Quý I/2022, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Khánh Hòa có những chuyển biến, nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, tạo đà cho sự phát triển chung của những tháng tiếp theo để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8,5%.

Kinh tế có dấu hiệu khởi sắc
Kinh tế có dấu hiệu khởi sắc

Quý I/2022, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Khánh Hòa có những chuyển biến, nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, tạo đà cho sự phát triển chung của những tháng tiếp theo để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8,5%.


Nhiều chỉ tiêu tăng


Theo báo cáo của UBND tỉnh, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, tình hình KT-XH của tỉnh trong quý I có dấu hiệu khởi sắc; nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 4,6%; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 6,5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 7,1%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tăng 3,1%; nổi bật nhất là doanh thu du lịch tăng khoảng 55,2%.

 

Hoạt động của Công ty TNHH Đóng tàu Hyundai Việt Nam.

Hoạt động của Công ty TNHH Đóng tàu Hyundai Việt Nam.


Trong quý, các doanh nghiệp ở Khu Kinh tế Vân Phong và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã hoạt động trở lại. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành tập trung rà soát, giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện có như: Hạ tầng Khu Công nghiệp Ninh Thủy, các cụm công nghiệp Sông Cầu, Diên Thọ, Trảng É, Ninh Xuân...; tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp nhằm tạo động lực phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh.


Ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá, tình hình KT-XH quý I có nhiều khởi sắc là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự đoàn kết, đồng lòng của các cấp, ngành, địa phương. Đặc biệt, Khánh Hòa đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 53 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Qua đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09, ngày 28-1-2022 về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là động lực khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm phục hồi và phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian tới.


Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp


Mặc dù tình hình phát triển kinh tế của tỉnh đã có những thuận lợi nhất định, song từ nay đến cuối năm vẫn còn nhiều khó khăn. Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, nếu không quyết liệt, tập trung thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ, giải pháp thì có thể làm chậm phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, rủi ro lạm phát, nợ xấu gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu luôn tiềm ẩn. Tình hình chiến sự căng thẳng giữa Nga và Ukraine gây nhiều khó khăn cho các hoạt động du lịch, xuất khẩu trong thời gian tới. Giá xăng, dầu cùng các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất liên tục tăng đã gây áp lực đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tăng trưởng chung.

 

Ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Trong những tháng tiếp theo, việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công gắn với trách nhiệm người đứng đầu sẽ là một trong những giải pháp trọng tâm cho phát triển kinh tế. Các cấp, ngành phải quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, nhất là về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; bảo đảm giải ngân hết số vốn được giao, không để nảy sinh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí nguồn lực. Đồng thời, tiếp tục theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm của quốc gia, của tỉnh, đảm bảo chất lượng và tiến độ quy định.

Để các chỉ tiêu kinh tế tiếp tục tăng trong quý II, UBND tỉnh xác định sẽ tập trung thực hiện hiệu quả các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; bảo đảm an dân, an sinh, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách theo quy định của Chính phủ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn do dịch bệnh, nhanh chóng hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, lao động. UBND tỉnh tập trung triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp tục chuẩn bị đầy đủ nguồn lực phục vụ công tác xây dựng thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển tỉnh Khánh Hòa.

UBND tỉnh cũng sẽ thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình thế giới và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương để kịp thời xây dựng các giải pháp nhằm chủ động đối phó, thích ứng, duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế của tỉnh; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đẩy nhanh tiến độ khắc phục, xử lý đối với các dự án có vi phạm qua kết luận thanh tra, kiểm tra.


Cùng với đó, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với công tác lập quy hoạch chung; phê duyệt hoàn thành các quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030; tiến hành rà soát, điều chỉnh và tiến tới phủ kín quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với người có công, công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; chú trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.

 

 

ĐÌNH LÂM

 

Quý I/2022, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Khánh Hòa có những chuyển biến, nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, tạo đà cho sự phát triển chung của những tháng tiếp theo để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8,5%. Nhiều chỉ tiêu tăng Theo báo cáo của UBND tỉnh, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, tình hình KT-XH của tỉnh trong quý I có dấu hiệu khởi sắc; nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 4,6%; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 6,5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 7,1%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tăng 3,1%; nổi bật nhất là doanh thu du lị

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn