Nước ta có 3.260km bờ biển, hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ với nguồn tài nguyên thiên nhiên biển vô cùng phong phú. Đảng, Nhà nước cũng đã nhận thấy rõ tiềm năng, lợi thế do biển mang lại, nên đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn để thúc đẩy kinh tế biển nước ta phát triển.

Đột phá để phát triển kinh tế biển
Đột phá để phát triển kinh tế biển
Nước ta có 3.260km bờ biển, hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ với nguồn tài nguyên thiên nhiên biển vô cùng phong phú. Đảng, Nhà nước cũng đã nhận thấy rõ tiềm năng, lợi thế do biển mang lại, nên đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn để thúc đẩy kinh tế biển nước ta phát triển. Tại Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020, Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

Thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển, các địa phương ven biển đã có nhiều nỗ lực khai thác, phát triển kinh tế biển. Đã có địa phương phát triển mạnh du lịch biển, khai thác và nuôi trồng hải sản, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách và cải thiện đáng kể chất lượng sống của người dân. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận, kinh tế biển Việt Nam vẫn chưa phát triển đủ mạnh và tương xứng với tiềm năng, lợi thế biển của Việt Nam, cuộc sống của người dân vùng biển và ven biển ở nhiều nơi vẫn còn khó khăn, thiếu thốn. Nếu không có giải pháp kịp thời, mục tiêu trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển vào năm 2020 của chúng ta sẽ khó đạt được.

Ảnh minh họa: chinhphu.vn.
Vì thế, chúng ta cần có những thay đổi trong tư duy và chiến lược phát triển kinh tế biển. Phải chuyển nhanh từ phương thức đánh bắt truyền thống sang phương thức đánh bắt hiện đại, coi trọng chất lượng hơn số lượng hải sản đánh bắt; tăng cường nuôi trồng các loại hải sản cao cấp, có giá trị thương mại cao. Bên cạnh việc hỗ trợ bằng chính sách, bằng vốn vay để ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững ngư trường truyền thống và tăng thu lợi nhuận, chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ hình thành các khu hậu cần nghề biển như chế biến, thu mua, cung cấp nhiên liệu tại chỗ...
Để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, người dân vùng biển và ven biển cần được hướng dẫn để dần thay đổi cách ứng phó thụ động với thiên tai sang ứng phó chủ động để phát triển kinh tế ngay cả trong điều kiện thiên tai.
Cùng với đó, cũng cần đẩy mạnh phát triển du lịch biển, thường xuyên và chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, liên tục đổi mới sản phẩm du lịch cũng như chất lượng phục vụ du khách. Muốn vậy, chính quyền các cấp cần tích cực hơn trong việc đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng cơ bản ở các vùng ven biển. Đặc biệt, cần có phương thức khai thác lợi ích thương mại từ bờ biển để đáp ứng nhu cầu hội nhập, giao thương hàng hóa quốc tế ngày càng lớn, đưa nước ta trở thành điểm trung chuyển hàng hóa lớn của khu vực và thế giới.
Đương nhiên, phát triển kinh tế biển là việc lớn, không phải việc một sớm một chiều, nhưng thời gian không chờ đợi ai. Nếu không nỗ lực hết sức mình, không nhanh chóng nắm bắt cơ hội, sự tụt hậu của chúng ta so với bạn bè trong khu vực và trên thế giới về kinh tế biển sẽ càng xa hơn. Khi ấy, mục tiêu trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển sẽ càng khó đạt được hơn.
Theo qdnd.vn
Nước ta có 3.260km bờ biển, hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ với nguồn tài nguyên thiên nhiên biển vô cùng phong phú. Đảng, Nhà nước cũng đã nhận thấy rõ tiềm năng, lợi thế do biển mang lại, nên đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn để thúc đẩy kinh tế biển nước ta phát triển. Tại Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020, Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển, các địa phương ven biển đã có nhiều nỗ lực khai thác, phát triển kinh tế biển. Đã có địa phương phát triển mạnh du lịch biển, khai th&aacute

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn