Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định phát triển hạ tầng giao thông là một trong ba đột phá chiến lược cần thực hiện trong 5-10 năm tới. Nghị quyết đặt mục tiêu đầy tham vọng: Đến năm 2030, cả nước phải có ít nhất 5.000km cao tốc, trong khi giai đoạn 2000-2021, cả nước mới hoàn thành hơn 1.100km đường cao tốc.

 

Hiện thực hóa "giấc mơ" 3.000km đường cao tốc
Hiện thực hóa "giấc mơ" 3.000km đường cao tốc
Thi công cao tốc đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết, gói thầu XL-03.
Thi công cao tốc đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết, gói thầu XL-03.

Nghị quyết cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 tổng chiều dài đường cao tốc cả nước đạt 3.000km, nghĩa là trong 3 năm tới phải xây dựng thêm 1.300km.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, với tinh thần đầy quyết tâm, đã tạo động lực lan tỏa từ Quốc hội, Chính phủ tới các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan, dấy lên làn sóng thi đua, phấn đấu hoàn thành, đưa các công trình trọng điểm về đích. Việc triển khai đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được đặc biệt chú trọng với tư duy mới, cách làm mới, bảo đảm cả 3 mục tiêu "chất lượng, tiến độ, hiệu quả".

Ngay sau Đại hội Đảng lần thứ XIII, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng chương trình hành động, xác định nhiệm vụ chính và đề ra giải pháp khả thi, khắc phục khó khăn phát sinh nhằm hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ. Cả hệ thống chính trị được huy động vào cuộc theo phương châm "vướng mắc đến đâu, gỡ ngay đến đấy" như tinh thần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

Nhờ vậy, chỉ trong nửa nhiệm kỳ, cả nước đã hoàn thành hơn 600km đường cao tốc, nâng tổng chiều dài các tuyến đường bộ cao tốc trên cả nước lên 1.700km, trong khi hơn chục năm trước, cả nước chỉ hoàn thành khoảng 1.100km. Cụ thể, các dự án được đưa vào khai thác trong 2,5 năm qua gồm: Cao Bồ-Mai Sơn (15km), Cam Lộ-La Sơn (98km), Mai Sơn-quốc lộ 45 (gần 63km), Vĩnh Hảo-Phan Thiết (101km), Phan Thiết-Dầu Giây (101km), Nha Trang-Cam Lâm (50km), Vân Đồn-Móng Cái (80km) và Trung Lương-Mỹ Thuận (51km)…

Với sự quyết liệt, không thỏa hiệp về tiến độ, đúng dịp lễ 30/4, 2 dự án cao tốc Mai Sơn-quốc lộ 45 và Phan Thiết-Dầu Giây với tổng chiều dài tuyến đường hơn 163km đã được thông xe. Chỉ trước đó vài tháng, 2 dự án còn ngổn ngang, không ai tin dự án sẽ kịp hoàn thành theo kế hoạch. Các dự án thành phần cao tốc bắc-nam (giai đoạn I) hoàn thành đưa vào khai thác "đúng hẹn" thật sự là kỳ tích của ngành giao thông, với hành trình vượt qua quá nhiều khó khăn chưa từng có trong lịch sử.

Khi đồng loạt triển khai các dự án tại nhiều địa phương, trong thời gian ngắn đã gia tăng đột biến nhu cầu vật liệu, gây áp lực lớn đến nguồn cung. Cơ quan quản lý đã kịp thời ban hành cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc, giúp giảm sức nóng về nguồn cung và điều tiết giá cả thị trường.

Giám đốc điều hành dự án cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết Phạm Quốc Huy nhớ lại: Giữa tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng kiểm tra công trường, nắm được tình hình thiếu nguồn đất đắp, ngay lập tức đề nghị lãnh đạo tỉnh Bình Thuận báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị xử lý, đồng thời Bộ Giao thông vận tải cũng có báo cáo gửi cấp có thẩm quyền. Chỉ sau hai tuần, Chính phủ đã ban hành nghị quyết mới để khơi thông nguồn đất đắp cho dự án Vĩnh Hảo-Phan Thiết, giải quyết "thần tốc" bế tắc về nguồn vật liệu trong thời gian dài.

Từ giữa năm 2022, Bộ Giao thông vận tải đã mạnh dạn giao nhiệm vụ chủ đầu tư cho các ban quản lý dự án. Đây được đánh giá là một trong những giải pháp có tính đột phá nhằm tối ưu thời gian triển khai dự án. Giữ vai trò chủ đầu tư, trách nhiệm của ban quản lý dự án được nâng lên rất lớn, đảm nhận việc thẩm định, phê duyệt,… trước đó là thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải, giúp tiến độ xử lý hồ sơ nhanh chóng, kịp thời hơn.

 

Tại kỳ họp bất thường đầu năm 2022, Quốc hội khóa XV tiếp tục thông qua chủ trương đầu tư 729km đường cao tốc bắc-nam phía đông (giai đoạn II), cùng hàng loạt cơ chế đặc thù về đầu tư hạ tầng giao thông, giúp rút ngắn các quy trình thủ tục, cho phép phân cấp, phân quyền nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án,... Điển hình là cơ chế giao Bộ trưởng Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có thẩm quyền tổ chức thu hồi đất, bồi thường, tái định cư áp dụng hình thức chỉ định thầu trong hai năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp thuộc dự án cao tốc bắc-nam (giai đoạn II). Lần đầu tiên, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, trực tiếp do Thủ tướng Chính phủ là Trưởng Ban Chỉ đạo, được thành lập để tổ chức lãnh đạo, kết nối công việc, đôn đốc, xử lý dứt điểm các vướng mắc.

Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, tổng chiều dài đường cao tốc của cả nước đạt 3.000km, yêu cầu đặt ra trong ba năm tới là phải triển khai thêm khoảng 1.300km. Với nỗ lực không ngừng nghỉ, việc đầu tư xây dựng các dự án giao thông đang bám sát kế hoạch, từng bước cụ thể hóa mục tiêu trên. Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư sáu dự án đường cao tốc (cao tốc bắc-nam giai đoạn 2021-2025, Biên Hòa-Vũng Tàu, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và Vành đai 4 Vùng Thủ đô) với tổng chiều dài khoảng 1.300km.

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, tổng chiều dài đường cao tốc của cả nước đạt 3.000km, yêu cầu đặt ra trong ba năm tới là phải triển khai thêm khoảng 1.300km. Với nỗ lực không ngừng nghỉ, việc đầu tư xây dựng các dự án giao thông đang bám sát kế hoạch, từng bước cụ thể hóa mục tiêu trên.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương đã và đang hoàn thành các thủ tục để chuẩn bị khởi công xây dựng khoảng 700km đường cao tốc; thu xếp nguồn vốn "gối đầu" để sau năm 2025 triển khai thêm khoảng 900km, đáp ứng nhiệm vụ đến năm 2030, tổng chiều dài đường bộ cao tốc Việt Nam đạt đến 5.000km.

Với chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền được Chính phủ chỉ đạo, vai trò của địa phương trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng giai đoạn 2021-2030 ngày càng được khẳng định. Đơn cử, trong 900km đường cao tốc dự kiến triển khai sau năm 2025, các địa phương được phân cấp thực hiện chiếm đến hơn 80% (khoảng 750km). Cơ chế này được đánh giá vừa giúp Bộ chuyên ngành "chia lửa" áp lực, vừa tăng tính trách nhiệm trong huy động nguồn lực triển khai dự án. Thực tế thời gian qua, việc phân cấp cho địa phương triển khai thực hiện một số dự án cao tốc như Hạ Long-Vân Đồn, Vân Đồn-Móng Cái, Bắc Giang-Lạng Sơn,… đã thành công, đáp ứng kỳ vọng.

Dự kiến, trong năm nay sẽ có 5 dự án giao thông lớn hoàn thành, đưa vào khai thác gồm quốc lộ 45-Nghi Sơn (43km), Nghi Sơn-Diễn Châu (50km), cầu Mỹ Thuận 2 (6,6km), Mỹ Thuận-Cần Thơ (23km), Tuyên Quang-Phú Thọ (40km). Sang năm 2024, tiếp tục có thêm 2 dự án Diễn Châu-Bãi Vọt (49km) và Cam Lâm-Vĩnh Hảo (78km) đưa vào khai thác. Năm 2025, hoàn thành các dự án cao tốc giai đoạn II (729km) và phấn đấu hoàn thành các dự án Bến Lức-Long Thành (58km); Hòa Liên-Túy Loan (12km), Hữu Nghị-Chi Lăng (43km),…

Dự kiến, trong năm nay sẽ có 5 dự án giao thông lớn hoàn thành, đưa vào khai thác gồm quốc lộ 45-Nghi Sơn (43km), Nghi Sơn-Diễn Châu (50km), cầu Mỹ Thuận 2 (6,6km), Mỹ Thuận-Cần Thơ (23km), Tuyên Quang-Phú Thọ (40km). Sang năm 2024, tiếp tục có thêm 2 dự án Diễn Châu-Bãi Vọt (49km) và Cam Lâm-Vĩnh Hảo (78km) đưa vào khai thác.

Đầu tháng 6 vừa qua, 3 dự án cao tốc trục ngang trọng điểm gồm Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Biên Hòa-Vũng Tàu bắt đầu được gấp rút hoàn thiện các bước cuối cùng để lựa chọn nhà thầu, đạt đủ các điều kiện khởi công. Theo tiến độ đề ra, đến năm 2026, cả nước đưa vào khai thác 5 dự án cao tốc trục ngang trọng điểm và đường vành đai gồm: Châu Đốc-Sóc Trăng-Cần Thơ, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Biên Hòa-Vũng Tàu, vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Vùng Thủ đô do các địa phương triển khai, tổng chiều dài 549km. Cùng các dự án khác đang chuẩn bị đầu tư, đến năm 2030, cả nước sẽ có khoảng 5.000km đường cao tốc, phân bổ đồng đều trên các khu vực, vùng miền.

Thi công cao tốc đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết, gói thầu XL-03. Nghị quyết cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 tổng chiều dài đường cao tốc cả nước đạt 3.000km, nghĩa là trong 3 năm tới phải xây dựng thêm 1.300km. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, với tinh thần đầy quyết tâm, đã tạo động lực lan tỏa từ Quốc hội, Chính phủ tới các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan, dấy lên làn sóng thi đua, phấn đấu hoàn thành, đưa các công trình trọng điểm về đích. Việc triển khai đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được đặc biệt chú trọng với tư duy mới, cách làm mới, bảo đảm cả 3 mục tiêu "chất lượng, tiến độ, hiệu quả". Ngay sau Đại hội Đảng lần thứ XIII, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng chương trình hành động, xác đ

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn