Ngày 6/9, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên Ba2, với triển vọng được đánh giá “ổn định”. Sức mạnh kinh tế của Việt Nam đang ngày càng tăng lên, thể hiện qua khả năng thu hút FDI bền vững.

Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam
Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam
Moody’s đánh giá, có nhiều yếu tố cho thấy sức mạnh kinh tế của Việt Nam đang ngày càng tăng lên, thể hiện qua khả năng thu hút FDI bền vững và được hưởng lợi từ tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu. (Ảnh minh họa: Reuters)
Moody’s đánh giá, có nhiều yếu tố cho thấy sức mạnh kinh tế của Việt Nam đang ngày càng tăng lên, thể hiện qua khả năng thu hút FDI bền vững và được hưởng lợi từ tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu. (Ảnh minh họa: Reuters)

Theo báo cáo của Moody’s, việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín này nâng hạng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam phản ánh “sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Việt Nam so với các nước cùng mức xếp hạng tín nhiệm và khả năng chống chịu tốt hơn trước các cú sốc kinh tế vĩ mô bên ngoài, thể hiện hiệu quả chính sách được cải thiện”.

Moody's cũng đánh giá xu hướng này sẽ tiếp tục khi nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, đa dạng hóa xuất khẩu và tiếp tục thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến chế tạo.

Kết quả nâng hạng này cũng phản ánh nền tảng tài khóa vững chắc hơn được hỗ trợ bởi chi phí đi vay được kiểm soát, điều hành chính sách tài khóa cẩn trọng và thanh khoản của danh mục nợ Chính phủ được cải thiện.

Moody's đánh giá, năng lực cạnh tranh trong khu vực sản xuất, chế biến chế tạo của Việt Nam ngày càng tăng, và lĩnh vực này cũng vượt trội về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) so với các nước khác trong khu vực, góp phần thúc đẩy thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.

 

Theo Moody's, việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại song phương và khu vực đã khẳng định vị thế ngày càng vững chắc trong chuỗi giá trị toàn cầu.

“Các hiệp định thương mại tự do này sẽ giúp củng cố vị thế cạnh tranh của Việt Nam đối với các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp hơn như giày dép, hàng may mặc và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng khu vực đối với mặt hàng công nghệ với giá trị gia tăng cao hơn, như điện thoại thông minh, máy tính và các sản phẩm điện tử khác”, báo cáo của Moody's cho biết.

Hiệu quả thực thi chính sách tài khóa của Việt Nam cũng được Moody’s đánh giá tích cực, trong đó bao gồm việc chú trọng vào triển khai kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn và tăng cường huy động các nguồn tài chính trong nước với chi phí thấp, trong khi tiếp tục kiểm soát tỷ lệ nợ công ổn định, đồng thời duy trì chính sách tài khóa linh hoạt trong bối cảnh nền kinh tế đang tiếp đà phục hồi.

Theo Moody's
Moody’s đánh giá, có nhiều yếu tố cho thấy sức mạnh kinh tế của Việt Nam đang ngày càng tăng lên, thể hiện qua khả năng thu hút FDI bền vững và được hưởng lợi từ tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu. (Ảnh minh họa: Reuters) Theo báo cáo của Moody’s, việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín này nâng hạng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam phản ánh “sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Việt Nam so với các nước cùng mức xếp hạng tín nhiệm và khả năng chống chịu tốt hơn trước các cú sốc kinh tế vĩ mô bên ngoài, thể hiện hiệu quả chính sách được cải thiện”. Moody's cũng đánh giá xu hướng này sẽ tiếp tục khi nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, đ

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn