Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) dự kiến trình Chính phủ vào tháng 7, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia.
Loại bỏ cơ chế “xin-cho” từ quy định cụ thể
Loại bỏ cơ chế “xin-cho” từ quy định cụ thể
Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) dự kiến trình Chính phủ vào tháng 7, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia.

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện dự thảo luật vẫn còn một số vấn đề chưa rõ ràng và đề nghị bổ sung những điều khoản bảo đảm sự minh bạch trong thực thi để loại bỏ cơ chế “xin-cho”, giúp DN có thể thực sự tiếp cận những quy định hỗ trợ.

Giảm bớt phiền hà cho DN

DNNVV chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp cả nước, có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế. Song lâu nay, nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ khu vực DN này mang tính dàn trải, nguồn lực còn hạn chế dẫn đến chất lượng kinh doanh chưa được cải thiện. Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, dự thảo luật được xây dựng nhằm đưa ra cách tiếp cận hỗ trợ toàn diện cho DNNVV thông qua việc thiết lập đồng bộ các chính sách, chương trình hỗ trợ nhằm tăng số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của khu vực DNNVV. Luật ra đời được kỳ vọng sẽ tạo nên khung khổ pháp lý, là công cụ quan trọng, thúc đẩy cộng đồng DNNVV phát triển.



Công nhân làm việc tại Nhà máy ILMENITE Hoàn Nguyên,
Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị. Ảnh: TTXVN

Kỳ vọng Luật Hỗ trợ DNNVV ra đời với mục tiêu giúp DNNVV phát triển, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để luật thực sự đạt được mục tiêu đề ra, điều quan trọng nhất đó là sự minh bạch, rõ ràng trong từng điều khoản của luật, trên tinh thần luật là để phục vụ DN. “Làm sao để DN nhìn vào luật thấy mình được cái gì chứ không phải đi “xin” như hiện nay nữa”, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà nhấn mạnh.
Xoáy sâu vào đề nghị này, đại diện nhiều DN lập luận, từ trước tới nay, có nhiều chính sách hỗ trợ DN được ban hành, song điều khoản, quy định chưa thực sự chặt chẽ, còn “khe hở”; nếu chỉ dựa vào sự công minh của đơn vị quản lý Nhà nước thì DN khó tiếp cận được những ưu đãi cần thiết. Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Đệ dẫn chứng, từ trước tới nay, các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV của Chính phủ có nhiều, nhưng không “ngấm” xuống địa phương. Ở Thanh Hóa, nhiều khi DN như “cá nằm trên thớt” khi đạo đức thực thi công vụ còn hạn chế, thường xảy ra tình trạng chèn ép DN. “Luật thì tốt, nhưng nếu đội ngũ thực thi pháp luật không thay đổi thì Luật Hỗ trợ DNNVV khi ra đời cũng chỉ để cho có mà thôi. Do vậy, cần loại bỏ ngay cơ chế "xin-cho" ở các địa phương bằng cách quy định cụ thể, rõ ràng các điều khoản trong luật; đồng thời siết chặt đạo đức thực thi công vụ, thậm chí cần thiết phải sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện hành”, ông Nguyễn Văn Đệ đề xuất.
Góp ý vào các vấn đề cụ thể, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ góp ý, dự thảo luật nên xem xét lại tiêu chí xác định DNNVV, đó là nên lấy tiêu chí doanh thu trên từng nhóm lĩnh vực để xác định đối tượng DNNVV thay vì tiêu chí về tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm của DN; bởi quy định thế này, DN có thể tìm cách “lách” để được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ. Ông Phạm Đình Đoàn phân tích: “Có những trường hợp, DN buôn vàng, số lao động không lớn, chỉ vài chục người, nhưng doanh thu vẫn đạt tới 3.000 tỷ đồng/năm. Những DN kiểu này theo dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV nếu áp theo tiêu chí vốn hoặc số lao động thì đều thuộc diện được hỗ trợ. Nếu để như vậy, có DN sẽ lựa chọn nhỏ mãi để được hưởng hỗ trợ mà không muốn lớn”.
Một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của DN trong dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV hiện nay là nội dung hỗ trợ tín dụng như thế nào, đặc biệt là về Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN. Ông Nguyễn Văn Đệ cho biết, thực tế hiện nay ở địa phương cũng đã có quỹ này, song làm việc không hiệu quả. Mặc dù quỹ đứng ra bảo lãnh song khi DN đến vay tiền tại ngân hàng, ngân hàng vẫn yêu cầu DN phải đáp ứng đầy đủ các quy định thông thường. “Nếu đủ điều kiện thì chúng tôi cần gì bảo lãnh. Còn nếu đủ thủ tục để vay ngân hàng thì cần gì phải quỹ hỗ trợ. Điều này khiến cho việc bảo lãnh trở nên dư thừa, thậm chí tạo thêm gánh nặng cho DN. Để tránh vòng luẩn quẩn trên, quy định về Quỹ bảo lãnh trong Luật hỗ trợ DNNVV phải chặt chẽ từ đầu, quỹ đã bảo lãnh rồi thì ngân hàng phải giảm bớt thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho DN”, ông Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh. Có cùng mong muốn nêu trên, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực chỉ ra rằng, thủ tục rườm rà chính là rào cản khiến DN không được lợi từ các quỹ hỗ trợ. “Đó là câu chuyện chồng chéo trong thẩm định. Làm sao để chỉ cần thẩm định một lần rồi công nhận kết quả lẫn nhau để bớt phiền hà cho DN”, ông chia sẻ.
Thừa nhận vấn đề DNNVV khó tiếp cận vốn, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc chia sẻ, các DN phản ánh để nhận được hỗ trợ tín dụng là một hành trình đầy gian nan, thậm chí là rủi ro vì chi phí bỏ ra lớn. Vì vậy, điều ông mong muốn ở dự luật này là làm sao DN có được hai chữ “bình đẳng” và bỏ đi hai chữ “xin-cho”.

Tránh lợi dụng chính sách để nhận hỗ trợ không đúng

Khẳng định việc hỗ trợ DNNVV là cần thiết, cấp bách, song nhiều ý kiến cho rằng, ngoài trách nhiệm của Nhà nước, luật cần bổ sung những quy định cụ thể về trách nhiệm của DN. “Nhận hỗ trợ xong, doanh nghiệp có tương lai phát triển và có thực sự phát triển được không? Nếu chỉ tập trung cố gắng hỗ trợ mà không xem xét hiệu quả hoạt động thì việc hỗ trợ DNNVV có thể biến thành từ thiện cho doanh nghiệp và vô hình trung, Chính phủ sẽ trở thành một quỹ từ thiện lớn”-ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái đặt câu hỏi.
Bổ sung vào ý trên, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhấn mạnh, chất lượng hoạt động của DNNVV cần được quan tâm sâu sát. Do vậy, đề nghị bổ sung thêm điều khoản DNNVV sẽ phải hoàn trả các ưu đãi vào nội dung, DNNVV có nghĩa vụ bố trí nguồn lực để tiếp nhận và tổ chức thực hiện có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước tại Điều 7 về Quyền và nghĩa vụ của DNNVV. Quy định này rất quan trọng vì như thế sẽ tránh được việc lợi dụng chính sách để được nhận hỗ trợ không đúng đối tượng, đồng thời DN có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng nguồn lực hỗ trợ. Cũng theo ông Cấn Văn Lực, từ trước tới nay đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ DN nhưng khi đánh giá hiệu quả của chính sách thì chủ yếu theo mô hình các bộ, ngành tự đánh giá lẫn nhau. Vì vậy, đối với Luật Hỗ trợ DNNVV, ông Lực đề nghị cần có một cơ quan tư vấn, đánh giá, thẩm định riêng, độc lập nhằm bảo đảm tính hiệu quả, minh bạch, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Còn theo ông Trần Văn Quang, Vụ phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện chưa có chế tài kiểm soát và hậu kiểm các hoạt động theo ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký, dẫn đến tình trạng có rất nhiều DN đăng ký nội dung kinh doanh nhưng một số nội dung lại chưa hề hoạt động, làm ảnh hưởng tới vấn đề hoạch định chiến lược phát triển của Nhà nước. Vì vậy, cần có chế tài xử phạt đối với DN đăng ký ngành nghề kinh doanh nhưng không hoạt động.
Theo đề cương dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV hoàn thiện ngày 7-7, Luật Hỗ trợ DNNVV có 5 chương, 33 điều. Trong đó, tập trung hỗ trợ các DN ở các nội dung như: Cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính; hỗ trợ tiếp cận tín dụng, tài chính, mặt bằng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực công nghệ, xúc tiến và mở rộng thị trường, thông tin tư vấn và phát triển nguồn nhân lực...
Theo qdnd.vn
Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) dự kiến trình Chính phủ vào tháng 7, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện dự thảo luật vẫn còn một số vấn đề chưa rõ ràng và đề nghị bổ sung những điều khoản bảo đảm sự minh bạch trong thực thi để loại bỏ cơ chế “xin-cho”, giúp DN có thể thực sự tiếp cận những quy định hỗ trợ. Giảm bớt phiền hà cho DN DNNVV chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp cả nước, có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế. Song lâu nay, nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ khu vực DN này mang tính dàn trải, nguồn lực còn hạn chế dẫn đến chất lượng kinh doanh chưa được cải thiện. Chính vì vậy,

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn