Để tiêu thụ nông sản trên thị trường quốc tế, người sản xuất phải nắm rõ các yêu cầu khắt khe của từng thị trường về nguồn gốc nông sản. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho nông sản tỉnh Khánh Hòa có thể xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường nước ngoài.

Cơ hội xuất khẩu nông sản chính ngạch
Cơ hội xuất khẩu nông sản chính ngạch

Để tiêu thụ nông sản trên thị trường quốc tế, người sản xuất phải nắm rõ các yêu cầu khắt khe của từng thị trường về nguồn gốc nông sản. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho nông sản tỉnh Khánh Hòa có thể xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường nước ngoài.


Yêu cầu bắt buộc


Hiện nay, hầu hết các thị trường nhập khẩu rau củ, trái cây tươi đều yêu cầu các loại nông sản nhập khẩu phải truy xuất được vùng trồng, có nghĩa là phải có mã số vùng trồng. Đây là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói được triển khai thực hiện theo quy định, yêu cầu của nước nhập khẩu. Chẳng hạn, để trái xoài Cam Lâm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thì phải được gắn mã số vùng trồng. Trên mã số có đầy đủ thông tin về việc trái xoài được sản xuất như thế nào, chất lượng ra sao? sử dụng các loại phân bón, thuốc hóa học nào? được trồng ở vùng nào (chỉ dẫn địa lý)? Tất cả các chỉ tiêu về chất lượng, mẫu mã, các mầm mống dịch hại (nếu có) phải nằm trong tiêu chuẩn do Nhật Bản quy định. Trái xoài Cam Lâm chỉ có thể vào được thị trường Nhật Bản khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn này.

 

Sầu riêng Khánh Sơn được cấp mã số vùng trồng.

Sầu riêng Khánh Sơn được cấp mã số vùng trồng.


Theo ông Trần Thiện Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, tùy vào từng thị trường sẽ có những hàng rào kỹ thuật khác nhau, nhưng tựu trung trái cây, rau củ của Việt Nam muốn xuất khẩu chính ngạch sang các nước khác cần bảo đảm truy xuất được đến từng vùng trồng, cơ sở đóng gói về những loại sinh vật gây hại phát hiện trên vùng trồng, các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được sử dụng, đặc biệt là ghi nhận về những loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã sử dụng.


Theo ông Lê Bá Ninh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài việc đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, việc hình thành các mã số vùng trồng nội địa phục vụ tiêu thụ nông sản trong nước cũng quan trọng và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh.


Cần đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng


Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện nay, toàn tỉnh có hơn 8.000ha xoài, trong đó gần 6.800ha đang cho thu hoạch với sản lượng hơn 38.000 tấn/năm; hơn 2.000ha sầu riêng, chủ yếu ở Khánh Sơn với gần 800ha đang cho thu hoạch, sản lượng hàng năm gần 6.500 tấn; gần 1.500ha bưởi da xanh, trong đó có 760ha đang cho thu hoạch, với sản lượng hơn 3.000 tấn/năm. Ngoài ra, còn có các loại nông sản được đánh giá cao, như: Măng cụt, tỏi, ớt, mía tím, chuối, mít, quýt đường, cam xoàn...

 

<p style=

Cánh đồng lúa ở xã Vạn Phú - 1 trong 2 xã đã được cấp mã số vùng trồng lúa của huyện Vạn Ninh. Ảnh: THANH HẢI


Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 21 mã số vùng trồng xoài Úc, sầu riêng, lúa xuất khẩu vào thị trường Úc, Hoa Kỳ, New Zealand, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và 3 mã số cơ sở đóng gói xoài Úc, sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU. Trong đó, có 17 mã số vùng trồng xoài với diện tích khoảng 4.000ha để xuất khẩu sang thị trường Úc, New Zealand, Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU; 2 mã số vùng trồng sầu riêng với diện tích 90,5ha để xuất khẩu sang Trung Quốc; 2 mã số vùng trồng lúa tại Vạn Ninh với diện tính 24,8ha để xuất khẩu sang EU; 2 mã số cơ sở đóng gói xoài để xuất khẩu sang Trung Quốc, EU và 1 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.


Theo ông Trần Thiện Hùng, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền về mã số vùng trồng, các cơ quan chuyên môn sẽ xây dựng sổ tay hướng dẫn sản xuất tại mã số vùng trồng nhằm phổ biến các thông tin về quy định của một số nước nhập khẩu và quy trình sản xuất cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Đồng thời, trang bị cho người sản xuất, cán bộ nông nghiệp, cán bộ quản lý ở cơ sở, các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh, sản xuất nông sản kiến thức về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng; sản xuất theo hướng VietGAP, ghi chép và hoàn thiện các hồ sơ liên quan trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu; duy trì chất lượng của vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số.

 

Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tuyên truyền và kiểm tra, giám sát về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025. Kế hoạch đề ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025, có 55% diện tích xoài, 10% diện tích bưởi, 40% diện tích sầu riêng được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu; 50% diện tích bưởi, 50% diện tích sầu riêng, 20% diện tích xoài, 70% diện tích táo, 20% diện tích lúa và rau màu được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ trong nước. Phấn đấu tất cả các vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi được cấp mã số phục vụ thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa đều được duy trì; không có trường hợp bị thu hồi hoặc hủy mã số.


Hồng Đăng

 

Để ti&ecirc;u thụ n&ocirc;ng sản tr&ecirc;n thị trường quốc tế, người sản xuất phải nắm r&otilde; c&aacute;c y&ecirc;u cầu khắt khe của từng thị trường về nguồn gốc n&ocirc;ng sản. Trong đ&oacute;, việc cấp m&atilde; số v&ugrave;ng trồng l&agrave; cơ sở quan trọng để đảm bảo cho n&ocirc;ng sản tỉnh Kh&aacute;nh H&ograve;a c&oacute; thể xuất khẩu ch&iacute;nh ngạch sang c&aacute;c thị trường nước ngo&agrave;i. Y&ecirc;u cầu bắt buộc Hiện nay, hầu hết c&aacute;c thị trường nhập khẩu rau củ, tr&aacute;i c&acirc;y tươi đều y&ecirc;u cầu c&aacute;c loại n&ocirc;ng sản nhập khẩu phải truy xuất được v&ugrave;ng trồng, c&oacute; nghĩa l&agrave; phải c&oacute; m&atilde; số v&ugrave;ng trồng. Đ&acirc;y l&agrave; m&atilde; số định danh cho một v&ugrave;ng trồng trọt nhằm theo d&otilde;i v&agrave; kiểm so&aacute;t t&igrave;nh h&igrave;nh sản xuất, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Việc cấp m&atilde; số v&ugrave;ng trồng v&agrave; cơ sở đ&oacute;ng g&oacute;i được triển khai thực

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn