước ta, bắt đầu ở miền Nam. Với lòng quyết tâm “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập”, Hồ Chí Minh tin tưởng vào lòng ái quốc của đồng bào Nam Bộ “thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”, khẳng định chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc kháng chiến của ta có sức mạnh đoàn kết của toàn dân và đó là cuộc đấu tranh chính đáng.

Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc tấm lòng yêu nước, hy sinh của đồng bào miền Nam để giữ gìn non sông của đất nước. Người luôn luôn xác định đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam; Trung, Nam, Bắc đều là đất nước Việt Nam, chung một tổ tiên dòng họ như anh em ruột thịt - như một chân lý không bao giờ thay đổi và không ai chia rẽ được nước Việt Nam ta. Người hứa với đồng bào Nam Bộ vững chèo lái con thuyền cách mạng vượt sóng to, gió lớn đi tới đích cuối cùng.

Bác Hồ với các anh hùng, chiến sĩ thi đua miền Nam tại Phủ Chủ tịch, tháng 11/1965. (Ảnh tư liệu)

Trong lòng Hồ Chí Minh - miền Nam “đi trước về sau”. Trước khi cả nước đứng lên chống Pháp thì đồng bào miền Nam đã anh dũng kháng chiến. Người tự hào trong kháng chiến, tuy tan nát cửa nhà, hy sinh tính mạng, tù đày, nhưng lòng yêu nước của đồng bào Nam Bộ gan vàng dạ sắt vẫn trơ như, đá vững như đồng. Người tin tưởng chắc chắn và hứa với đồng bào miền Nam với quyết tâm của đồng bào miền Nam và quyết tấm của nhân dân cả nước, Nam Bộ yêu quý nhất định trở lại trong lòng Tổ quốc.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Hồ Chí Minh có những thư gửi riêng cho đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ. Người khẳng định đồng bào Nam Bộ là đội quân xung phong của dân tộc, trải qua thời gian đầy hy sinh, cực khổ gian nan nhưng cũng đầy lòng nồng nàn yêu nước, sự quả cảm, anh dũng chiến đấu hy sinh, chí quyết thắng được vun bồi ngày càng vững chắc.

Từ khi đế quốc Mỹ công khai can thiệp vào Đông Dương và mưu gạt thực dân Pháp để độc chiếm Đông Dương, cả nước trở thành một chiến trường chống Pháp và Mỹ. Từ Đại hội II (2-1991), Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới. Mục đích trước mắt là Đảng Lao động Việt Nam “lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn, lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”[1]

Nam Bộ kháng chiến trước nhất, đó là điều Hồ Chí Minh luôn luôn suy nghĩ và trăn trở. Người theo dõi từng giờ từng phút cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào, chiến sĩ và cán bộ trên chiến trường miền Nam. Người nói dù ở xa nhưng lòng tôi và Chính phủ rất gần Nam Bộ. Từ khi Hiệp nghị Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được giải phóng, đế quốc Mỹ biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ thiêng liêng của chúng ta là kiên quyết đấu tranh thi hành Hiệp nghị Giơnevơ, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình, hoàn thành sự nghiệp vẻ vang giải phóng dân tộc.

“Dân tộc ta là một, nước Việt Nam là một”

Ngay khi đế quốc Mỹ và chính quyền thân Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, phá hoại tổng tuyển cử tự do trên toàn quốc, Hồ Chí Minh đã vạch rõ đường lối đấu tranh của nhân dân Việt Nam là toàn dân từ Nam đến Bắc đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ra sức củng cố miền Bắc thành nền tảng vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Đó là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, nhưng nhất định thắng lợi. Trên Diễn đàn Đại hội III của Đảng, khi nhắc lại miền Bắc được hoàn toàn giải phóng thì miền Nam nước ta vẫn còn phải sống đau khổ dưới ách thống trị tàn bạo của Mỹ - Diệm, Hồ Chí Minh khẳng định miền Nam rất xứng đáng với danh hiệu vẻ vang là “Thành đồng Tổ quốc” và nêu quyết tâm không ngừng đấu tranh để hòa bình thống nhất đất nước, giải phóng miền Nam ra khỏi cảnh lửa bỏng nước sôi. Người chỉ rõ Đại hội III là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.

Với Hồ Chí Minh “dân tộc ta là một, nước Việt Nam là một”. Người nêu quyết tâm cùng nhân dân cả nước vượt qua mọi khó khăn, thực hiện kỳ được “thống nhất đất nước, Nam Bắc một nhà”. Đó cũng là niềm tin chắc chắn của Người.

Bác Hồ với đồng bào Nam Bộ và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được thể hiện qua đường lối và hành động; lời nói và việc làm; quyết tâm, tín tâm và đồng tâm; đặc biệt nhiều câu chuyện cảm động ẩn chứa trong đó sự sâu lắng tình nghĩa của một lãnh tụ tự coi mình đối với miền Nam “không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh mà là Bác Hồ”[2]. Tiếp chuyện và trả lời nữ đồng chí Mácta Rôhát, phóng viên báo Granma (Cu Ba), với lời khẳng định “tôi hiến cả đời tôi cho Tổ quốc tôi”, Người bộc bạch tình cảm của mình, yêu đồng bào ở miền Bắc cũng như đồng bào ở miền Nam. Với miền Nam, Người nhắc lại câu nói “miền Nam đi trước về sau” để khẳng định miền Nam đấu tranh trước tiên để chống quân xâm lược nước ngoài nhưng mấy chục năm không được hưởng một ngày hòa bình và sẽ được giải phóng sau miền Bắc. Mấy chục năm, dưới ách thống trị của Pháp rồi Mỹ - Diệm, nhân dân miền Nam không có tự do, chỉ có đau khổ. Người nói: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”[3].

Không khí thành phố Sài Gòn trong ngày chiến thắng 30/4/1975 (Ảnh tư liệu)

Quan tâm đến sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mấy chục năm, nhưng Bác Hồ luôn cho rằng mình chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng đối với miền Nam. Nhớ lại tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa II (8-5-1963), được tin Quốc hội có ý định tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương cao quý nhất của nước ta, Bác đã xin Quốc hội cho phép chưa nhận Huân chương ấy vì tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội. Người nói rõ hơn: “Gần 20 năm trường, hết đấu tranh chống thực dân Pháp, lại đấu tranh chống Mỹ - Diệm, đồng bào thật là những người con anh dũng của dân tộc anh hùng Việt Nam. Miền Nam thật là xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng của Tổ quốc” và xứng đáng được tặng Huân chương cao quý nhất… Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý”[4].

Từ khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam và đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, trên mọi diễn đàn trong nước và quốc tế, Hồ Chí Minh trước sau khẳng định kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai được xâm phạm đến quyền thiêng liêng ấy của nhân dân ta. Người nhấn mạnh “nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta là phải nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”[5]. Người kêu gọi quân dân cả nước, triệu người như một, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh, không sợ gian khổ, quyết kiên trì đẩy mạnh cuộc kháng chiến, quyết chiến quyết thắng, đánh cho quân Mỹ phải rút hết sạch, đánh cho ngụy quân và ngụy quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.

Trong Thư trả lời Tổng thống Mỹ Giônxơn (15-2-1967), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Chính phủ Mỹ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam; phải thừa nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; phải để nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình”[6]. Hơn một tuần trước lúc đi xa, trong Thư trả lời Tổng thống Mỹ Risớt M.Níchxơn (25-8-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định lại tinh thần đó: “Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và của dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của và của nước ngoài”[7]. Cũng trong quãng thời gian đó, từ ngày 29-8 đến lúc đi xa, sức khỏe của Bác giảm sút nghiêm trọng, nhưng hằng ngày, mỗi khi tỉnh dậy Người không quên hỏi tình hình chiến sự ở miền Nam.

Sáu năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thỏa lòng mong ước của Người. Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, chúng ta ghi lòng tạc dạ tình cảm thiêng liêng cao qúy của Bác Hồ đối với miền Nam, khẳng định cùng với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.41.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.675.

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.674.

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.80.

 [5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.512.

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.301-302.

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.603.

"Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên" Đó là lời tuyên bố của Hồ Chí Minh với quốc dân sau khi đàm phán ở Pháp về. Không đầy một tháng sau ngày Tuyên ngôn độc lập, thực dân Pháp nổ súng trở lại xâm lược nước ta, bắt đầu ở miền Nam. Với lòng quyết tâm “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập”, Hồ Chí Minh tin tưởng vào lòng ái quốc của đồng bào Nam Bộ “thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”, khẳng định chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc kháng chiến của ta có sức mạnh đoàn kết của toàn dân và đó là cu

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn