Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị về đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

Sáng 18-11 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17-12-2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị về đổi mới công ty nông, lâm nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị về đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

Sáng 18-11 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17-12-2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Dự hội nghị còn có Phó thủ tướng Vương Đình Huệ-Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp; Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Cùng dự hội nghị còn có lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, các địa phương và doanh nghiệp, công ty nông, lâm trường.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị về đổi mới công ty nông, lâm nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ảnh: chinhphu.vn

Sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW, 3 Nghị định của Chính phủ, một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 11 thông tư và nhiều văn bản hướng dẫn đã được ban hành. Ở hầu hết các địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp đã xử lý dứt điểm việc cắm mốc, xác định ranh giới, diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp quản lý. Nhờ thực hiện công khai, minh bạch, tình trạng khiếu kiện tranh chấp đất giữa các công ty nông, lâm nghiệp và người dân đã cơ bản giảm.

Hiện tại, các công ty nông, lâm nghiệp đang lựa chọn 1 trong 4 phương án sắp xếp, chuyển đổi: Mô hình công ty TNHH Một thành viên 100% vốn nhà nước; mô hình công ty cổ phần; mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên; nếu không thể chuyển đổi thì có thể tính phương án giải thể nông, lâm trường.

Tính đến nay, trong tổng số 256 công ty nông, lâm nghiệp đã có 160 công ty hoàn thành sắp xếp (chiếm 62,5%). Sau sắp xếp, nhiều công ty có chuyển biến về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh nghiệp. Tổ chức sản xuất kinh doanh gắn chế biến và tiêu thụ sản phẩm dần được khẳng định; áp dụng khoa học công nghệ vào tổ chức sản xuất, nguồn vốn được tăng lên; lao động được sử dụng, chăm lo đời sống, giải quyết chế độ chính sách theo quy định của pháp luật; nhiều tồn tại về tài chính được xử lý, tạo tiền đề cho doanh nghiệp sau sắp xếp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Việc triển khai Nghị quyết sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty nông, lâm nghiệp đã giúp các công ty này minh bạch tài chính hơn, giải quyết tốt chính sách, chế độ đối với người lao động và quan trọng nhất hiệu quả sản xuất, kinh doanh tăng rõ rệt nhờ vào những thay đổi trong phương thức quản lý và quản trị doanh nghiệp. Hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp, công ty nông, lâm nghiệp sau khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi đã chủ động về tài chính, bước đầu nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, không dựa vào ngân sách.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị về đổi mới công ty nông, lâm nghiệp
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: chinhphu.vn.

Hiện nay, có 69 công ty đang thực hiện sắp xếp trong năm 2019 (chiếm 26,95%) tổng số công ty phải sắp xếp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, một số địa phương, đơn vị thực hiện việc sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp chậm, nhất là đối với sắp xếp theo mô hình hai thành viên trở lên mới đạt 37,5% và có 27 công ty hiện chưa thực hiện việc sắp xếp.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường... phải khẩn trương hoàn thiện báo cáo, tờ trình về công tác sắp xếp đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông lâm nghiệp để báo cáo Bộ Chính trị. Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế bất cập trong công tác sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp thời gian qua: Chưa phê duyệt đề án sử dụng đất, phương án tài chính, giải thể doanh nghiệp còn vướng mắc. Sự chỉ đạo của một số địa phương chưa đồng bộ, chặt chẽ, chưa quyết liệt, gây ảnh hưởng tới tiến độ sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp thời gian qua. Các bộ phải cuộc để tính toán, hỗ trợ giúp các địa phương, doanh nghiệp giải quyết vấn đề này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định chủ trương của Chính phủ là tiếp tục đóng cửa rừng tự nhiên để bảo vệ phát triển rừng, người dân được phép khai thác lâm sản ngoài gỗ. Lấy dẫn chứng, hiện ngành sản xuất đồ gỗ và lâm sản của chúng ta đang phát triển mạnh, thế nhưng lại sử dụng chủ yếu nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng. Việc sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trong đó cần quan tâm khơi dậy, đánh thức tiềm năng của của các công ty nông, lâm nghiệp. Đây còn là một bộ phận quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Để phát triển các công ty nông, lâm nghiệp hiệu quả chúng ta cần có các giải pháp khơi thông những bất cập, khó khăn, hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền các địa phương tập trung sắp xếp, đối với các công ty nông, lâm nghiệp và phải hoàn thành trong năm 2020. Việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp cần nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất: Cấp sổ đỏ, lập bản đồ địa chính, rõ ràng, cụ thể, có phương án sử dụng đất hiệu quả. Quan tâm đến giải quyết việc làm cho người dân các địa phương, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số.

NGUYỄN KIỂM

Theo qdnd.vn

Sáng 18-11 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17-12-2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Dự hội nghị còn có Phó thủ tướng Vương Đình Huệ-Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp; Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Cùng dự hội nghị còn có lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, các địa phương và doanh nghiệp, công ty nông, lâm trường.

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn

Chung nhan Tin Nhiem Mang