Bên cạnh đóng tàu cho ngư dân theo Nghị định 67 của Chính phủ, hiện nay, Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Cam Ranh (Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh) còn tích cực tìm kiếm đối tác đóng tàu du lịch, sửa chữa tàu nhằm đảm bảo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh: Chủ động để phát triển
Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh: Chủ động để phát triển
Bên cạnh đóng tàu cho ngư dân theo Nghị định 67 của Chính phủ, hiện nay, Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Cam Ranh (Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh) còn tích cực tìm kiếm đối tác đóng tàu du lịch, sửa chữa tàu nhằm đảm bảo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Đẩy mạnh đóng tàu du lịch

Những ngày này, công nhân, kỹ sư Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh (phường Cam Phú, TP. Cam Ranh) đang miệt mài hoàn thiện các công việc còn lại để kịp hạ thủy tàu vỏ thép cho ngư dân Bình Định vào ngày 1-6. Ông Võ Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh cho biết, thời gian gần đây, do đơn đặt hàng nhiều nên công nhân phải làm từ 6 giờ 30 hàng ngày để kịp tiến độ của các chủ tàu.


Tàu vỏ thép đang hoàn thiện tại Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh

Theo ông Tuấn, từ đầu năm đến nay, nhà máy đã bàn giao 3 tàu, gồm: 1 tàu chụp mực cho ngư dân Phú Yên, có công suất 1.000CV, tổng trị giá 16 tỷ đồng; 1 tàu dịch vụ hậu cần cho ngư dân Ninh Thuận, công suất 829CV, tổng trị giá 14,5 tỷ đồng và 1 tàu kéo cho Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân, tổng trị giá 5 tỷ đồng. Hiện nay, nhà máy đang triển khai đóng 6 tàu. Trong đó, ngoài 3 tàu vỏ thép có tổng trị giá khoảng 18 tỷ đồng/tàu, dự kiến sẽ bàn giao vào đầu tháng 6 tới cho các ngư dân Bình Định, nhà máy đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Du lịch Biển Việt (Nha Trang) đóng mới 3 tàu du lịch 2 thân, dự kiến bàn giao lần lượt vào tháng 6 và tháng 7. Đây là tàu đầu tiên nhà máy đóng tàu phục vụ hoạt động du lịch, trong đó toàn bộ máy móc bên trong do Công ty Cổ phần Du lịch Biển Việt đặt ở nước ngoài, Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh chỉ thi công phần vỏ thép; trị giá khoảng 6 tỷ đồng/tàu. Nếu chất lượng và tiến độ đảm bảo, công ty sẽ ký tiếp 7 chiếc tàu du lịch 2 thân còn lại để hoàn thiện 10 chiếc phục vụ hoạt động du lịch.

Ngoài ra, nhà máy cũng mới ký hợp đồng với 3 ngư dân Bình Định để đóng 3 tàu vỏ thép nhưng đang chờ ngân hàng giải ngân. Ở TP. Nha Trang, ông Lê Trứ mới ký với nhà máy đóng 2 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, chiều dài 28m, tổng trị giá 15 tỷ đồng/tàu. Ông cũng đang xin đóng 1 tàu vỏ thép vây đuôi dài 34m, tổng trị giá khoảng 70-80 tỷ đồng. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thẩm định tính hiệu quả của tàu vây đuôi mà ông Trứ xin đóng. Nếu được phê duyệt, đây sẽ là tàu vây đuôi vỏ thép đầu tiên ở Việt Nam.

Liên kết với trường trung cấp nghề

Theo ông Lê Quang Lâm - Tổng Giám đốc Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh, hiện nay, nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, kéo theo các lĩnh vực khác, trong đó có du lịch phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, bên cạnh các hợp đồng đóng tàu theo Nghị định 67, các hợp đồng đóng tàu du lịch, sửa chữa tàu biển cũng phát triển, đặc biệt là tiềm năng đóng tàu du lịch ở Nha Trang và các vùng lân cận rất lớn.

Hiện nay, vấn đề khó khăn của Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh là tuyển dụng lao động, do công nhân của nhà máy không đủ đáp ứng nhu cầu đóng tàu, nhất là khi đóng nhiều chiếc song song nhau. Vì vậy, vài năm nay, nhà máy đã liên kết với nhà thầu phụ để đáp ứng tiến độ của khách hàng. Tuy nhiên, việc này cũng xảy ra nhiều bất cập, trong đó nhà máy không hoàn toàn chủ động được nhân công của mình.

Ông Tuấn cho biết, từ đầu năm 2016, nhà máy đã ký hợp đồng liên kết với Trường Trung cấp Nghề Cam Ranh và Trường Trung cấp Nghề Cam Lâm để đào tạo nghề và tuyển dụng. “Chúng tôi ký hợp đồng với nhà trường để sau khi đào tạo lý thuyết thì sẽ tuyển những học viên tốt nhất, yêu nghề vào nhà máy thực hành. Sau đó, chúng tôi tuyển chọn những học viên xuất sắc nhất để giữ lại nhà máy làm việc. Hiện nay, chúng tôi đã ký hợp đồng lao động nhóm đầu tiên tại Trường Trung cấp Nghề Cam Lâm với 7 học viên và đang tiếp tục đào tạo, tuyển dụng tại Trường Trung cấp Nghề Cam Ranh. Với cơ chế khoán việc, trong khi việc nhiều như hiện nay thì công nhân bậc 3 luôn có thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng”, ông Tuấn cho hay.
Theo baokhanhhoa.com.vn
Bên cạnh đóng tàu cho ngư dân theo Nghị định 67 của Chính phủ, hiện nay, Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Cam Ranh (Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh) còn tích cực tìm kiếm đối tác đóng tàu du lịch, sửa chữa tàu nhằm đảm bảo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đẩy mạnh đóng tàu du lịch Những ngày này, công nhân, kỹ sư Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh (phường Cam Phú, TP. Cam Ranh) đang miệt mài hoàn thiện các công việc còn lại để kịp hạ thủy tàu vỏ thép cho ngư dân Bình Định vào ngày 1-6. Ông Võ Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh cho biết, thời gian gần đây, do đơn đặt hàng nhiều nên công nh&

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn