Chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Ngày 1-7, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6-2021 dưới sự chủ trì, điều hành của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Ngày 1-7, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6-2021 dưới sự chủ trì, điều hành của Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, 6 tháng đầu năm 2021, tình hình trong nước có nhiều đặc thù như dịch Covid-19 bùng phát với mức độ nhanh, mạnh, nguy hiểm, trong khi đất nước có nhiều sự kiện trọng đại là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tuy nhiên, Chính phủ đã bám sát nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mục tiêu Quốc hội giao; tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng suốt, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch (PCD), vừa phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH).

Thủ tướng khẳng định, dịch Covid-19 đang được kiểm soát; một số ổ dịch được ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi; cuộc sống người dân, hoạt động các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp dần trở lại bình thường. Mặc dù phải ứng phó và ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng cao, giải ngân vốn đạt cao, các số liệu thống kê KT-XH cho thấy kết quả tốt, được các định chế tài chính quốc tế đánh giá tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, CPI thấp nhất nhiều năm qua; thị trường tiền tệ, lãi suất ổn định; thu ngân sách tăng khá; tăng trưởng GDP đạt cao; xuất khẩu tăng; an sinh xã hội, đời sống nhân dân được bảo đảm; một số cơ sở dữ liệu lớn như cơ sở dữ liệu dân cư đã hoàn thành; thương mại điện tử phát triển mạnh; môi trường sống được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại được đẩy mạnh và tăng cường, đặc biệt là ngoại giao vaccine được thực hiện tích cực, góp phần thực hiện hiệu quả chiến lược vaccine...

Chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2021.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nêu rõ những khó khăn, hạn chế, yếu kém trong thời gian qua cần khắc phục, giải quyết như: Dịch Covid-19 ở các tỉnh miền Đông và TP Hồ Chí Minh đang diễn biến phức tạp, khó lường; tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra; khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nhiều, tăng trưởng thấp; tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng; giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận tải, logistics cao do hệ thống giao thông bất cập; một bộ phận người lao động đang bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19.

Về tình hình trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự báo có cả thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Do đó, chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn, quyết tâm cao hơn; phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đúng chỉ đạo của Đảng, phát huy tự lập, tự cường vươn lên. Trên tinh thần biến không thành có, biến không thể thành có thể, biến khó thành dễ, không trông chờ ỷ lại, phấn đấu cao nhất hoàn thành mục tiêu đề ra.

Thủ tướng khẳng định, chúng ta thống nhất chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giữ nguyên hai kịch bản là tăng trưởng 6% hoặc 6,5%. Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng định hướng thực hiện hài hòa, hợp lý giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa với các chính sách khác để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển KT-XH; thực hiện thành công chiến lược vaccine; đẩy mạnh hơn nữa 3 đột phá chiến lược, nhất là về thể chế, đầu tư cho hạ tầng chiến lược, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy các thị trường xuất khẩu đa dạng, phong phú hơn; xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam; phát huy lợi thế các FTA, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, hạn chế nhập siêu; kích cầu nội địa, phát triển thương mại điện tử; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo; bảo đảm an ninh năng lượng; đổi mới mạnh mẽ, giảm chi phí vận tải, phải phát triển hạ tầng đồng bộ; có cơ chế huy động nguồn lực, tháo gỡ khó khăn về vốn; giải quyết dứt điểm các việc, chương trình, dự án còn tồn đọng; có kế hoạch, chương trình chuyển đổi số theo ưu tiên...

Thủ tướng yêu cầu các ngành, các cấp tiếp tục những biện pháp giữ vững ổn định quốc phòng, an ninh; tăng cường ngoại giao vaccine; khôi phục lại việc làm ở những nơi có việc, không để đứt gãy thị trường lao động, nhất là có phương án bảo đảm sản xuất trong điều kiện dịch bệnh ở khu công nghiệp như vừa qua; bảo đảm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 an toàn, đúng luật, hiệu quả để kết thúc năm học 2020-2021 thắng lợi...

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng kêu gọi nhân dân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tiếp tục đồng hành, ủng hộ Đảng, Nhà nước, Chính phủ vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng và Quốc hội giao, trước mắt là thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, vừa PCD hiệu quả, vừa phát triển KT-XH. (Tin, ảnh: TTXVN)

Dành khoảng 26.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Chiều 1-7, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6-2021. Thông tin tại buổi họp báo cho biết: Ngày 1-7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Nghị quyết 68 tập trung chủ yếu vào hai đối tượng là NLĐ và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu do đại dịch Covid-19, với tổng mức hỗ trợ khoảng 26.000 tỷ đồng. Việc hỗ trợ sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để NLĐ và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện...

Nghị quyết nêu các chính sách hỗ trợ gồm: Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ; chính sách hỗ trợ NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; chính sách hỗ trợ NLĐ ngừng việc; chính sách hỗ trợ NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động; chính sách hỗ trợ phụ nữ mang thai và trẻ em; hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày với người đang phải điều trị Covid-19, cách ly y tế; hỗ trợ NLĐ trong các đơn vị hoạt động nghệ thuật phải nghỉ để PCD; chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh; chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; chính sách hỗ trợ đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do)...

NAM TRỰC

Theo https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc-su-kien/chua-thay-doi-muc-tieu-tang-truong-kinh-te-664138

Ngày 1-7, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6-2021 dưới sự chủ trì, điều hành của Thủ tướng Phạm Minh Chính.  Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, 6 tháng đầu năm 2021, tình hình trong nước có nhiều đặc thù như dịch Covid-19 bùng phát với mức độ nhanh, mạnh, nguy hiểm, trong khi đất nước có nhiều sự kiện trọng đại là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tuy nhiên, Chính phủ đã bám sát nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mục tiêu Quốc hội giao; tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng suốt, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch (PCD), vừa phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH). Thủ tướng khẳng định, dịch Covid-19 đang đượ

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn