Ðối với thế giới, đặc khu kinh tế là mô hình có tính phổ biến, với khoảng 4.500 đặc khu kinh tế tại hơn 140 nền kinh tế. Với Việt Nam, đây vẫn đang là mô hình được kỳ vọng nhiều và cũng thu hút sự tranh luận chưa dứt. Bởi thế, chưa thể trả lời câu hỏi, bao giờ đặc khu kinh tế được luật hóa…
Ðặc khu kinh tế, kỳ vọng và thực tế
Ðặc khu kinh tế, kỳ vọng và thực tế

Các nhà đầu tư đã nhanh chân đầu tư vào du lịch nghỉ dưỡng, đón đầu cơ hội Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế. Ảnh: HOÀNG HÀ

Ðối với thế giới, đặc khu kinh tế là mô hình có tính phổ biến, với khoảng 4.500 đặc khu kinh tế tại hơn 140 nền kinh tế. Với Việt Nam, đây vẫn đang là mô hình được kỳ vọng nhiều và cũng thu hút sự tranh luận chưa dứt. Bởi thế, chưa thể trả lời câu hỏi, bao giờ đặc khu kinh tế được luật hóa…

Còn nhớ, đã có ý kiến bình luận rằng, điểm nhấn của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, hồi tháng 11-2017, chính là sự xuất hiện của những chính sách mang tên đặc biệt, đặc thù. Quả là kỳ họp đã dành khá nhiều thời gian để bàn thảo về dự thảo Luật Ðơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, do Bộ Kế hoạch và Ðầu tư (KHÐT) thừa ủy quyền của Chính phủ trình và cả các nội dung liên quan tới dự thảo luật này.

Cần nhắc lại, một mô hình tăng trưởng năng động, có tính đột phá đã là tư duy sớm, là mong muốn của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam qua các thời kỳ. Sớm nhất, ý tưởng về xây dựng các khu kinh tế đã được đề xuất tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa VIII) vào tháng 12-1997.

5 năm sau đó, năm 2002, Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) được thí điểm triển khai. Từ đó đến nay, đã có 18 khu kinh tế ven biển phê duyệt, với 15 khu đã hoạt động, sử dụng 730.553 ha mặt đất, mặt nước. Ðó có thể coi là thành công, nhưng chỉ ở góc độ số lượng.

Về chất lượng phát triển, đặc biệt là tổng kết mô hình, thể chế hóa thành chính sách, thì khu kinh tế ven biển vẫn chưa tạo được đột phá. Và đó chính là điều dự thảo Luật Ðơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt muốn giải quyết.

Năm 2014, tại Hội thảo khoa học quốc tế về phát triển đặc khu kinh tế - Kinh nghiệm và cơ hội tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Vương Ðình Huệ, khi ấy đang là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, khẳng định: Phát triển đặc khu kinh tế cần thể chế vượt trội.

Ba năm sau, tháng 11-2017, Phó Thủ tướng Vương Ðình Huệ tiếp tục khẳng định điều đó tại Quốc hội đồng thời bày tỏ sự tin tưởng: Xác suất làm đặc khu kinh tế thành công rất cao.

Còn Bộ trưởng KHÐT Nguyễn Chí Dũng, không giấu sự sốt ruột vì Việt Nam đã đi sau các quốc gia lân cận trong xây dựng các đặc khu kinh tế từ 3-5 thập kỷ: "Ðường đến đặc khu kinh tế không thể kéo dài hơn nữa", Bộ trưởng nhấn mạnh khi trình dự thảo Luật Ðơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Và ở phần nêu ý kiến, Trưởng Ðoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa Lê Xuân Thân cũng bày tỏ: Bắc Vân Phong đã "chờ đợi quá lâu rồi"…

Vâng, đó cũng chính là tâm sự chung của cả ba tỉnh, chủ thể của các đề án thành lập ba đặc khu kinh tế đặt ở Vân Ðồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và Bắc Vân Phong (Khánh Hòa).

Cũng phải nói rằng, nhiều tỉnh, thành phố lớn, trên cả nước đều đang trông ngóng được cởi "chiếc áo thể chế đã quá chật" để tạo sự bứt phá trong phát triển. Ðó là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Ðồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (vùng kinh tế trọng điểm phía nam), Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh (vùng kinh tế trọng điểm phía bắc), và các tỉnh miền trung như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Ðịnh... Sau khi Quốc hội nhấn nút thông qua chính sách đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố còn lại cũng đang chờ được "chuẩn hóa" mô hình để có được cơ hội vàng tăng tốc phát triển.

Nhưng vấn đề là, những đề xuất về cơ chế đặc biệt cho đặc khu kinh tế vẫn chưa được thông qua tại kỳ họp Quốc hội khép lại năm 2017, bởi vẫn chưa có được sự thống nhất về cơ chế, chính sách cho mô hình.

Tất nhiên, ở chiều xuôi, ai cũng hiểu, muốn có sự nhảy vọt về kinh tế cho một mô hình và tạo hiệu ứng lan tỏa tốt thì đòi hỏi chính sách phải có trước hết là sự đột phá. Ðã xuất hiện đề xuất trao cho trưởng đặc khu 116 quyền tự quyết trong các lĩnh vực tài chính, ngân sách, đầu tư công, đầu tư kinh doanh, quy hoạch, xây dựng, đô thị, nhà ở và bất động sản, tài nguyên, môi trường, giao thông vận tải, công nghiệp... Ðồng thời với đó là đề xuất cho thuê đất tới 99 năm trong đặc khu kinh tế, là ưu đãi thuế thấp hơn hẳn mặt bằng quy định chung…

Tuy thế, ở chiều ngược lại, sự tranh luận lại xoáy vào mô hình chính quyền, về mức độ trao quyền cho bộ máy quản lý hành chính tại đặc khu. Tiếp đó là e ngại về những cơ chế đặc khu cần có như đăng ký kinh doanh, thuế, ngành nghề kinh doanh, bảo mật, quyền tài sản… trong đặc khu.

Nếu nói một cách hình ảnh thì đặc khu kinh tế đang bị co kéo bởi hai chiều kích – một bên là nhu cầu của thực tế, khát vọng của địa phương và chiều còn lại những vấn đề học thuật, với quá nhiều yêu cầu phải đạt được lồng trong một mô hình thí điểm.

Kinh nghiệm hơn 30 năm đổi mới đất nước cho thấy, sự chậm trễ trong xây dựng chính sách, trong nhiều trường hợp, đồng nghĩa với đánh mất cơ hội phát triển. Một khi đặt ra yêu cầu về một Nhà nước kiến tạo, trước hết phải ban hành kịp thời những chính sách, luật pháp có tính chất tạo nên bệ đỡ giúp cho tiềm năng tăng trưởng được khơi gợi và cất cánh!

QUỐC DŨNG
Theo nhandan.vn

Các nhà đầu tư đã nhanh chân đầu tư vào du lịch nghỉ dưỡng, đón đầu cơ hội Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế. Ảnh: HOÀNG HÀ Ðối với thế giới, đặc khu kinh tế là mô hình có tính phổ biến, với khoảng 4.500 đặc khu kinh tế tại hơn 140 nền kinh tế. Với Việt Nam, đây vẫn đang là mô hình được kỳ vọng nhiều và cũng thu hút sự tranh luận chưa dứt. Bởi thế, chưa thể trả lời câu hỏi, bao giờ đặc khu kinh tế được luật hóa… Còn nhớ, đã có ý kiến bình luận rằng, điểm nhấn của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, hồi tháng 11-2017, chính là sự xuất hiện của những chính sách mang tên đặc biệt, đặc thù. Quả là kỳ họp đã dành khá nhiều thời gian để bàn thảo về dự thảo Luật Ðơn vị hành chính - kinh

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn