Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên trên đất liền 5.197 km2, có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ và trên 385 km bờ biển; có khí hậu ôn hòa quanh năm với nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Khánh Hòa có nguồn lao động dồi dào với 771,3 nghìn người trong độ tuổi lao động, trong đó số lượng lao động qua đào tạo là 380,7 nghìn người, chiếm 66,5% tổng số lao động....
Tiềm năng, triển vọng của Khánh Hòa trong tiến trình hội nhập và phát triển
Tiềm năng, triển vọng của Khánh Hòa trong tiến trình hội nhập và phát triển
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên trên đất liền 5.197 km2, có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ và trên 385 km bờ biển; có khí hậu ôn hòa quanh năm với nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Khánh Hòa có nguồn lao động dồi dào với 771,3 nghìn người trong độ tuổi lao động, trong đó số lượng lao động qua đào tạo là 380,7 nghìn người, chiếm 66,5% tổng số lao động. Tỷ lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) trong tổng số lao động qua đào tạo ngày càng tăng. Với những tiềm năng và lợi thế đó, Khánh Hòa có đủ điều kiện để phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội; trong đó, định hướng phát triển cụ thể là tập trung vào 03 vùng kinh tế trọng điểm.


Đồng chí Lê Đức Vinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa
Phía Bắc là vịnh Vân Phong nằm ở ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, cách hải phận quốc tế khoảng 14 km. Vân Phong là một vịnh lớn với diện tích mặt nước 41.000 ha, độ sâu từ 20-30m và tương đối kín gió. Chính phủ đã quy hoạch khu vực này thành Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, khu vực Bắc Vân Phong cũng đang được định hướng phát triển thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, khi đưa vào hoạt động sẽ trở thành một khu vực đầu mối phát triển về cảng biển, dịch vụ logistics và tài chính quốc tế, là một trung tâm dịch vụ - du lịch vui chơi giải trí cao cấp, hiện đại mang tầm khu vực và quốc tế.

Ở giữa là khu vực thành phố Nha Trang với vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình, Nha Trang được định hướng phát triển thành trung tâm kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục đào tạo của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; là một trong những trung tâm du lịch, đô thị du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thương mại, tài chính của tỉnh Khánh Hòa.

Phía Nam là Vịnh Cam Ranh có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh nằm ở trung tâm bán đảo Cam Ranh có diện tích lớn thứ ba cả nước chỉ sau cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài, hiện đang được đầu tư nâng cấp để đạt tiêu chuẩn cấp 4E, có khả năng tiếp nhận 2,5 triệu lượt hành khách/ và 50 ngàn tấn hàng hóa/năm. Cảng quốc tế Cam Ranh (đã hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào hoạt động tháng 3-2016) là một trong những cảng nước sâu hàng đầu của Việt Nam ở gần tuyến hàng hải quốc tế, với khả năng tiếp nhận tàu lên đến 05 vạn tấn. Sau khi hoàn thành các giai đoạn, cảng sẽ trở thành một cơ sở hậu cần hiện đại, có uy tín, sánh ngang với các hải cảng lớn trên thế giới, góp phần quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vịnh Cam Ranh. Bên cạnh đó, khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh có diện tích 2.150 ha được định hướng phát triển thành khu du lịch biển và nghỉ mát chất lượng cao, là trung tâm dịch vụ văn hóa, thương mại, hội thảo, du lịch vùng, quốc gia và quốc tế.

Những năm gần đây, Khánh Hòa đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước với chính sách ưu đãi đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dự án đầu tư vào 03 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2016 đạt 142,5 nghìn tỷ đồng, năm 2017 ước đạt 36.748 tỷ đồng. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội GRDP đạt bình quân 49,9%. Hàng trăm công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực giao thông, công nghiệp, điện, nước, nông nghiệp, thủy lợi, dịch vụ, du lịch, văn hóa, thông tin, giáo dục, y tế, thể thao, chỉnh trang đô thị… được đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mạng lưới cấp điện, cấp nước, giao thông, liên lạc, ngân hàng, tài chính, y tế, dịch vụ công cộng phát triển mạnh đáp ứng cơ bản nhu cầu đầu tư. Các công trình đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự khang trang của một trung tâm đô thị của vùng và dần hình thành trung tâm dịch vụ, du lịch, văn hóa của cả nước. Đồng thời là điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác, liên kết giữa tỉnh Khánh Hòa với các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên. Một số công trình giao thông trọng điểm như: đường Cao Bá Quát - Cầu Lùng, đường Phong Châu, các tuyến đường và nút giao thông kết nối sân bay Nha Trang, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (nâng cấp đường băng và xây mới nhà ga T2)… đang được triển khai thực hiện; nhiều đô thị được nâng loại, diện mạo đô thị văn minh hiện đại được định hình rõ nét, hình thành nhiều khu đô thị mới. Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cũng đã huy động các nguồn vốn để khởi công xây dựng dự án Trung tâm Đô thị Thương mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch Nha Trang (sân bay Nha Trang cũ); tiếp nhận và chuyển đổi công năng cảng Nha Trang thành cảng hành khách và tổ hợp dịch vụ để phát triển dịch vụ du lịch; xây dựng đề án thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong trình Chính phủ phê duyệt; đẩy nhanh tiến độ để khởi công xây dựng dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1, Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong và các dự án điện năng lượng mặt trời…..

Với vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, dịch vụ phát triển, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, Khánh Hòa đã và đang có các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh của tỉnh như: du lịch, dịch vụ, đóng tàu, chế biến thủy hải sản, xã hội hóa giáo dục và y tế... Hiện nay, tỉnh đã và đang triển khai áp dụng cụ thể các quy định của Chính phủ về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh theo hướng cho phép nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi đầu tư về đất đai, thuế ở mức cao nhất trong khung theo quy định. Ngoài ra, tỉnh cũng chú ý đến việc đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, tạo cơ chế mở về liên doanh, liên kết, hợp tác thực hiện dự án đầu tư… theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Khánh Hòa sẽ là nơi đầu tư an toàn và phát triển.

Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cũng đang tích cực củng cố, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa tỉnh với các địa phương nước ngoài đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt là các mối quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước như: Lào, Campuchia, Pháp, Hàn Quốc, Nga...Chủ động mở rộng, nâng tầm quan hệ của tỉnh với các địa phương nước ngoài, các tập đoàn kinh tế, tổ chức tài chính quốc tế. Tranh thủ các nguồn vốn, công nghệ, tri thức và các nguồn viện trợ của nước ngoài để khai thác tiềm năng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Từ những sự chuẩn bị và kết quả trên, có thể thấy Khánh Hòa đã và đang tạo ra những cơ hội mới, chính sách cởi mở, năng động để tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư và cùng hợp tác phát triển.
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên trên đất liền 5.197 km2, có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ và trên 385 km bờ biển; có khí hậu ôn hòa quanh năm với nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Khánh Hòa có nguồn lao động dồi dào với 771,3 nghìn người trong độ tuổi lao động, trong đó số lượng lao động qua đào tạo là 380,7 nghìn người, chiếm 66,5% tổng số lao động. Tỷ lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) trong tổng số lao động qua đào tạo ngày càng tăng. Với những tiềm năng và lợi thế đó, Khánh Hòa có đủ điều kiện để phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội; trong đó, định hướng phá

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn