Việt Nam đã thành công sau 30 năm đổi mới nhưng trong xu thế hội nhập hiện nay, nếu không tận dụng cơ hội để có sức cạnh tranh cao hơn thì rất khó phát triển. Do đó, theo nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần tìm ra động lực mới để phát triển, trong đó cần cải cách thể chế và quản trị để xây dựng một Nhà nước kiến tạo.
Tạo môi trường bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp phát triển
Tạo môi trường bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp phát triển
Việt Nam đã thành công sau 30 năm đổi mới nhưng trong xu thế hội nhập hiện nay, nếu không tận dụng cơ hội để có sức cạnh tranh cao hơn thì rất khó phát triển. Do đó, theo nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần tìm ra động lực mới để phát triển, trong đó cần cải cách thể chế và quản trị để xây dựng một Nhà nước kiến tạo.

Chồng chéo trong quản lý

Việt Nam đã đạt được nhiều thành công sau 30 năm đổi mới, song so với yêu cầu phát triển vẫn còn một khoảng cách khá xa. Đây là đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trong Báo cáo Việt Nam lộ trình hướng tới năm 2035. Cụ thể, sau 15 năm, tổng GDP của Việt Nam chỉ tăng 160 tỷ USD; còn Thái Lan tăng 270 tỷ USD; Ma-lai-xi-a tăng 200 tỷ USD; In-đô-nê-xi-a tăng 700 tỷ USD; Hàn Quốc tăng 850 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng 1.600USD, Thái Lan tăng 3.600USD; Ma-lai-xi-a tăng 6.500USD; Hàn Quốc tăng 16.000USD.

Chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, tại Hội nghị “Quản trị kinh tế hướng tới một Nhà nước kiến tạo” vừa tổ chức mới đây, theo ông Bùi Quang Vinh, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thì Việt Nam đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, dù chưa đầy đủ nhưng đã tạo ra nhiều động lực mạnh mẽ, đưa nền kinh tế có quy mô như hiện nay, thị trường tiền tệ và hàng hóa phát triển. Tuy vậy, các động lực đó đang tới hạn. Còn ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ KH&ĐT cho rằng, trong 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển đổi, tuy nhiên, chuyển đổi kinh tế chưa đi liền với cải cách nền hành chính quản trị nhà nước. "Ở Việt Nam, quản lý nhà nước còn nặng theo hành chính quan liêu; còn nhiều yếu tố kìm hãm. Nhà nước coi mình là chủ thể quản lý và người dân, doanh nghiệp là đối tượng quản lý; quan hệ theo thứ bậc bề trên hơn là đối tác phát triển bình đẳng. Nhà nước đang chèn lấn, thay vì bổ sung, hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển", ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng chỉ ra những bất cập về điều hành kinh tế, trong đó nổi lên vấn đề quan hệ thân hữu đang cản trở kinh tế tư nhân phát triển, trong khi Việt Nam chưa có công cụ có hiệu năng để hành xử độc lập. “Vấn nạn đang tồn tại trong nền kinh tế ở Việt Nam là thành quả kinh doanh phụ thuộc vào các mối quan hệ thân thiết giữa doanh nhân và quan chức chính quyền. Một số doanh nghiệp đang giàu lên nhanh chóng nhờ được ưu tiên, ưu đãi trong việc tiếp cận các nguồn lực của đất nước”, ông Nguyễn Sĩ Dũng bày tỏ.


Dây chuyền sản xuất tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế. Ảnh: Quốc Việt

Xoáy sâu vào nhận định này, ông Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ, Nhà nước đang trực tiếp tham gia hoạt động kinh tế quá nhiều thông qua doanh nghiệp nhà nước, khu vực tư nhân có quan hệ thân hữu, thông qua phân bổ các nguồn lực. Tiếp đó là những khó khăn trong thực thi pháp luật do chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành dẫn đến chồng chéo và hậu quả là khó chỉ rõ trách nhiệm mỗi khi xảy ra sai phạm. Còn ông Jonathan Pincus, Chủ tịch Quỹ Rajiwali, In-đô-nê-xi-a chỉ rõ, Nhà nước Việt Nam đang ở tình trạng phân lập manh mún, ranh giới giữa khu vực công và tư nhân không rõ ràng.

Làm rõ vai trò của Nhà nước và thị trường

Trước những bất cập trong cơ chế điều hành kinh tế Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần tìm ra những động lực phát triển mới mang tính căn cơ hơn nữa, đặc biệt về thể chế. Đây cũng là cơ hội và dư địa để phát triển. Ông Nguyễn Đình Cung khẳng định, Nhà nước kiến tạo phải nằm trong chính tư duy, suy nghĩ của từng lãnh đạo. Xây dựng Nhà nước kiến tạo phải theo hướng chuyển từ Nhà nước thiên về sở hữu, kiểm soát sang Nhà nước quản lý và điều tiết. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thế Phương nhấn mạnh, để xây dựng Nhà nước kiến tạo thì phải làm rõ mối quan hệ giữa ba trụ cột của thể chế Nhà nước-thị trường-xã hội. Đây là nền tảng xác định rõ và cụ thể về vai trò và phương thức can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường đầy đủ. Từ đó có thể làm rõ phương hướng cải cách, cải tổ bộ máy nhà nước để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước. “Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử ngày càng được xem là công cụ hữu hiệu để các chính sách của Nhà nước hiệu quả hơn, trong đó có việc cung cấp các dịch vụ công liên quan đến doanh nghiệp và người dân"-Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương gợi ý.

Bổ sung vào ý trên, ông Nguyễn Sĩ Dũng và bà Deborah Wetzel, Giám đốc cao cấp, Khối nghiệp vụ toàn cầu về quản trị nhà nước đề xuất, Nhà nước kiến tạo phải bảo đảm các loại hình DN được đối xử công bằng, được phân bổ nguồn lực như nhau hoặc không tạo ra rào cản, ưu đãi nào đó nhằm cản trở, khu biệt DN. Ngoài ra, cần tập trung xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực. Trong đó, cần phải đề cao trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, người ở vị trí cao thì trách nhiệm càng lớn.

Còn theo ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội, với lịch sử và hiện trạng của Việt Nam thì Nhà nước kiến tạo thể hiện ở việc Nhà nước xác định rõ đâu là thuộc về các thành phần xã hội, đâu là thuộc về trách nhiệm của Nhà nước. “Nhà nước kiến tạo là Nhà nước tạo không gian cho các thành phần kinh tế, xã hội hoạt động đúng với quyền của mình, phát huy tính sáng tạo, có sức bật để phát triển bứt phá”, ông Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh.

Bổ sung vào quan điểm trên, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho rằng, Nhà nước cần bảo đảm nguyên tắc thị trường trong các quyết định. “Tuy nhiên, chúng ta nói cần xây dựng Nhà nước kiến tạo nhưng rõ ràng Nhà nước không tự thân giải quyết hết được, việc này cần cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong đó, phải phân việc cụ thể cho từng cấp, ngành, địa phương cho phù hợp để tránh ôm đồm, chồng chéo”, ông Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
Theo qdnd.vn
Việt Nam đã thành công sau 30 năm đổi mới nhưng trong xu thế hội nhập hiện nay, nếu không tận dụng cơ hội để có sức cạnh tranh cao hơn thì rất khó phát triển. Do đó, theo nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần tìm ra động lực mới để phát triển, trong đó cần cải cách thể chế và quản trị để xây dựng một Nhà nước kiến tạo. Chồng chéo trong quản lý Việt Nam đã đạt được nhiều thành công sau 30 năm đổi mới, song so với yêu cầu phát triển vẫn còn một khoảng cách khá xa. Đây là đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trong Báo cáo Việt Nam lộ trình hướng tới năm 2035. Cụ thể, sau 15 năm, tổng GDP của Việt Nam chỉ tăng 160 tỷ USD; còn Thái Lan tăng 270 tỷ USD; Ma-lai-xi-a tăng 200 tỷ USD; In-đô-nê-xi-a tăng 700 tỷ USD; H&agrav

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn