Các đại biểu tham dự cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về y tế và kinh tế thành viên APEC đều thống nhất rằng đầu tư cho sức khỏe là đầu tư cho phát triển và đầu tư đúng lúc, đúng chỗ sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đầu tư cho sức khỏe là động lực phát triển kinh tế
Đầu tư cho sức khỏe là động lực phát triển kinh tế
Các đại biểu tham dự cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về y tế và kinh tế thành viên APEC đều thống nhất rằng đầu tư cho sức khỏe là đầu tư cho phát triển và đầu tư đúng lúc, đúng chỗ sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Ngày 24/8 tại TPHCM, sau 2 ngày làm việc, cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về y tế và kinh tế trong khuôn khổ chương trình Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp (SOM 3) và các cuộc họp liên quan thuộc APEC 2017 đã kết thúc.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Phạm Lê Tuấn, các đại biểu đã thảo luận về vấn đề bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân nhằm bảo đảm tất cả mọi người dân được sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng khi cần mà không phải đối mặt với các khó khăn về tài chính. Đây là mục tiêu đã và đang được thực hiện rộng rãi trên toàn cầu và ở các nền kinh tế thành viên APEC. Các đại biểu cũng đã thảo luận các quan điểm về đổi mới tài chính y tế, tạo môi trường pháp lý và chính sách phù hợp để phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu lực, hiệu quả.

Các đại biểu đều thống nhất rằng đầu tư cho sức khỏe là đầu tư cho phát triển và đầu tư đúng lúc, đúng chỗ sẽ là động lực, đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế. Do vậy, đầu tư cho chăm sóc sức khỏe cần được xác định là một ưu tiên trọng tâm để tăng năng suất lao động xã hội. Từ các lợi ích kinh tế cũng cần đầu tư lại cho chăm sóc sức khỏe. Để y tế được ưu tiên đầu tư thích đáng, cần đánh giá, đo lường lợi ích xã hội và kinh tế từ đầu tư công cho y tế.

Các đại biểu cũng đánh giá nguồn tài chính công từ ngân sách Nhà nước và bảo hiểm y tế là nền tảng để thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Trong bối cảnh nguồn tài chính công còn hạn chế ở một số nền kinh tế thành viên APEC, cần có các cơ chế huy động nguồn tài chính bổ sung nhằm mở rộng bao phủ chăm sóc sức khỏe cho mọi nhóm dân cư. Các nền kinh tế cần xem xét lựa chọn các cơ chế tài chính phù hợp với bối cảnh chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội và đặc thù của hệ thống y tế.

Bên cạnh huy động các nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe, các đại biểu dự cuộc họp cũng đánh giá, việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đóng vai trò quan trọng, có thể mang lại tiết kiệm đáng kể chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các dịch vụ y tế. Một số kinh nghiệm quốc tế được trình bày tại cuộc họp cũng cho thấy, hệ thống y tế có thể đạt được kết quả sức khỏe cao hơn nhờ sử dụng có hiệu quả nguồn lực. Ví dụ trong bối cảnh gia tăng các bệnh không lây nhiễm và già hóa dân số, cần chuyển hướng chăm sóc sức khỏe tập trung vào bệnh viện sang chăm sóc sức khỏe tại y tế cơ sở.

Ông Phạm Lê Tuấn cho biết, các thành viên nền kinh tế APEC tái khẳng định cam kết thực hiện Sáng kiến vì một châu Á - Thái Bình Dương khỏe mạnh năm 2020 (HAP 2020) khởi xướng từ năm 2014, trong đó kêu gọi xây dựng theo hướng tiếp cận sức khỏe với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và toàn khu vực. Cuộc họp cũng thảo luận một số sáng kiến và hợp tác đang được triển khai để đạt được các mục tiêu đề ra; trong đó, để thực hiện các sáng kiến này, cần tăng cường phối hợp đa ngành, kết hợp công - tư.

Theo ông Phạm Lê Tuấn, kết quả của cuộc họp này sẽ được tổng hợp vào Tuyên bố chung và khuyến nghị gửi Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC và Hội nghị cấp cao APEC tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11 tới.
Theo chinhphu.vn
Các đại biểu tham dự cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về y tế và kinh tế thành viên APEC đều thống nhất rằng đầu tư cho sức khỏe là đầu tư cho phát triển và đầu tư đúng lúc, đúng chỗ sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng Ngày 24/8 tại TPHCM, sau 2 ngày làm việc, cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về y tế và kinh tế trong khuôn khổ chương trình Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp (SOM 3) và các cuộc họp liên quan thuộc APEC 2017 đã kết thúc. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Phạm Lê Tuấn, các đại biểu đã thảo luận về vấn đề bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân nhằm bảo đảm tất cả mọi người dân được sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng khi cần mà không phải đối mặt với các khó khăn

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn